Đụng độ Nga - Ukraine: Hạm đội Biển Đen thể hiện sức mạnh

Ukraine đang rất ngóng chờ Mỹ chuyển giao hai chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry đã qua sử dụng. Tuy nhiên, nếu Kiev có nhận được hai chiến hạm này và sử dụng đối đầu với Hạm đội Biển Đen của Nga, thì đó cũng chẳng phải là hành động để có được sự ngang sức ngang tài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh Căng thẳng Nga - Ukraine: Phép thử mạo hiểm
dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh ​Nga sẽ triển khai tên lửa S-400 tại Crimea

Nga đã triển khai tàu và máy bay chiến đấu để kiểm soát an ninh ở eo biển Kerch sau khi phải nổ súng ngăn chặn và bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine bị cáo buộc vi phạm lãnh hải Nga hôm 25/11. Nơi xảy ra đụng độ chính là “địa bàn” hoạt động của Hạm đội Biển Đen, huyền thoại của Hải quân Nga.

Lực lượng chiến lược

Là hạm đội mạnh nhất của hải quân Nga và là lực lượng chủ chốt bảo vệ lợi ích Nga ở Địa Trung Hải, Hạm đội Biển Đen đóng tại nhiều bến cảng khác nhau ở Biển Đen và duyên hải Biển Azov kể từ năm 1783. Căn cứ chính của nó từ thế kỷ thứ 18 đến nay là thành phố cảng Sevastopol (Crimea), nay thuộc Liên bang Nga.

dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh
Riêng Hạm đội Biển Đen đã được biên chế tới 6 tàu ngầm hạt nhân chiến lược (Nguồn: Mil.ru)

Trải qua nhiều thăng trầm sau khi Liên Xô tan rã, Hạm đội này trở thành một trong những đơn vị chiến lược của hải quân Nga. Đây là hạm đội có những vũ khí tối tân của Nga, từ những tuần dương hạm hạt nhân, tên lửa hành trình Kalibr, tàu ngầm hạt nhân chiến lược cho tới các máy bay chiến đấu hiện đại.

Với sự tan rã của Liên bang Xô-viết, Hạm đội Biển Đen trở thành mục tiêu tranh chấp giữa Nga và Ukraine, khi nhiều cơ sở vật chất của Hạm đội này nằm trên lãnh thổ thuộc Kiev quản lý. Theo thống kê của trang web globalsecurity.org, vào thời điểm Liên Xô tan rã, Hạm đội Biển Đen có khoảng từ 300 đến 635 chiến hạm và tàu ngầm và khoảng 70 nghìn binh sĩ. Ước tính tổng giá trị của Hạm đội Biển Đen, bao gồm tàu chiến và cơ sở vật chất, vào đầu năm 1992 là hơn 80 tỷ USD.

Sau nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến việc phân chia Hạm đội, tháng 5/1997, Nga và Ukraine mới giải quyết dứt điểm được việc phân chia Hạm đội Biển Đen khi Thủ tướng Nga Chernomyrdin và người đồng cấp Lazarenko ký 3 hiệp định liên chính phủ. Hai bên nhất trí phương thức phân chia Hạm đội và Ukraine chấp thuận cho Hải quân Nga thuê căn cứ ở Sevastopol. Theo thỏa thuận, số tàu chiến của hạm đội được chia đều cho hai nước, nhưng Nga đã đồng ý bỏ tiền mặt mua lại một số tàu hiện đại. Vì vậy trên thực tế, Nga có được ba phần tư số tàu của hạm đội trong khi Ukraine có một nửa cơ sở vật chất. Hai bên cũng thống nhất việc Nga thuê 3 quân cảng, 2 sân bay quân sự trên lãnh thổ Ukraine trong 20 năm với giá 100 triệu USD mỗi năm. Theo thỏa thuận, Nga không được đồn trú quá 25.000 binh sĩ và đưa vũ khí hạt nhân vào các cơ sở thuê của Ukraine.

