Dự cảm từ một điều chỉnh chính sách

Năm 2019 sẽ không hề yên ả đối với chính quyền Đài Bắc trước áp lực ngày một gia tăng xuất phát từ điều chỉnh chính sách và thái độ của Bắc Kinh. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20190109223440 China Daily: Trung Quốc sẽ không “nhượng bộ vô lý” trong đàm phán với Mỹ
tin nhap 20190109223440 Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Ông Trump "hạ giọng" có chiến lược

Trong bài phát biểu ngày 2/1 kỷ niệm 40 năm Trung Quốc công bố “Thư gửi Đồng bào Đài Loan”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định: “Sự thống nhất giữa hai bờ eo biển (Đài Loan) là xu hướng vĩ đại của lịch sử…”, đồng thời “không hứa từ bỏ sử dụng vũ lực” để đạt được mục đích. Ông cũng kêu gọi Đài Loan (Trung Quốc) chấp nhận cách tiếp cận “Một quốc gia, hai chế độ” và tiến hành “các cuộc tham vấn dân chủ” giữa đại diện của cả hai bên để chuẩn bị cho quá trình thống nhất.

Nước cờ cao tay

Căng thẳng giữa hai bờ eo biển không còn xa lạ, song tuyên bố trên của Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sự điều chỉnh chính sách và đặc biệt là thái độ kiên quyết của Bắc Kinh đối với Đài Bắc. Có thể thấy, bốn mục tiêu của động thái này.

tin nhap 20190109223440
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu ngày 2/1/2019. (Nguồn: AP)

Đầu tiên, nó là một lời răn đe đối với chính quyền Đài Loan và khẳng định lại cam kết của Bắc Kinh trong việc thống nhất hai bờ. Bên cạnh đó, tuyên bố của ông Tập được đưa ra ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch đảng Dân tiến (DPP) thay thế cho bà Thái Anh Văn và đã ít nhiều khiến nội bộ đảng này phân hóa. Phải đến khi các chính trị gia lão làng trong DPP bày tỏ chính kiến, kết quả mới ngã ngũ. Tân Chủ tịch Trác Vinh Thái là người có quan hệ gần gũi với bà Thái Anh Văn, song lại mềm mỏng hơn so với người tiền nhiệm và có thể giúp DPP giành lại sự ủng hộ để chiến thắng trong cuộc tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan vào năm 2020.

Thứ hai, thông điệp của Trung Quốc cũng nhằm cảnh cáo Washington không can thiệp vào quan hệ nội bộ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, nhất là khi quan hệ giữa Mỹ - Đài Loan đã ấm lên trong thời gian vừa qua. “Một quốc gia, hai chế độ” là nền tảng trong bang giao Mỹ - Trung và Tổng thống Donald Trump đang có nhiều hành động đi ngược lại với tôn chỉ đó.

Thứ ba, thông qua vấn đề Đài Loan, Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn khơi dậy chủ nghĩa dân tộc, nhằm giải tỏa áp lực và thậm chí cả chỉ trích trong nội bộ Trung Quốc, trước dấu hiệu cho thấy nước này đang “đuối sức” trong chiến tranh thương mại với Mỹ. Trong tình thế đó, không có chiến thuật nào hiệu quả hơn là khơi dậy chủ nghĩa dân tộc. Và với người Trung Quốc, không có vấn đề dân tộc nào nhạy cảm hơn, có khả năng tập hợp hơn là vấn đề Đài Loan.

Cuối cùng, Trung Quốc muốn gửi một thông điệp cứng rắn tới các quốc gia và vùng lãnh thổ còn giữ quan hệ với Đài Loan, hướng tới cô lập Đài Bắc, tạo điều kiện cho thống nhất hai bờ eo biển.

Bóp quả hồng mềm

Người Trung Quốc có thành ngữ “bóp quả hồng mềm”, ám chỉ những việc có thể thực hiện dễ dàng và không tốn nhiều sức lực. Tuy nhiên, Đài Bắc đang cho thấy họ không phải “quả hồng mềm” để Bắc Kinh có thể dễ dàng nắm bắt. Sau tuyên bố của ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã khẳng định sẽ không chấp thuận dàn xếp chính trị “Một quốc gia, hai chế độ” với Trung Quốc. Ngày 6/1, bà cũng lên tiếng ủng hộ Anh thành lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á, cho phép London dễ dàng triển khai lực lượng tới Đông Á.

Đáng chú ý, khác với nhiều đồn đoán, việc ông Trác Vinh Thái trở thành Chủ tịch DPP được cho là nhằm bổ trợ, hơn là thay thế bà Thái Anh Văn trong tương lai gần. Ngay cả khi nhà lãnh đạo Đài Loan không giành được sự tín nhiệm của người dân trong các vấn đề chính sách khác, đường lối cứng rắn về vấn đề chủ quyền của vẫn tiếp tục được nhiều chính trị gia lão làng trong đảng DPP ủng hộ.

Sự tự tin của Đài Bắc còn đến từ quan hệ ngày một ấm lên với Washington. Hồi tháng Chín, Mỹ đã triệu hồi quan chức ngoại giao ở Cộng hòa Dominica, El Salvador và Panama nhằm phản đối việc các nước này, dưới sức ép chính trị và kinh tế từ Trung Quốc, cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Quan trọng hơn cả, Washington đã thể hiện rõ nét sự ủng hộ dành cho Đài Loan thông qua Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á (ARIA), được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua vào ngày 31/12/2018. Văn bản này đã dành hẳn một phần (Chương I, Điều 209) khẳng định cam kết của Mỹ, trong đó có đoạn yêu cầu Tổng thống “phê chuẩn hoạt động chuyển giao vũ khí cho Đài Loan, phù hợp với những mối đe dọa hiện tại và tương lai đến từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa… ủng hộ việc đi lại của quan chức cấp cao tới Đài Loan.”

Việc điều chỉnh chính sách của Mỹ cho thấy Washington đang không ngại đi ngược lại chính sách “một nước Trung Quốc” của Bắc Kinh, trong khi đàm phán thương mại đang tiếp tục căng thẳng. Điều này đã khiến bài phát biểu kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung lại trở thành dịp để Bắc Kinh thể hiện sự cứng rắn và nhất quán với Washington trong vấn đề chủ quyền.  Với bước điều chỉnh chính sách lần này, rõ ràng vấn đề Đài Loan dành được vị trí ưu tiên cao hơn trước trong chính sách của Trung Quốc.

Bài toán hòa bình và ổn định hai bờ eo biển Đài Loan, vốn chưa bao giờ dễ dàng, nay lại càng trở nên phức tạp, tạo dự cảm về một điểm nóng tiếp tục nung nấu trong năm 2019 này.

tin nhap 20190109223440
Đến lúc Canada muốn làm lành với Trung Quốc?

Trong buổi trả lời phỏng vấn mới đây với CTV, cựu Ngoại trưởng Canada Peter MacKay cho rằng, các quan chức cấp cao của Canada, ...

tin nhap 20190109223440
​Mỹ - Trung mong muốn "làm việc cùng nhau về thương mại"

Ngày 7/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này và Mỹ mong muốn làm việc cùng nhau về thương mại, trong bối cảnh ...

tin nhap 20190109223440
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Có thể không bên nào mong đợi nhiều

Các quan chức Trung Quốc và Mỹ đang đối mặt với một nhiệm vụ nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại song phương, khi cuộc ...

Minh Vương

Xem nhiều

Đọc thêm

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 26/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. xổ số hôm nay 26/4. SXMT ...
XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động