“Giải quyết vấn đề ngư dân cần các biện pháp đồng bộ”

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn nói trong cuộc trả lời phỏng vấn TTXVN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
giai quyet van de ngu dan can cac bien phap dong bo Một ngư dân bị nạn được PVEP POC cứu sống
giai quyet van de ngu dan can cac bien phap dong bo Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho biết, năm 2015, số ngư dân bị bắt giữ khoảng gần 700 người, gấp khoảng 3 lần so với từ năm 2014 trở về trước, trong khi con số này trung bình mỗi năm chỉ khoảng từ 200-250 người.

giai quyet van de ngu dan can cac bien phap dong bo
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn trò chuyện và hỏi thăm các ngư dân. (Nguồn: ĐSQ)

Số ngư dân bị bắt tăng đột biến

Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm 2016, số ngư dân Việt Nam bị phía Indonesia bắt đã lên tới gần 1.100 người, tăng gấp rưỡi so với năm ngoái. Trong số đó, phía Indonesia đã trao trả cho Việt Nam hơn 1.000 người. Đến nay, phía Indonesia đã bắt 98 tàu, thuyền và tất cả đều bị tịch thu để xử lý theo luật pháp Indonesia. Như vậy, có thể thấy sự tăng đột biến về số ngư dân bị phía Indonesia bắt giữ cũng như số ngư dân được trả về.

Một thực tế khác là không chỉ bản thân số ngư dân Việt Nam bị bắt so với các năm tăng mạnh mà so với các nước láng giềng, số ngư dân vi phạm của ta cũng có chiều hướng gia tăng. Số ngư dân các nước láng giềng của Indonesia bị bắt lại có xu hướng giảm như Myanmar, Thái Lan, Philippines, Malaysia.

Đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng số ngư dân bị bắt tăng đột biến, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho rằng trước tiên phải thừa nhận việc quản lý ngư dân đánh bắt xa bờ của ta có sự yếu kém và buông lỏng. Thứ hai là công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, chưa đến được ngư dân và nhiều ngư dân không hiểu biết được là mình đánh bắt cá ở vùng biển Indonesia là vi phạm nghiêm trọng và sẽ bị phía nước bạn xử phạt nặng. Thứ ba là hình thức xử lý vi phạm của ta chưa đủ mức răn đe.

Qua việc đi thăm các ngư dân bị phía Indonesia bắt giữ, Đại sứ nhận thấy ngoài một số ngư dân bị phía Indonesia bắt giữ lần đầu tiên, có khá nhiều ngư dân tái phạm và bị bắt đến lần thứ hai, thứ ba. Kết hợp lại những vấn đề này, Đại sứ cho rằng cần có một số biện pháp đồng bộ để làm sao giảm số ngư dân Việt Nam đánh bắt trái phép ở vùng biển của Indonesia.

Nỗ lực lớn của Đại sứ quán

Về công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho biết trong năm qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã hết sức nỗ lực để làm tốt công tác bảo hộ công dân, trong đó nhiều nhất là bảo hộ công dân đối với các ngư dân Việt Nam bị bắt giữ tại Indonesia. Năm 2016 đã có một số lượng lớn ngư dân bị bắt được trao trả về trong thời gian khá nhanh.

Để làm được điều đó, các cán bộ Đại sứ quán đã phải rất nỗ lực, huy động thêm cán bộ ở bộ phận khác sang hỗ trợ vì Đại sứ quán chỉ có một người chuyên trách để xử lý vấn đề này.

Bên cạnh đó, công tác bảo hộ đối với ngư dân cũng là vấn đề hết sức phức tạp, Indonesia là một đất nước rộng lớn, ngư dân của ta bị bắt và giam giữ ở nhiều nơi khác nhau. Đây cũng là một khó khăn cho công tác bảo hộ ngư dân. Đại sứ quán phải liên hệ với rất nhiều các cơ quan khác nhau của Indonesia tại các vùng, phần lớn là các đảo nằm rất xa nhau, riêng việc kết nối được cũng rất khó khăn. Việc xử lý hồ sơ phải mất nhiều ngày để liên hệ hai chiều, cả trong nước và các cơ quan liên quan của bạn, trong khi số ngư dân bị bắt giữ quá lớn gây quá tải cho bộ phận lãnh sự.

Đồng bộ cả trong lẫn ngoài

Trong thời gian tới, để giảm thiểu số ngư dân Việt Nam bị phía Indonesia bắt giữ, Đại sứ đề xuất cần tiến hành các biện pháp đồng bộ cả ở trong lẫn ngoài. Cụ thể, các địa phương, nơi có nhiều ngư dân, có nhiều tàu thuyền sang đánh bắt cá trái phép ở Indonesia cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phải có biện pháp răn đe hết sức nghiêm minh để các chủ tàu, các thuyền trưởng, kể cả các ngư dân nhận thấy việc đánh bắt cá trái phép ở vùng biển của Indonesia là vi phạm nghiêm trọng đến luật pháp nước bạn và phải trả giá đắt cả về danh dự, sự tự do và việc phải đền bù vật chất.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần tham khảo kinh nghiệm của các nước khác như Thái Lan, Myanmar trong việc giải quyết tình trạng ngư dân vi phạm. Trước đây, các nước này cũng có số ngư dân bị phía Indonesia bắt giữ tương tự như ngư dân của Việt Nam, nhưng nay đã giảm đi rất nhiều. Kinh nghiệm của họ có thể gợi ý thêm về các giải pháp cho việc giải quyết vấn đề ngư dân của ta.

giai quyet van de ngu dan can cac bien phap dong bo Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư cảm ơn Tổng thống Philippines Duterte quyết định thả 17 ngư dân Việt Nam

Ngày 5/11, ngay sau khi Tổng thống Philippines Duterte quyết định trả tự do cho 17 ngư dân Việt Nam và xóa bỏ những cáo ...

giai quyet van de ngu dan can cac bien phap dong bo Hoan nghênh Philippines giải quyết vấn đề ngư dân trên tinh thần nhân đạo

Tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 3/11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo tình ...

Đọc thêm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động