Hành trình tới Điện Elysee của Tổng thống trẻ nhất lịch sử Pháp

Từng là người xa lạ với công chúng cách đây, nhưng ông Emmanuel Macron đã mạnh mẽ vượt qua rào cản để trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap Nước Pháp vỡ òa cảm xúc với chiến thắng của ông Macron
hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap “Emmanuel Macron” – chương mới trong lịch sử Pháp

Ông Emmanuel Macron tên đầy đủ là Emmanuel Jean-Michel Frédéric Macron, sinh ngày 21/12/1977 ở Amiens, một thành phố ở miền Bắc nước Pháp. Ông là con trai cả trong một gia đình trí thức, có bố là giáo sư Thần kinh học và mẹ là một bác sĩ Nhi. Ông cũng là thành viên duy nhất trong gia đình không theo đuổi ngành Y. Em trai và em gái ông đều tiếp nối truyền thống gia đình, lần lượt trở thành bác sĩ chuyên khoa Tim và bác sĩ chuyên khoa Thận.

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap
Một bức ảnh của ông Macron thời còn học Đại học. (Nguồn: TV3)

Về con đường học vấn, sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông, ông Macron theo học ngành triết học tại Đại học Paris-Ouest Nanterre La Defense và nhận bằng cử nhân của trường. Ông tiếp tục lấy bằng thạc sĩ về quan hệ công chúng tại Viện Khoa học chính trị Paris. Ngoài ra, do đam mê lĩnh vực hành chính công nên ông Macron tiếp tục theo học tại Đại học Hành chính Quốc gia danh giá của Pháp và tốt nghiệp năm 2004.

Thời đi học, Macron được nhận xét là một học sinh thông minh, có kết quả học tập tốt và luôn quyết tâm đạt được điều mình muốn. Ngoài ra, ông cũng là một chàng trai có tâm hồn lãng mạn. Khi mới 15 tuổi, Macron đã có tình cảm với bà Brigitte Trogneux, giáo viên dạy văn học Pháp và kịch, nhiều hơn ông 24 tuổi. Vào thời điểm đó, bà Brigitte đã kết hôn và là mẹ của 3 con, trong khi Macron vẫn là một học sinh trung học. 

Cha mẹ của ông Macron đã tìm mọi cách để ngăn cản mối quan hệ giữa ông và bà Brigitte. Họ đã gửi ông tới thủ đô Paris để hoàn tất năm cuối của bậc trung học với hy vọng khoảng cách sẽ làm phai nhạt tình cảm của ông với cô giáo. Tuy nhiên, hai người vẫn giữ liên lạc và ông Macron hứa sẽ quay trở lại để cưới bà Brigitte vào thời điểm thích hợp. Sau khi ông Macron hoàn tất việc học tập và bà Brigitte ly hôn với chồng cũ, cả hai đã làm đám cưới vào năm 2007.

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap
Ông Emmanuel và bà Brigitte sánh bước trên thảm đỏ. (Nguồn: Getty Images)

Từng bước tiến lên

Emmanuel Macron bắt đầu sự nghiệp của mình từ công việc của một thanh tra tài chính tại Bộ Kinh tế Pháp sau khi tốt nghiệp năm 2004. 4 năm sau đó, ông nhận được đề nghị mời vào làm việc với vị trí là nhân viên ngân hàng đầu tư tại ngân hàng Rothschild & Cie Banque. 

Trước khi bước vào chính trường Pháp, ông Macron là một nhà kinh tế được biết đến với vai trò thương thuyết trong các thương vụ sáp nhập lớn liên quan tới tờ Le Monde, tập đoàn Nestle hay tập đoàn Plitfer. Trong đó, đáng chú ý nhất là khi ông tham gia thương thuyết trong vụ Nestle mua lại một phần của tập đoàn Pfizer vào năm 2010. Đây là thương vụ có trị giá tới 9 tỷ Euro và số hoa hồng hưởng được từ thương vụ này đã giúp ông Macron trở thành triệu phú khi chưa đầy 40 tuổi. 

Trong khoảng thời gian này, ông Macron cũng bắt đầu dành sự quan tâm cho chính trị khi trở thành thành viên của đảng Xã hội Pháp (PS) vào năm 2006. Năm 2009, ông rời khỏi đảng này và trở thành chính trị gia độc lập. Người được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sự nghiệp chính trị của ông Macron là Tổng thống Francois Hollande, khi đó là chính trị gia cấp cao của đảng Xã hội. 

