Đối ngoại Việt Nam 2014: Tích cực và chủ động

Sáng 30/12, Báo Thế giới & Việt Nam và Báo điện tử VietNamNet thực hiện cuộc đối thoại trực tuyến về dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2014 và kỳ vọng 2015 với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, một nhà ngoại giao kỳ cựu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đối thoại trực tuyến về dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2014 và kỳ vọng 2015 với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Chương trình nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả quan tâm đến tình hình thế giới và tình hình trong nước, đặc biệt là hoạt động đối ngoại của Việt Nam năm qua cũng như những mối quan tâm trong thời gian đến.

Buổi tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì của nhà báo Minh Nguyệt (Phó Tổng Biên tập Báo TG&VN) và nhà báo Việt Lâm (Thư ký Tòa soạn VietNamNet). Mời quý vị độc giả cùng theo dõi các nội dung trao đổi của độc giả với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Xin cảm ơn nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã dành thời gian đến với chương trình và trao đổi với độc giả. Thưa ông, rất nhiều độc giả muốn đặt cho ông câu hỏi: nếu phải nhận xét ngắn gọn trong một vài chữ thì nguyên Phó Thủ tướng sẽ dùng những từ nào để mô tả về đối ngoại Việt Nam 2014?

Trước khi trả lời, tôi muốn nói rằng chúng ta sắp kết thúc một năm cũ 2014 và bước sang một năm mới 2015, tôi rất vui khi có dịp nói chuyện với nhà báo, độc giả của hai tờ báo phổ biến ở nước ta là VietNamNet và Thế giới &Việt Nam. Tôi đến đây với danh nghĩa một người nghiên cứu, phát biểu với tư cách cá nhân của một cán bộ về hưu. Nhân dân ta vốn ham thời sự, người về hưu càng ham thời sự hơn. Tôi cũng là một trong số đó, cho phép tôi chia sẻ suy nghĩ của một người ham thời sự thôi chứ không đại diện cho một cơ quan chính thức nào cả.

Các hoạt động xã hội nói chung và đặc biệt là các hoạt động ngoại giao liên quan đến nhiều quốc gia và không thể khái quát hết bằng một hai chữ. Có khi nói một hai chữ dẫn đến không hiểu rõ, có thể hiểu sai. Mặc dù vậy, theo tôi, ấn tượng trong năm 2014 về hoạt động ngoại giao được khái quát trong hai chữ “chủ động”, “tích cực”. “Chủ động” ở đây là chúng ta tự quyết định các hoạt động để phục vụ cho lợi ích của mình. Còn “tích cực” ở đây có hai nghĩa: năng động và thái độ xây dựng, đối lập với thái độ tiêu cực. Chúng ta đã chủ động, tích cực trên cả ba lĩnh vực: Tích cực bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; Tích cực hội nhập quốc tế để có môi trường phát triển; Tích cực nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong hàng loạt các sự kiện và diễn biến sôi động trong năm qua, theo ông, sự kiện đối ngoại nào đã thể hiện đậm nét nhất dấu ấn của Việt Nam?

Chắc chắn mọi người Việt Nam đều thống nhất với nhau một điểm rằng năm 2014, chúng ta đã hoạt động tích cực, chủ động để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trước những diễn biến không đơn giản ở Biển Đông. Có lẽ đó là hoạt động đối ngoại nổi bật nhất của Việt Nam bên cạnh nhiều hoạt động khác trên trường quốc tế trong năm 2014.

Thưa ông, năm qua cũng là năm chứng kiến những chuyển động mang tính chiến lược trong môi trường chính trị - an ninh quốc tế. Nhiều nhà quan sát cho rằng đó là một năm đầy bất an bất ổn, hỗn loạn và khó dự đoán. Một môi trường như thế đã ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta?

Đúng là môi trường quốc tế năm 2014 thực sự biến động, bất định. Nếu nhìn lên bản đồ thế giới, ví dụ như về khí hậu, chỗ nào nóng thì sẽ có màu đỏ. Có thể nói, trên bản đồ chính trị thế giới năm nay cũng có một số “mảng đỏ”. Ở đây tôi xếp ngẫu nhiên, không phải cái nào quan trọng hơn cái nào. “Mảng đỏ” lớn thứ nhất là ở Đông Âu, liên quan đến Ukraine; thứ hai là Trung Đông, cái này đỏ từ lâu rồi; thứ ba là Tây Thái Bình Dương, bao gồm biển Hoa Đông và Biển Đông; và thứ tư là các vấn đề kinh tế, đặc biệt là giá dầu. Đây là 4 “mảng” đặc trưng của năm 2014.