Tuy nhiên những diễn biến phức tạp tại Ukraine với sự can thiệp ngấm ngầm từ phương Tây đã khiến quan hệ giữa Moscow và Kiev đổ vỡ. Đỉnh điểm cuộc “đảo chính” xảy ra ngày 22/4/2014 mà Nga cáo buộc có bàn tay của phương Tây vào nội tình của Ukraine khi Quốc hội nước này truất phế Tổng thống Yanukovych. Lúc đó ông Yanukovych đang ở Crimea.

Đủ sức hạ nhiệt “những cái đầu nóng”

Theo thông tin từ trang web mil.ru của Bộ Quốc phòng Nga, trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945), Hạm đội Biển Đen đã lập nhiều chiến công, thực hiện 24 chiến dịch đổ bộ, đánh đắm 835 tàu chiến các loại của lực lượng phát-xít. 228 cá nhân thuộc Hạm đội đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô-viết, hơn 50 nghìn cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương. Sau chiến tranh, Hạm đội được đầu tư mạnh mẽ nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực phía Nam của Liên bang Xô-viết. Các chiến hạm và tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen cũng thực hiện nhiều cuộc tuần tiễu trên các đại dương.

Ngay sau khi tiếp quản toàn bộ Hạm đội Biển Đen, Nga đã ra sức tăng cường sức mạnh cho lực lượng này. Bằng việc thay thế một loạt chiến hạm cũ đã hết hạn sử dụng, nâng cấp những chiến hạm hiện đóng vai trò xương sống trong hạm đội, Nga cũng không ngừng bổ sung chất lượng huấn luyện chiến đấu của những binh sĩ tại đây. Hạm đội này cũng đang duy trì hoạt động của các phi đội tiêm kích đa năng Su-30SM, ngoài ra còn có hàng loạt máy bay trinh sát và săn ngầm với sức mạnh vượt trội.

Tính đến tháng 5/2017, Hạm đội Biển Đen đã biên chế khoảng 300 tàu các loại, trong đó có khoảng hơn 50 chiến hạm, 6 tàu ngầm, khoảng 50 máy bay chiến đấu các loại và 25.000 binh sĩ.

Đóng vai trò soái hạm trong Hạm đội Biển Đen chính là tuần dương hạm Moskva với sức mạnh kinh hoàng. Tuần dương hạm Moskva có thể được xem như một tổ hợp phòng không khổng lồ trên biển, với tổ hợp phòng không tầm xa trên hạm S-300F với 64 tên lửa hải đối không, cùng với tổ hợp phòng không tầm gần OSA-MA. Con tàu còn được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” khi sở hữu tới 16 tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt hoặc Vulkan P-1000 có tầm bắn lên tới 500km. Ngoài ra, tàu còn mang theo các trực thăng chống ngầm Ka-25 hoặc Ka-27.

Hiện nay, Nga đang dốc sức nâng cao khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình cho Hạm đội Biển Đen. Điển hình là 6 khu trục hạm lớp thuộc đề án 11356 P/M tăng cường khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr, có nhiệm vụ đối phó với các tàu nổi và tàu ngầm, độc lập hoặc phối hợp phản công các vụ không kích. 3 chiếc đầu tiên là Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Essen và Đô đốc Makarov đã gia nhập biên chế của Hạm đội Biển Đen. 3 chiếc còn lại là Đô đốc Butakov, Đô đốc Istomin và Đô đốc Kornilov sẽ tiếp tục được bàn giao hết trong năm 2018.