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap
Ông Macron (bên phải) trong vai trò cố vấn cấp cao cho Tổng thống Pháp Francois Hollande. (Nguồn: AFP)

Năm 2012, ông Hollande đắc cử Tổng thống Pháp và ông Macron được chọn làm cố vấn cấp cao cho Tổng thống với chức vụ Phó Tổng Thư ký Văn phòng Tổng thống Pháp. Sự nghiệp chính trị của ông Macron bắt đầu thăng hoa khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế Pháp vào ngày 26/8/2014 trong Chính phủ của Thủ tướng Manuel Valls. Trên cương vị mới, ông Macron đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách kinh tế, ủng hộ thị trường tự do và giảm thâm hụt tài chính công. 

Vươn ra biển lớn

Ngày 6/4/2016, ông Macron thành lập một phong trào chính trị độc lập, lấy tên là En Marche! (tạm dịch: Tiến bước). Ông sau đó đã từ chức Bộ trưởng và chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống Pháp 2017 vào tháng 11/2016. Phong trào Tiến bước tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người dân và được khoảng 250.000 người gia nhập, trong đó quy tụ nhiều tổ chức xã hội dân sự và những thành viên theo các xu hướng chính trị khác nhau.

Khởi đầu phong trào Tiến bước từ hai bàn tay trắng và chưa hề có kinh nghiệm vận động tranh cử cho một cuộc bầu cử cấp địa phương, chứ chưa nói đến bầu cử Tổng thống, việc ông Macron ra tranh cử được xem làm một động thái liều lĩnh của mới ứng viên còn quá trẻ. Tên tuổi của ông cũng mới chỉ được công chúng Pháp biết đến cách đây 3 năm khi ông đảm nhận chức vụ Bộ trưởng.

Tuy nhiên, bằng việc xây dựng hình ảnh là một lãnh đạo trẻ trung, nhiệt huyết và táo bạo, cùng với tài ăn nói và diễn thuyết trước đám đông, ông Macron tuyên bố sẽ vượt qua mọi rào cản để đi đến cùng trong cuộc đua tới Điện Elysee và được kỳ vọng sẽ thổi một luồng gió mới vào nền chính trị Pháp. 

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap
Bằng tuổi trẻ nhiệt huyết và tài năng của mình, ông Macron đã từng bước chinh phục được cử tri Pháp, nhất là thế hệ trẻ. (Nguồn: AFP)

Cuộc bỏ phiếu vòng 1 của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào ngày 23/4 là cuộc đua gay cấn giữa 11 ứng cử viên. Các đối thủ chính của ông Macron trong cuộc đua vòng 1 này đều là những người dày dạn kinh nghiệm chính trường, gồm Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc (FN) Marine Le Pen, cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon và ứng viên của phong trào Nước Pháp Bất khuất (FI) Jean-Luc Melenchon. Với 23,7% tỷ lệ ủng hộ trong tổng số gần 47 triệu phiếu bầu, ông Macron đã trở thành một trong hai ứng cử viên bước tiếp vào cuộc bỏ phiếu vòng 2, cùng với bà Le Pen. 

Thành công bước đầu

Ông Macron và bà Le Pen là hai ứng viên có quan điểm và cương lĩnh tranh cử gần như đối lập nhau. Là ứng cử viên theo trường phái trung dung và ôn hòa, ông Macron chủ trương đi theo đường lối thân Liên minh châu Âu (EU). Ông mong muốn Pháp tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong EU, kêu gọi tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, ủng hộ hội nhập kinh tế, thương mại tự do và toàn cầu hóa. Ông cũng mong muốn xây dựng một EU đoàn kết và thịnh vượng. 

Ông Macron cũng là người có xu hướng mở cửa với người nhập cư. Ông từng hứa sẽ giải quyết các yêu cầu xin tị nạn trong vòng 6 tháng, thậm chí còn mời gọi các doanh nhân và nhà khoa học Mỹ tới Pháp định cư nếu họ cảm thấy khó khăn trước các quy định nhập cư khắt khe của chính quyền Mỹ. Ông Macron lên án nạn phân biệt chủng tộc và ủng hộ cách giải quyết của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc khủng hoảng di cư hiện nay. 

Về phương hướng xây dựng nước Pháp, ông Macron tập trung vào các biện pháp xây dựng nền kinh tế Pháp vì ông từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ông cũng đề xuất giảm thuế doanh nghiệp từ 33% xuống còn 25%, xây dựng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Pháp. Ông chủ trương thúc đẩy quyền cũng như phúc lợi dành cho người lao động, dỡ bỏ các loại thuế phí đối với những người hưởng lương tối thiểu và dự kiến giảm hàng nghìn việc làm trong khối công chức nhà nước. 

