Ghi chép của Phóng viên TG&VN: Bên sông Nile huyền thoại

Trên vùng đất kinh đô của người Ai Cập xưa, dòng sông Nile mướt xanh hiện ra, ánh hoàng hôn sóng sánh như mật rót xuống từ bầu trời xanh ngắt và sâu thẳm không một gợn mây, choàng lên những cánh buồm trắng, cảnh vật như bước ra từ chuyện cổ tích mộng mơ nào đó. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ghi chep cua phong vien tgvn ben song nile huyen thoai Ghi chép của Phóng viên TG&VN: Lần đầu “xuất ngoại” đáng nhớ
ghi chep cua phong vien tgvn ben song nile huyen thoai Ai Cập phát lộ một xưởng gốm cùng thời kim tự tháp Giza

Máy bay hạ cánh dần xuống sân bay thành phố Luxor – kinh đô của Ai Cập cổ đại vốn được biết đến với cái tên Thèbes đưa tôi rời xa không khí se lạnh của Cộng hòa Ethiopia vào những ngày cuối tháng Tám. Sông Nile xanh ngắt hiện ra trước mắt tôi. Gió rít từng hồi, mang theo những bụi cát đặc trưng luồn qua mái tóc. Theo lời khuyên của những đồng nghiệp đã từng đến đây, tôi tranh thủ khoảng thời gian ngắn ngủi để kịp trải nghiệm cảm giác đi thuyền trên sông Nile, ghé thăm ngôi đền linh thiêng Karnak và trải nghiệm Sound and Light Show (màn trình diễn âm thanh và ánh sáng với nhiều ngôn ngữ khác nhau).

Đi thuyền trên sông Nile

Trên nền sa mạc bất tận, con sông Nile dài 6.650km bắt nguồn từ hai nhánh chính là xích đạo Đông Phi và vùng Ethiopia như một chiếc xương sống chạy dọc Ai Cập và cuối cùng đổ ra vùng biển Địa Trung Hải. Là một trong hai dòng sông dài nhất thế giới với  vai trò vô cùng quan trọng của lục địa đen, sông Nile góp phần không nhỏ hình thành nên nền văn minh cổ đại của nhân loại và trở thành nguồn sống của nhân Ai Cập. Xưa kia, dòng sông Nile êm đềm, nơi những vị vua Pharaon thường đi qua, nhờ sức gió và sức người đã vận chuyển những khối đá khổng lồ từ vùng thượng lưu trôi về hạ lưu để xây dựng nên những Kim tự tháp vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

ghi chep cua phong vien tgvn ben song nile huyen thoai
Hoàng hôn trên sông Nile.

Sông Nile được biết đến như một biểu tượng vùng đất Ai Cập cổ đại. Khi ánh mặt trời dần hết sức nóng và đang khuất dần về phía tây sa mạc, bức tranh nhuốm màu vàng như mật dần hiện lên. Một không gian ngút ngàn trắng xóa, bên những ngôi nhà màu cát chen lên nhau đến tận chân trời làm nổi bật thêm cho con sông Nile êm đềm lặng lờ trôi dưới những cánh buồm felucca trắng phau (loại thuyền buồm của người Ai Cập dùng để lưu thông, chở khách du lịch). Mỗi chiều, dọc bờ sông Nile như biến thành lễ hội của những cánh buồm felucca căng gió.

Anh lái thuyền người bản địa, da đen bóng cười toe toét vồn vã đưa tay đỡ chúng tôi bước lên chiếc thuyền để chạy đua với mặt trời. Kéo căng buồm đón gió, chiếc felucca từ từ xuôi dòng nước sóng sánh ánh hoàng hôn.

Trên chiếc felucca, mọi thứ yên tĩnh đến bất ngờ. Chẳng ai màng nói một câu để khuấy động cái vẻ lắng đọng hiếm hoi ấy, bởi người ta còn đang mải mê tận hưởng cái mùi và cái màu của chiều hoàng hôn nơi được mệnh danh là nền văn minh nhân loại. Có chăng, đó chỉ là một bài ca Ả Rập mà anh lái thuyền cất lên để chiều lòng khách.

Lướt trên dòng sông, từng cơn gió reo lên không ngừng. Gió sông Nile lướt nhanh qua mặt nước, mang theo chút mùi ngai ngái. Mùi ấy khiến tôi nhớ về tuổi thơ nơi miền quê nghèo trung du nơi tôi sinh ra và lớn lên. Khi trận mưa lớn ùa về sau những đợt nắng hạ dài hạn, mùi ngai ngái ấy lại sộc thẳng lên mũi tôi. Đôi khi, dòng sông Nile lại mang đến một cơn gió như những cơn gió lào vẫn thường thổi qua hiên nhà mỗi dạo trưa hè. Cơn gió ấy mang theo một hơi nóng, khô phả mạnh vào mặt những du khách trên thuyền.

Hoàng hôn dần buông màu tím hồng. Con thuyền cứ thế lướt trên dòng Nile với những sắc màu diệu kỳ biến đổi huyền ảo trên làn nước... tôi bỗng nhớ về “Nghìn lẻ một đêm” của tác giả Muhsin Mahdi có  viết “Những ai chưa đến Ai Cập được xem như chưa biết thế giới. Bụi nơi đây được làm bằng vàng. Dòng sông Nile ở đây là một kỳ quan. Phụ nữ nơi này giống như những thiên thần. Và không thể khác hơn được vì Ai Cập là chiếc nôi của nền văn minh nhân loại”.

ghi chep cua phong vien tgvn ben song nile huyen thoai
Tác giả trong chuyến thăm Ai Cập.