Tất cả các mảng này đều ảnh hưởng đến Việt Nam, bởi chúng ta là một quốc gia sống trong môi trường toàn cầu nên không thể tách biệt được. Cũng như con người sống trong không khí trong lành thì người khỏe mạnh, trái nắng trở trời thì người khó chịu. Thế giới xáo động như thế nên tất nhiên chúng ta cũng bị ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị, an ninh.

Phải nói rằng, bản lĩnh Việt Nam đã thực sự được thử lửa với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Bây giờ nhìn lại, theo ông, chúng ta có thể rút ra được bài học gì về đối ngoại?

Năm 2015, có nhiều ngày kỷ niệm tròn (Quốc khánh, thành lập Đảng, giải phóng miền Nam, sinh nhật Bác…). Tất cả những sự kiện lịch sử đó tạo nên đường nét chủ yếu của đường lối đối ngoại của chúng ta.

Trong năm 2014, chúng ta ứng xử với sự kiện giàn khoan bằng cách vận dụng những bài học đã tích lũy được trong lịch sử lâu dài của chúng ta. Không phải là bài học chỉ qua sự kiện này, đây là một phiên bản lặp lại những kinh nghiệm chúng ta đã học được. Đó là bài học mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng ta, nước ta, ngành Ngoại giao của chúng ta để lại.

Về nguyên tắc: Một là, kiên định mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Hai là, trong hoàn cảnh ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, mục tiêu là giữ vững hòa bình để xây dựng đất nước sau khi trải qua chiến tranh khiến Việt Nam bị tụt hậu xa so với thế giới.

Về triển khai: Để giữ được mục tiêu thì phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như Bác Hồ đã dạy. Nguyên tắc thì kiên định, sách lược phải linh hoạt. Nguyên tắc như tôi đã nói ở trên: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững môi trường hòa bình. Chúng ta đã vận dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thực hiện nguyên tắc, mục tiêu đó, trong đó đáng kể nhất chúng ta đã vận dụng nội lực, thực lực. Phải nói rằng không có thực lực thì khó lòng chiến thắng, như Bác Hồ từng nói: “Ngoại giao có thắng thì phải do thực lực”. Thực lực như cái chiêng, chiêng to thì tiếng mới lớn. Mặt khác, cần hiểu thực lực không chỉ là “thực lực cứng”, sức mạnh kinh tế, quốc phòng… mà còn là “thực lực mềm”, mà “thực lực mềm” của Việt Nam rất lớn. Từ trong kháng chiến, chúng ta luôn đối phó với các thế lực lớn. Thứ nhất, thực lực mềm chính là lòng yêu nước, hun đúc qua hàng nghìn năm. Trước các sự kiện năm 2014, chúng ta cảm nhận rõ, từ người già đến trẻ nhỏ thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, mạnh mẽ. Thứ hai, đó là sự nghiệp chính nghĩa, nhận được sự ủng hộ của toàn dân và thế giới. Thứ ba, khơi dậy tình đoàn kết toàn dân tộc nhưng không rơi vào dân tộc chủ nghĩa, kích động, hẹp hòi. Thứ tư, sự đồng tình ủng hộ của những người yêu công lý trên thế giới. Trong quá khứ, kể cả ở những nước xâm lược Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình ở đó vẫn ủng hộ ta. Thứ năm, chúng ta có đường lối đúng. Đó là những bài học về phát huy thực lực giải quyết các thách thức ngoại giao.

Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự và sân bay tại đảo Gạc Ma thì có nguy hiểm hơn vụ việc hạ đặt giàn khoan hay không? Nếu như sân bay quân sự này xây dựng xong rồi thì nó sẽ tác động, ảnh hưởng như thế nào đến hiện trạng tranh chấp chủ quyền hiện tại trên Biển Đông và Việt Nam phải làm sao?

Tôi không phải nhà quân sự. Tôi không phán đoán có nguy hiểm về quân sự hay không. Nhưng theo tôi, bất cứ hành động nào vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác đều là nguy hiểm. Mỗi một hành động của Trung Quốc như vậy đều có tính chất riêng nên chúng ta phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không nên đặt phép so sánh nào cả.

Thưa ông, bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa các nước lớn đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam như thế nào?

Sự cọ xát giữa các nước lớn không phải bây giờ mới có mà nó tồn tại lâu rồi. Nói gần hơn nó đã tồn tại mấy thế kỷ, co lại nữa là thế kỷ XX đã chứng kiến sự cọ xát nước lớn đưa đến hai cuộc chiến tranh thế giới, cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người. Tôi không muốn nói đến việc sự cọ xát đó đem lại những cơ hội gì, chủ yếu nó đem lại những thách thức. Có người nói “trâu bò đánh nhau” thì chúng ta có thể lợi dụng được sự đánh nhau đó, nhưng theo tôi lợi dụng như thế cũng chẳng tốt đẹp gì và không dễ dàng. Theo tôi, chính sự cọ xát đó đang làm cho thế giới trở nên rối loạn, tạo ra thách thức đối với các dân tộc, mà trực tiếp là những dân tộc bị lôi cuốn vào tranh chấp nước lớn đó.