Các chiến hạm thuộc Project 11356P/M có chiều dài 125m, lượng giãn nước khoảng 4.000 tấn, tốc độ di chuyển đạt 30 hải lý/h. Tàu được trang bị pháo, tên lửa, trong đó có tên lửa hành trình Kalibr-NK và các phương tiện radar hiện đại chống tàu ngầm và máy bay. Hiện hạm đội Biển Đen chỉ duy nhất có tuần dương hạm Moskva thuộc lớp Slava là có khả năng phòng không hạm đội, do được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-300F (biến thể của hệ thống S-300 trên mặt đất), có tầm phóng xa tới 150km. Do đó, các chiến hạm lớp Đô đốc Grigorovich trang bị riêng cho Hạm đội Biển Đen buộc phải hy sinh bớt khả năng tấn công mặt đất để nâng cao khả năng phòng không. Tuy nhiên, với việc được trang bị hệ thống Kalibr-NK với 8 tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 (tầm phóng 660km) hoặc tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14 (tầm phóng 2.500-3.500 km), các tàu thuộc lớp này cũng đã sở hữu sức mạnh vô cùng ghê gớm.

Cùng với 6 khu trục hạm lớp Đô đốc Grigorovich, Hạm đội này cũng được trang bị 6 tàu ngầm Kilo trang bị Kalibr-PL và 6 tàu hộ tống lớp Buyan-M trang bị Kalibr-NK… Đội tàu hùng hậu, trang bị đa dạng các loại vũ khí hiện đại, Hạm đội Biển Đen đủ sức hạ nhiệt những cái “đầu nóng” của bất cứ đối thủ nào.

Đối thủ không cân sức

Trong khi đó, về phía Ukraine, sau khủng hoảng Crimea 2014, chính quyền thân phương Tây của Tổng thống Petro Poroshenko bắt tay vào việc nâng cao sức mạnh quân sự sau một thời gian dài bị bỏ ngỏ. Ngoài lục quân, không quân, Ukraine đặc biệt đề ra tham vọng lớn nâng cấp hải quân – lực lượng mà từ nay phải thường xuyên đối địch với Hạm đội Biển Đen nằm ngay bên cạnh.

Tháng 4/2015, Tổng thống Ukraine công bố mong muốn của Ukraine là xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại, công nghệ cao có thể dễ dàng làm việc với các tàu NATO để phối hợp tuần tra Biển Đen. Nhưng từ đó tới nay Ukraine chỉ mới trang bị được loạt tàu chiến cỡ nhỏ 54 tấn Gruza-M, mà cuộc đụng độ trên biển ngày 25/11 vừa qua với Nga đã cho thấy rằng đó như là “trò trẻ con”.

Mặt khác, Kiev cũng đang hy vọng vào việc đã đàm phán mua thành công 2 chiến hạm cỡ lớn Oliver Hazard Perry (OHP) đã qua sử dụng của Mỹ. Hãng thông tấn Interfax Ukraine ngày 20/11/2018, dẫn lời tư lệnh Hải quân Ukraine Ihor Voronchenko cho biết, Mỹ sẽ cung cấp hai chiến hạm lớp OHP đã qua sử dụng, từng là “con cưng” của Hải quân Mỹ suốt giai đoạn 1970-1990, nhưng hiện đã ngừng hoạt động từ năm 2015.

Chắc hẳn lúc này đây, trong bối cảnh vừa xảy ra cuộc xung đột trên eo biển Kerch với Hải quân Nga, Ukraine đang rất mong ngóng cặp chiến hạm khổng lồ và hiện đại này. OHP vốn được thiết kế cho nhiệm vụ hộ tống lực lượng tàu đổ bộ, tàu vận tải tổng hợp trước các mối đe dọa từ máy bay và tàu ngầm đối phương. Hải quân Mỹ đã trang bị cho OHP nhiều hệ thống vũ khí và radar hiện đại. Giá trị nhất là hệ thống tên lửa phòng không SM-1MR có tầm bắn lên tới 40km và tên lửa chống hạm Harpoon. Nhưng đó là trước 2003. Sau năm này, cùng với việc loại biên chế tên lửa SM-1MR, lần lượt các tàu OHP đều bị loại bỏ bệ phóng tên lửa Mk13 dùng cho SM-1MR và Harpoon trên chiến hạm. Việc này đồng nghĩa với việc OHP sẽ không còn khả năng phòng không tầm trung và nặng nề nhất là mất cả tên lửa chống hạm Harpoon. Thay vào đó, các tàu OHP được lắp thêm bệ pháo tự động Mk 38 Mod 2 25mm, hệ thống vũ khí chỉ đủ dùng để tuần tra bảo vệ bờ biển. Với hệ thống vũ khí chỉ còn các loại pháo tầm thấp, tầm gần, một phát bắn tên lửa cũng đủ làm cho nó “xuống đáy Biển Đen”.

