Hấp dẫn đầu tư ở Costa Rica

Là một nước nhỏ ở Trung Mỹ có chung biên giới với Panama và Nicaragua, Costa Rica là mảnh đất hấp dẫn đối với đầu tư và thương mại vì đất nước tươi đẹp này đứng thứ hai trong bảng sắp xếp về ổn định chính trị của khu vực Mỹ Latinh, và hơn thế, còn ổn định cả về kinh tế, xã hội và là đất nước không có quân đội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Hoàng Công Thúy trình quốc thư tại Costa Rica.

Costa Rica có vị trí chiến lược với các cảng hàng hải và hàng không, với 2 cảng biển lớn là cảng Limom & Moin đứng thứ 13 ở Mỹ Latinh về khối lượng hàng hóa vận chuyển, cách thủ đô San Jose 153km và cảng Caldera, đứng thứ 37 ở Mỹ Latinh về khối lượng hàng hóa vận chuyển và cách thủ đô San Jose 78km. Costa Rica nằm ở trung tâm khu vực Trung Mỹ với sân bay lớn từ đó có thể vận chuyển hàng hóa đi Bắc Mỹ, Trung Mỹ và các châu lục khác thuận tiện.

Costa Rica đã có hiệp định tự do thương mại với nhiều khu vực và nhiều nước bao gồm Trung Mỹ, CAFTA, Canada, Caribe, Chile, Trung Quốc, EU, Mexico, Panama, Peru, Singapore, Hàn Quốc. Ngoài ra, đất nước này đã có hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư với 15 nước.

Costa Rica áp dụng chế độ của khu thương mại tự do, miễn thuế 100% hàng xuất nhập khẩu và áp dụng thuế thu nhập 6-15% và đứng thứ 5 về vị trí dịch vụ toàn cầu ở Châu Mỹ (theo Chỉ số Các Vị trí Dịch vụ Toàn cầu, 2011, AT Kearney).

Điều mà các nhà đầu tư, kinh doanh tìm thấy lợi thế tại Costa Rica là độ chắc chắn về pháp lý. Người nước ngoài đầu tư có cùng quyền lợi và nghĩa vụ, tự do chuyển đồng vốn, ngoại hối không bị kiểm soát.

Đặc biệt, Costa Rica là nước xuất khẩu công nghệ cao số 1 ở khu vực Mỹ Latinh, và nước xuất khẩu công nghệ cao thứ 4 trên thế giới, thủ đô San Jose đứng thứ 5 trong số 100 thành phố gia công phần mềm và đứng thứ 5 về xếp hạng thành phố tốt nhất cho đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) ở khu vực Mỹ Latinh.

Costa Rica có lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao với con số 2,05 triệu người. 35,8% của dân số 4,6 triệu người có độ tuổi 15 đến 35. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 7.843 USD. Có được như vậy là nhờ Costa Rica coi trọng y tế và giáo dục. Hệ thống y tế và giáo dục phổ cập là những trụ cột ổn định của đất nước này, với 10,5% GDP đầu tư cho y tế và 8,0% GDP đầu tư cho giáo dục. Costa Rica đứng thứ 23 trên thế giới về chất lượng giáo dục (theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2011-2012), tỷ lệ biết chữ 96% (theo Báo cáo Phát triển Nhân lực LHQ 2010), chỉ số HDI là 0,725 đứng thứ 9 trên thế giới.

Về cơ sở hạ tầng, nhất là lĩnh vực điện, Costa Rica có trên 90% điện từ các nguồn tái sinh, độ phủ điện là 99%, chất lượng điện tốt. 98% các gia đình có nước máy. Hệ thống truyền thông mạng cáp quang, các loại dịch vụ internet qua vi sóng vệ tinh và mặt đất được đảm bảo.

Với những điểm nêu trên, có thể thấy phần nào tiềm năng to lớn về thương mại và đầu tư của Costa Rica mà các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài có thể tận dụng.

Hiện tại, Costa Rica vẫn đang tiếp tục nỗ lực để tăng thêm cơ hội cho các nhà đầu tư kinh doanh thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, duy trì độ chắc chắn về pháp lý, tăng thêm vốn nhân lực đáp ứng yêu cầu cao nhất với nhiều nhân công có bằng thạc sĩ, tiến sĩ trong lực lượng lao động; thanh toán bệnh «quan liêu» bằng các thủ tục nhập cảnh thông thoáng, cấp nhanh các giấy phép đầu tư, loại bỏ các thủ tục «thắt cổ chai» trong việc đăng ký mới các công ty, cấp giấy phép môi trường, đăng ký khu vực tự do thương mại, tạo các dịch vụ «một cửa» ở các cơ quan công quyền và thúc đẩy các gói sáng kiến về R&D (nghiên cứu và phát triển) để thu hút hơn đầu tư vào Costa Rica.

Ông Hoàng Công Thúy
Đại sứ kiêm nhiệm tại Costa Rica

Xem nhiều

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động