G20 "nín thở" dõi theo ông Trump

Từng “lời ăn tiếng nói” của Tổng thống Mỹ sẽ chi phối Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) tại Argentina từ ngày 30/11 - 1/12 tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
g20 nin tho doi theo ong trump ​Tổng thống Mỹ sẽ không gặp Thái tử Saudi Arabia tại G20
g20 nin tho doi theo ong trump Tổng thống Trump dọa hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga tại G20

Nếu lấy sự chú ý của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế làm thước đo đánh giá thành công thì ông Donald Trump xứng đáng là Tổng thống Mỹ xuất sắc nhất. Mỹ tiếp tục chi phối chính trường thế giới và từng dòng tweet, phát ngôn hay cử chỉ của ông đều được theo dõi sát sao.

Thực tế này sẽ tái diễn tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) tại Buenos Aires từ ngày 30/11 – 1/12 tới, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có hai cuộc “thư hùng” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin và gặp gỡ các đồng minh nhiều duyên nợ.

g20 nin tho doi theo ong trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Hamburg, Đức năm 2017. (Nguồn: Getty Images)

Áp đặt thế trận

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang và gây ra nhiều hệ lụy khó lường, cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập có thể mang lại tín hiệu tích cực. Cựu Cố vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc Lawrence Lau nhận định hai bên có thể đạt được thỏa thuận khung, với một số điều khoản cơ bản về “đình chiến”. Đây là kịch bản sáng sủa nhất cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và quan hệ Mỹ - Trung nói riêng, khi G20 chỉ diễn ra trong ba ngày và ông Trump vốn không phải là người thích tìm hiểu về những chi tiết.

Tuy nhiên, ngày 27/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nhiều khả năng sẽ áp đặt thuế 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu như dự kiến, bất chấp kết quả cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu đàm phán đổ vỡ, Washington có thể cân nhắc áp thuế với 267 tỷ USD hàng hóa tiếp theo. Đây có thể chỉ “đòn gió” của ông Trump nhằm giành thế chủ động trước thềm G20, song khó loại trừ khả năng nó sẽ trở thành sự thực và kéo lùi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Trên bình diện chính trị - quân sự, Mỹ cũng cho thấy nước này sẵn sàng duy trì cạnh tranh chiến lược nhằm lấy lại vị thế tuyệt đối và kéo dài khoảng cách với cường quốc châu Á thông qua việc ngừng cấp visa cho các học giả Trung Quốc, mở rộng quan hệ với Đài Loan (Trung Quốc) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), thúc đẩy sáng kiến tứ giác an ninh Mỹ - Ấn - Nhật - Australia và tăng cường tuần tra trên Biển Đông. Do đó, dù tiếp tục căng thẳng hay tìm kiếm một thỏa thuận “đình chiến”, kết quả cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ - Trung chắc chắn sẽ là tâm điểm tại G20 và Tổng thống Trump là nhân tố quyết định thành bại của sự kiện này. 

Thể hiện bản lĩnh

Một cuộc “thư hùng” khác cũng sẽ tiêu tốn không ít giấy mực của giới báo chí là thượng đỉnh Nga – Mỹ lần thứ hai. Trong cuộc gặp lần đầu tại Helsinki, ông Trump đã tỏ ra yếu thế trước ông Putin khi không thể hiện được sự tự tin thường thấy, thậm chí phủ nhận kết quả của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Người Mỹ rõ ràng không muốn chứng kiến bổn cũ soạn lại, trong bối cảnh Washington và Moscow tiếp tục duy trì cạnh tranh chiến lược tại nhiều điểm nóng, từ Crimea, Syria, cấm vận kinh tế, giá dầu tới Hiệp ước về lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Đã đến lúc ông Trump cần chứng tỏ lập trường rõ ràng của mình trong các vấn đề này. Đưa ra quan điểm nhất quán về căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine là một trong những cách đó. Nhiều quan chức chủ chốt trong nội các Mỹ đã mạnh mẽ chỉ trích việc Moscow giữ tàu chiến của Kiev. Tuy nhiên, ông Trump lại tỏ ra mập mờ khi nói rằng Mỹ “không thích” hành động của Nga, thậm chí để ngỏ khả năng sẽ không gặp Tổng thống Vladimir Putin như dự kiến.

Đây có thể là cách ông Trump đánh tiếng với ông Putin rằng tình hình Ukraine sẽ là trọng tâm trong cuộc thảo luận tại G20 sắp tới, hơn là thay đổi ý định về gặp gỡ ông chủ điện Kremlin. Nhưng rõ ràng là cộng đồng quốc tế chưa thỏa mãn với cụm từ “không thích” này và cần lời giải thích rõ ràng, nhất quán hơn. Dù cương hay nhu, tuyên bố này cần thể hiện rằng lợi ích của nước Mỹ là trên hết và ông Trump, trên cương vị Tổng thống đang làm tất cả để bảo vệ nó. Chỉ có như vậy, ông Trump mới có thể “ghi điểm” trong cuộc đối đầu với ông Putin.

Dấu ấn siêu cường

Bên cạnh cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Nga và Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ tiếp xúc với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, nhân vật bị cáo buộc đã ra lệnh sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại Ankara. Những phát biểu của Tổng thống Trump về vụ việc cho thấy ông sẵn sàng bảo vệ mối quan hệ chiến lược giữa Washington và Riyadh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mọi sự chỉ trích đang dồn vào Thái tử Mohammed Bin Salman, khó có thể biết chắc rằng Mỹ sẽ đi xa đến đâu để bảo vệ lợi ích của Saudi Arabia, nguồn cung dầu mỏ và thị trường mua vũ khí lớn của Lầu Năm góc. Việc ông Trump sẽ gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong cùng sự kiện sẽ buộc nhà lãnh đạo Mỹ phải dàn xếp khéo léo để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bên.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp gỡ nguyên thủ nước chủ nhà Argentina, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Lịch trình dày đặc thể hiện vai trò trung tâm của Washington trên chính trường quốc tế, song cũng đòi hỏi Tổng thống Donald Trump cần tận dụng một cách khôn khéo ảnh hưởng của mình để tối đa hóa lợi ích quốc gia, “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” như từng cam kết.

g20 nin tho doi theo ong trump Có hy vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung tại G20?

Ngày 27/11, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ và những cách tiếp cận đơn phương trong vấn đề ...

g20 nin tho doi theo ong trump Chủ tịch Trung Quốc công du một loạt nước trước thềm Hội nghị G20

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Bắc Kinh ngày 27/11, thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước tới Tây Ban Nha, ...

g20 nin tho doi theo ong trump Mỹ - Trung khó thỏa hiệp ở Thượng đỉnh G20

Cho dù cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập tại Thượng đỉnh G20 có diễn ra như dự kiến, thì cũng không thể kết ...

Minh Vương

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động