Vì vậy, sự có mặt của cặp chiến hạm Oliver Hazard Perry bây giờ cũng chỉ cải thiện đáng kể năng lực tác chiến của Hải quân Ukraine, nhưng không đủ để họ “khiêu chiến” với Nga.

dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh Tổng thống Ukraine mong các nước NATO bố trí tàu hải quân tới Biển Azov hỗ trợ

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đề nghị các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có Đức, ...

dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh Thổ Nhĩ Kỳ muốn là trung gian hòa giải Nga – Ukraine

Ngày 29/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, ông đã thảo luận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về khả năng ...

dung do nga ukraine ham doi bien den the hien suc manh Tổng thống Nga sẽ đưa ra lập trường chính thức về vụ đụng độ trên eo biển Kerch

Người Phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov ngày 27/11 cho biết việc Ukraine áp đặt tình trạng thiết quân luật là "công việc nội ...

Hoàng Minh

Đọc thêm

Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Từ câu chuyện hiện nay ở Biển Đỏ có thể hình dung ra những thách thức đối với hàng hải ở Biển Đông nếu những bất đồng không được kiểm ...
Thủ môn Đặng Văn Lâm phục hồi thể lực sau chấn thương với chuyên gia Nhật Bản

Thủ môn Đặng Văn Lâm phục hồi thể lực sau chấn thương với chuyên gia Nhật Bản

Thủ môn Đặng Văn Lâm cho biết, quá trình hồi phục chấn thương tiến triển tốt nhờ có sự hỗ trợ của chuyên gia người Nhật Bản Ryo Asano.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Chiều 19/3, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina Diana Mondino.
Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ vừa đưa ra quy định mới về tốc độ băng rộng cố định buộc các nhà mạng phải cung cấp Internet cố định có tốc độ tải xuống 100 ...
Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh vừa đưa ra kết luận về Craig Wright, người luôn tự nhận là cha đẻ của “Bitcoin” - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tính ...
Hướng dẫn cách tặng nhạc chờ Zalo đơn giản với nhiều bài hát cực hay

Hướng dẫn cách tặng nhạc chờ Zalo đơn giản với nhiều bài hát cực hay

Hiện nay, Zalo đã cho phép bạn gửi tặng nhạc chờ đến bạn bè của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu nhưng chưa biết cách thực hiện thì bài ...
Australia và Trung Quốc chuẩn bị tiến hành Đối thoại chiến lược và ngoại giao

Australia và Trung Quốc chuẩn bị tiến hành Đối thoại chiến lược và ngoại giao

Ngoại trưởng Penny Wong sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị khi nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh có chuyến công du Canberra.
Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Cuộc họp diễn ra trước thềm Hội nghị lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới tại Tokyo, Nhật Bản.
Bị phạt 464 triệu USD, tỷ phú Donald Trump... không đủ tiền mặt để kháng cáo dù sắp đến hạn, điều gì sẽ xảy ra?

Bị phạt 464 triệu USD, tỷ phú Donald Trump... không đủ tiền mặt để kháng cáo dù sắp đến hạn, điều gì sẽ xảy ra?

Ông Donald Trump phải nộp phạt tổng cộng 464 triệu USD liên quan vụ kiện vì tội gian lận tài chính ở New York.
Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky thúc giục Quốc hội Mỹ mở 'hầu bao', Thổ Nhĩ Kỳ không vui vì EU

Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky thúc giục Quốc hội Mỹ mở 'hầu bao', Thổ Nhĩ Kỳ không vui vì EU

Tổng thống Ukraine hối thúc Quốc hội Mỹ về việc viện trợ quân sự cho Kiev, cho rằng điều này rất quan trong trong xung đột của nước này với Nga.
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động