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap
Hai ứng cử viên Macron và Le Pen tham gia tranh luận trực tiếp trên truyền hình Pháp ngày 3/5. (Nguồn: AFP)

Ông Macron từng tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống, ông sẽ lập kế hoạch đầu tư 50 tỷ Euro trong 5 năm, đồng thời đầu tư trực tiếp 5 tỷ Euro vào lĩnh vực nông nghiệp và cắt giảm 60 tỷ Euro thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, ông cũng dành sự quan tâm cho vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học, trong đó chủ trương tuyển thêm 4.000 - 5.000 giáo viên mới và tăng trợ cấp cho các giáo viên giảng dạy ở các khu vực ưu tiên. 

Liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố, một trong những vấn đề nan giải nhất đối với nước Pháp sau một loạt các cuộc tấn công đẫm máu trong những năm gần đây, ông Macron đề xuất tăng cường thêm 10.000 nhân viên cảnh sát và hiến binh, bổ sung 15.000 chỗ giam giữ tội phạm trong các nhà tù. Ứng viên Tổng thống Pháp cũng cam kết tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP, lập một quỹ tài trợ nghiên cứu trang bị quốc phòng chung cho cả châu Âu nhằm tăng cường liên kết trong EU. 

Đơm hoa kết trái

Ông Macron bước vào vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống Pháp với sự ủng hộ của nhiều chính trị gia tên tuổi của cả phe cánh hữu và cánh tả. Thậm chí các ứng cử viên thua cuộc trong vòng bỏ phiếu đầu tiên như cựu Thủ tướng Francois Fillon hay ông Benoit Hamon cũng đã lên tiếng kêu gọi người ủng hộ bỏ phiếu cho ông Macron trong cuộc chạy đua nước rút. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đăng video bày tỏ sự ủng hộ dành cho ông Macron.

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap
Ứng cử viên Macron và vợ đi bỏ phiếu vòng 2 tại điểm bỏ phiếu ở Le Touquet, Pháp hôm 7/5. (Nguồn: Reuters)

Mặc dù vậy, chỉ vài giờ trước khi có lệnh chính thức yêu cầu các ứng viên Tổng thống ngừng tất cả các hoạt động vận động tranh cử để cuộc bỏ phiếu vòng 2 bắt đầu diễn ra hôm 7/5, đội ngũ tranh cử của ông Macron thông báo khoảng 9GB dữ liệu thư điện tử của họ đã bị một tài khoản có tên EMLEAKS đăng tải lên trang mạng chuyên về chia sẻ dữ liệu. Vụ tấn công mạng này đã gây ra không ít khó khăn cho ông Macron ngay trước thời khắc quan trọng nhất.

Tuy nhiên, vượt qua mọi rào cản và với quyết tâm cao nhất, ông Emmanuel Macron đã giành chiến thắng chung cuộc trước đối thủ Marine Le Pen trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng hôm 7/5. Với kết quả này, ông Macron đã chính thức trở thành Tổng thống đắc cử trẻ nhất trong lịch sử Pháp.

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap Sự kiện trong tuần qua ảnh (30/4 – 6/5)

Lớp học khiêu vũ tại công viên Lenin (Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên quay lại New York kể từ lễ ...

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap Thủ tướng Anh thảo luận về Brexit với Tổng thống đắc cử Pháp

 Ngày 7/5, Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo, Thủ tướng nước này - bà Theresa May đã thảo luận về vấn đề Anh rời ...

hanh trinh toi dien elysees cua tong thong tre nhat lich su phap “Emmanuel Macron” – chương mới trong lịch sử Pháp

Ngày 7/5, kết quả kiểm phiếu sơ bộ vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp cho thấy ứng cử viên theo đường lối ôn ...

Minh Quân (theo Dân trí)

Đọc thêm

XSMB 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. dự đoán XSMB 20/4/2024

XSMB 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. dự đoán XSMB 20/4/2024

XSMB 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

Đội tuyển Futsal Việt Nam thắng Futsal Trung Quốc với tỷ số 1-0 ở lượt trận thứ 2 bảng A vòng chung kết Futsal châu Á 2024.
Telegram bùng nổ: Cán mốc 1 tỷ người dùng trong năm nay

Telegram bùng nổ: Cán mốc 1 tỷ người dùng trong năm nay

Telegram, một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Ukraine và Nga, dự kiến vượt qua mốc 1 tỷ người dùng hàng tháng trong vòng ...
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương ...
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động