Hành trình "hái nhiều trái ngọt" cho đối ngoại song phương và đa phương

Trọn vẹn một tuần với những hoạt động đối ngoại song phương và đa phương dày đặc ở Âu châu, những cái bắt tay ấm áp, những nụ cười, những bài phát biểu mang tên Việt Nam đã đủ để truyền thông điệp về hình ảnh Việt Nam phát triển năng động, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hanh trinh hai nhieu trai ngot cho doi ngoai song phuong va da phuong Thủ tướng Chính phủ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan
hanh trinh hai nhieu trai ngot cho doi ngoai song phuong va da phuong Việt Nam - Hà Lan tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt

Đó là thành công của chuyến thăm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tới Đức, Hà Lan và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, từ ngày 5-11/7. Mặc dù Đức bận rộn chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 nhưng vẫn đón tiếp Đoàn trọng thị, thân tình, tạo điều kiện để Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc với những lãnh đạo cấp cao nhất. Hai nước đánh giá Việt Nam là đối tác quan trọng trong ASEAN, đề cao vai trò của Việt Nam với tư cách là nền kinh tế phát triển năng động, có vị thế, vai trò trong ASEAN.

Làm giàu đất Việt

Trong Phủ Tổng thống nhiều cây xanh, không khí rất trong lành, Tổng thống Đức Steinmeier và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng chia sẻ về nền tảng vững chắc trong quan hệ song phương-quan hệ Đối tác chiến lược. Đông đảo cộng đồng người Việt tại Đức với đức tính chăm chỉ, cần mẫn, đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng chung của sở tại cũng được Tổng thống nhắc tới như cây cầu nối, làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

hanh trinh hai nhieu trai ngot cho doi ngoai song phuong va da phuong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Angela Merkel. (Nguồn: AFP)

Chia sẻ với Thủ tướng Angela Merkel, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra những đề nghị chân tình như khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Lời đáp cho mong mỏi đó phần nào đã có ngay trong chuyến thăm. Việc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Đức thu hút trên 600 doanh nghiệp và gần 35 doanh nghiệp, phần lớn là những doanh nghiệp hàng đầu Đức đăng ký được tham dự chương trình "Ăn sáng làm việc cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc” là tín hiệu vui mừng cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp Đức tới thị trường Việt Nam ngày càng tăng. Đã có khoảng 36 thỏa thuận được ký kết giữa doanh nghiệp hai nước với tổng số vốn khoảng 4 tỷ USD.

Tạm biệt Đức để đến với Hà Lan, đất nước bình yên với cối xay gió và những đồng lúa bao la, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có dịp tận mắt chứng kiến các công trình quản lý nước kỳ vĩ của nhân dân Hà Lan.

Đến với vùng đất Tây Bắc Âu này, mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, dầu khí, cảng biển, dịch vụ hậu cần, đặc biệt là việc triển khai Thỏa thuận Đối tác chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước (ký năm 2010) và Thỏa thuận Đối tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực (ký năm 2014) là trọng tâm của chuyến thăm.

Lãnh đạo hai bên đã thống nhất, Hà Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cập nhật Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, tái cấu trúc và xây dựng liên kết vùng, tiếp cận các nguồn tài chính phù hợp, quy hoạch vùng thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh hợp tác giữa Rotterdam và TP. Hồ Chí Minh; đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và bền vững, an toàn thực phẩm, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm thịt gia súc, nghiên cứu các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu... Hai Thủ tướng đã ký Ý định thư về các dự án chuyển đổi quy mô lớn ở đồng bằng sông Cửu Long; chứng kiến lãnh đạo các Bộ, ngành hai nước ký và trao các văn kiện hợp tác về phát triển cơ sở hạ tầng, phòng chống thiên tai, hợp tác cảng biển và hậu cần…

hanh trinh hai nhieu trai ngot cho doi ngoai song phuong va da phuong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Hà Lan - Việt Nam . (Ảnh: Q. Tùng)

Hà Lan là một trong những nước đi đầu phát triển thành phố thông minh, thành phố sân bay, vì vậy, sẵn sàng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam phát triển đô thị thông minh ở các vùng đồng bằng thấp và ven biển nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

“Nếu biết tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế ngoại giao, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sắp được ký kết, Hà Lan - Việt Nam hoàn toàn có thể vượt xa hơn nhiều những thành quả đã đạt được và trở thành sự kết nối kinh tế sâu sắc toàn diện giữa ASEAN và EU”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định. Đó cũng là thông điệp mà Thủ tướng muốn nhắn gửi tới khoảng 300 doanh nghiệp nước bạn tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Hà Lan – Việt Nam. Bởi lẽ, sự kết hợp của con Rồng Việt Nam và Sư tử Hà Lan sẽ tạo ra sức mạnh rất lớn trong tương lai.

Định vị trên trường quốc tế

Hình ảnh Việt Nam năng động, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế đã đến gần hơn với các nhà lãnh đạo G20. Các nhà lãnh đạo G20 đánh giá cao Việt Nam, là quốc gia có vị thế trong APEC và ASEAN. Hội nghị đã chứng kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu tại một số phiên thảo luận quan trọng.

hanh trinh hai nhieu trai ngot cho doi ngoai song phuong va da phuong
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh G20. (Nguồn: VGP News)

Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực của việc khai thác và sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong, Thủ tướng gửi gắm tới Hội nghị thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành sớm 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG-2030) của Liên hợp quốc, trong đó ưu tiên cho các vấn đề giảm nghèo, bất bình đẳng, giáo dục, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu; đã và đang lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển, thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào 2030 và có thể giảm tới 25% nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của quốc tế...

Với vai trò Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong Nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng; đang phối hợp với các thành viên APEC thúc đẩy, trao đổi sâu rộng về phát triển bao trùm cả về kinh tế, xã hội và tài chính.

Nghị sĩ Quốc hội Liên bang Rolf Mutzenich, đồng thời là Phó Chủ nhiệm phụ trách các vấn đề quốc tế của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 với tư cách khách mời. Tôi nhận thấy Việt Nam đóng góp vai trò quan trọng trong việc chia sẻ những khó khăn, thách thức được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh G20”.

hanh trinh hai nhieu trai ngot cho doi ngoai song phuong va da phuong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 07/7, nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel, Chủ tịch Nhóm G20 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ...

hanh trinh hai nhieu trai ngot cho doi ngoai song phuong va da phuong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ hiến, Thị trưởng bang Hamburg

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức, sáng 7/7, tại Hamburg (chiều 7/7 theo giờ Việt Nam), ...

hanh trinh hai nhieu trai ngot cho doi ngoai song phuong va da phuong Thủ tướng đối thoại với các doanh nhân hàng đầu của Đức

Chiều 6/7, theo giờ Việt Nam, tại Thủ đô Berlin, Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với một ...

Hằng Phạm

Đọc thêm

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

U23 Indonesia đã tạo nên địa chấn tại giải U23 châu Á 2024 khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2 bảng A.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động