Đền Karnak và “Sound and Light Show”

Những ngày cuối tháng 8, cái nắng lên đến 42 độ và trời chỉ tắt năng sau 7 giờ tối, mặc cho sức nóng vẫn còn hầm hập phả lên không gian ấy, chúng tôi vẫn háo hức đến Luxor – thành phố được xem là nóng nhất Ai Cập để thăm đền Karnak và trải nghiệm  “Sound and Light Show”.

Sau khi đắm chìm dưới ánh hoàng hôn trên sông Nile, anh chàng lái chiếc felucca ghé mũi thuyền vào bậc cầu thang dẫn lên đền, cẩn trọng bắc tấm ván ngang để chúng tôi bước lên. Anh hăng hái dẫn đoàn đến tận nơi mua vé vào đền, cũng đúng lúc Sound and Light Show chuẩn bị bắt đầu.

Nằm ở phía đông của sông Nile, ngôi đền tọa lạc ngay trong lòng thành phố Luxor được xây dựng từ 1580 – 1160 năm trước Công nguyên và do khoảng 30 vị Pharaon nối tiếp nhau dựng nên. Nhìn từ xa, những cột trụ bằng đá xếp thành hai hàng “vệ binh” thẳng tắp đã khiến bất cứ ai cũng muốn đặt chân đứng giữa ngôi đền. Nếu dưới ánh nắng như thiêu đốt, Karnak oai vệ và hiên ngang thì trong bóng tối, ngôi đền lại bí hiểm cuốn hút tôi đến lạ kì.

Đền Karnak là đền thờ thần mặt trời Amun-Ree (Ree tiếng Ảrập là mặt trời). Đây là quần thể đền lớn nhất Ai Cập còn tồn tại cho đến ngày nay và cũng là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Ai Cập. Theo các nhà nghiên cứu, đây luôn là nơi thờ cúng chính các vua Pharaon trong vòng gần 2.000 năm và cũng là nơi linh thiêng nhất của người Ai Cập. Các vị vua đều muốn đặt dấu ấn của mình vào ngôi đền bằng những hoa văn, họa tiết khác nhau. Các vị vua hùng mạnh đã xây dựng nên những cổng chào hoành tráng với những cột đá khổng lồ trong khi các vị vua kém hùng mạnh hơn thì xây dựng những phần nhỏ hơn trong ngôi đền.

Đường dẫn đến đền ngập tràn cây cối với những cành phượng đang nở đỏ cành. Ngay phía trước cổng, hai hàng Sư tử đầu cừu đồ sộ dù đã bị thời gian và chiến tranh làm hư hỏng nặng nhưng vẫn vẹn nguyên vẻ huy hoàng của thời kỳ hoàng kim. Bên khoảng đất trống, những người đàn ông Hồi giáo đang cúi gập người làm lễ cầu kinh.

ghi chep cua phong vien tgvn ben song nile huyen thoai
Đền Karnak và “Sound and Light Show”

Trong bóng đêm, tôi và những du khách nước ngoài theo con đường lát đá hoa cương được chiếu sáng bởi ánh trăng, rồi dừng lại giữa những cột đá khổng lồ. Bất ngờ, trên hàng trụ đá được người Ai Cập coi là hoa vươn lên từ mặt đất với những hình hoa văn mềm mại, một ngọn đèn như một vầng trăng đỏ ối xuất hiện, những âm thanh bắt đầu vang lên. Tôi giật mình. Những tiếng nói bị xáo trộn của người Ai Cập cổ đại xưa, tiếng bước chân, tiếng va chạm của gạch đá, tiếng động vật vang lên bên tai. Âm thanh và ánh sáng đưa chúng tôi qua hết những “rặng hoa đá khổng lồ”, bút tháp bằng đá granit nguyên khối, những bức tường được trang trí các phù điêu miêu tả các Pharaon dùng cung tên tiêu diệt cái ác cùng màu sắc sống động.

Trải qua thời gian, sự phá hủy của thiên nhiên, con người trong chiến tranh đã làm Karnak không còn nguyên vẹn, nhưng nơi đây vẫn luôn hấp dẫn khách du lịch và là ngôi đền linh thiêng nhất của người dân Ai Cập trong nhiều thập kỷ qua.

Đứng giữa một di sản ngàn năm không hề “câm lặng” như nhiều người vẫn nói, Karnak như hiện lên, quyện vào lòng làm tôi choáng ngợp. Ánh đèn dần tắt đi, âm thanh bắt đầu xa dần chỉ còn ngôi đền dưới ánh trăng, Sound and Light Show dần kết thúc. Có lẽ, bất cứ ai khi đến Karnak và trải nghiệm Sound and Light Show cũng nên đứng dưới những cột đá khổng lồ không đổi thay giữa những cơn gió từ sa mạc, hay đứng trước hàng tượng Sư tử đầu cừu để thấy mình nhỏ bé đến nhường nào.

ghi chep cua phong vien tgvn ben song nile huyen thoai Ai Cập phát lộ tàn tích vườn mộ gần 4.000 năm tuổi

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã phát hiện tàn tích một khu vườn mộ của các pharaoh Ai Cập có niên đại gần ...

ghi chep cua phong vien tgvn ben song nile huyen thoai Chia sẻ lợi ích trên sông Nile

Thỏa thuận sơ bộ về chia sẻ nguồn nước sông Nile được Ngoại trưởng các nước Ethiopia, Ai Cập và Sudan ký hôm 6/3 cho ...

ghi chep cua phong vien tgvn ben song nile huyen thoai Thành phố 2.000 năm tuổi dưới đáy sông Nile

Tờ Cairo Post cho biết, trong khi đi khảo sát nhánh phía Tây sông Nile, gần thị trấn Rosetta, tỉnh Beheira, Đội khảo cổ của ...

Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Phiên bản di động