Những thách thức tồn tại ở khía cạnh chính trị - an ninh mà chúng ta đã cảm nhận thấy rất rõ, tiếp đến là những thách thức về kinh tế, sự trừng phạt lẫn nhau giữa các quốc gia làm cho quan hệ kinh tế quốc tế rối loạn và cuối cùng là thách thức trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Tôi thấy Việt Nam phải đối mặt với thách thức nhiều hơn, tôi không muốn nói đến cơ hội. Chúng ta không có ý định lợi dụng tranh chấp của nước khác để kiếm lời.

Quan hệ Mỹ-Trung đang được xem là quan hệ có tác động mạnh mẽ nhất đến chính trị quốc tế. Theo ông, các cặp quan hệ này sẽ phát triển theo chiều hướng nào? Sự vận động của quan hệ Mỹ-Trung có tác động thế nào đối với Việt Nam?

“Quan hệ Mỹ - Trung” là một khái niệm không đơn giản trong quan hệ quốc tế. Đây là quan hệ của hai nước lớn. Họ có những tính toán chiến lược rộng lớn của họ. Tôi muốn nhắc lại lịch sử, từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã trải qua các cung bậc khác nhau. Giai đoạn đầu từ 1949-1959, hai bên quan hệ thù địch, chính sách của Trung Quốc là đứng về bên Liên Xô, chống Mỹ, biểu hiện qua việc Trung Quốc cử quân tình nguyện sang tham chiến ở chiến tranh Triều Tiên, thực hiện chiến dịch “kháng Mỹ viện Triều”. Sau năm 1959, Trung Quốc thực hiện chính sách “phản đế phản tu”, vừa chống Mỹ, vừa xét lại, chống lại quan hệ với Liên Xô. Từ năm 1969 đến 1979, Trung Quốc xác định Liên Xô là đối thủ chính, cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Mỹ. Từ sau 1979 đến 1989 thì Bắc Kinh bình thường hóa quan hệ với Liên Xô trong khi vẫn thúc đẩy quan hệ với Mỹ, theo kiểu “đi hai chân”. Đến sau khi Liên Xô sụp đổ thì Trung Quốc điều chỉnh lại. Qua đó, có thể thấy Trung Quốc và Mỹ luôn “liếc mắt nhìn nhau” để điều chỉnh chính sách.

Nhưng tựu chung lại cục diện chung “vừa hợp tác vừa đấu tranh” sẽ vẫn tiếp diễn. Còn xu hướng “hợp tác” hay “đấu tranh” nổi trội hơn thì tùy từng thời điểm, từng thế hệ lãnh đạo, từng khu vực chứ không có chỉ “hợp tác” hay “chỉ đấu tranh”. Cục diện đó sẽ diễn ra song song với tương quan lực lượng đang thay đổi.

Về quan hệ Mỹ - Nga, ông đã nói những trừng phạt, cấm vận Mỹ và EU đang tiến hành với Nga làm quan hệ kinh tế quốc tế rối loạn, đặt ra thách thức cho các nước khác. Ông nghĩ thế nào xu hướng của mối quan hệ này?

Như tôi đã nói, giữa các nước lớn có sự cạnh tranh để xác định ảnh hưởng. Đó là một thực tế lịch sử, đã diễn ra từ khi Liên Xô còn tồn tại, thế giới vận động theo trật tự hai cực. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hành động của hai phe mang đậm màu sắc tư tưởng hệ. Nói đơn giản, Mỹ đứng đầu phe tư bản chống lại phe xã hội chủ nghĩa. Nhưng hóa ra đến khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô Viết không còn nữa, Liên Xô đã sụp đổ, sự cạnh tranh vẫn diễn ra. Mỹ luôn đóng vai trò quan trọng sử dụng cạnh tranh này để tập hợp Tây Âu dưới cái ô bảo trợ của Mỹ. Xung quanh vấn đề Ukraine, lục đục giữa Nga – Mỹ, Phương Tây thể hiện chiều hướng đó. Mỹ kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng đi theo mình và ngăn chặn Nga. Trong khi đó, Nga là một cường quốc từ lâu rồi, và phải bảo vệ vị trí của mình. Hai mục tiêu đó va chạm lẫn nhau gây ra rất nhiều rắc rối không chỉ với họ với nhau mà còn với các quốc gia khác.

(còn tiếp)

Nguyên Bảo – Quang Chinh – Phạm Hằng (ghi)




Xem video cuộc đối thoại trực tuyến tại đây

Đọc thêm

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 30/3/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 -  Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; La Liga vòng 30 - ...
XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2024. xo so mien nam. SXMN 29/3. kết quả xổ số ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi hôm nay 30/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động