Hãy cứu đất trước khi quá muộn

Với khẩu hiệu “Đất đai có giá trị đích thực - hãy đầu tư vào đất”, Ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán (17/6) năm 2018 kêu gọi tất cả mọi người cùng chung tay phục hồi đất suy thoái.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hay cuu dat truoc khi qua muon Việt Nam hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
hay cuu dat truoc khi qua muon ​Thỏa thuận đổi tên nước gây mâu thuẫn tại cả Macedonia và Hy Lạp

Đất đai màu mỡ nuôi sống con người cũng như mọi sinh vật trên Trái Đất hàng nghìn năm đang dần biến mất, đẩy loài người đến trước một cuộc khủng hoảng nhiều bất trắc. Các chuyên gia cảnh báo 1,5 tỷ người, chủ yếu ở những nước nghèo nhất, sẽ là nạn nhân của hiện tượng đất nông nghiệp bị thoái hóa và điều này sẽ làm nghiêm trọng hơn nữa tình trạng nghèo đói, đặc biệt ở Sahel và Nam Á - những nơi biến đổi khí hậu đang có những tác động nặng nề nhất.

Muôn vàn nguyên do

Công ước Liên hợp quốc về Phòng chống sa mạc hóa (UNCCD) cảnh báo thoái hóa đất sẽ khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại 23.000 tỷ USD vào năm 2050 nếu như tình trạng sử dụng vẫn diễn tiến như hiện nay. Cũng theo tổ chức này, nếu ngay từ bây giờ, chúng ta áp dụng những biện pháp khẩn cấp để chặn đứng khuynh hướng đi xuống của đất trồng thì thiệt hại sẽ giảm còn khoảng 4.600 tỷ USD.

Đất kém màu mỡ, không thể đáp ứng nhu cầu lương thực ngày một gia tăng của con người còn là lý do dẫn tới bất ổn an ninh và những cuộc xung đột, như ở Sudan và Chad. Thư ký điều hành UNCCD Monique Barbut cảnh báo: “Khi diện tích đất trồng trọt màu mỡ ngày một ít đi và dân số thế giới tăng lên thì va chạm cũng tăng theo trên khắp thế giới. Để giảm thiểu thiệt hại, chúng ta cần lùi lại rồi suy nghĩ thêm về cách chúng ta vượt qua áp lực về nhu cầu lương thực và tránh xung đột”. Nhiều thách thức cũng nảy sinh từ tình trạng này như vấn đề việc làm và di cư. Suy thoái đất đồng thời là mối đe dọa đối với nguồn cung nước uống, đối với đa dạng sinh học.

Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng này bắt nguồn từ việc con người “vắt kiệt sức” làm việc của đất để sản xuất nông nghiệp. Việc thâm canh không khoa học, thu hoạch nhiều lần, sử dụng hóa chất trong trồng trọt để tăng sản lượng lên gấp ba và tăng diện tích đất trồng trọt lên gấp đôi so với 20 năm trước đã khiến đất nhanh chóng bị sa mạc hóa dẫn đến năng suất giảm trên toàn thế giới. Tính tới nay đã có 1/3 đất nông nghiệp trên toàn thế giới bị cằn cỗi. Khoảng 20% diện tích đất trồng trọt, 16% đất lâm nghiệp, 19% đồng cỏ… giảm năng suất. Nghiên cứu có tên “Triển vọng đất toàn cầu” công bố năm 2017 ước tính đất màu mỡ trên cả hành tinh này đang bị mất đi với tốc độ 24 tỷ tấn/năm và mất 15 tỷ cây cối/năm.

hay cuu dat truoc khi qua muon
Trang trại nứt nẻ ở Queensland, Australia. (Nguồn: ABC)

Những nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đất khác bao gồm tình trạng đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất năng lượng, khai khoáng..., tức là đều xuất phát từ hoạt động của con người. Nói cách khác, con người phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng suy thoái đất hiện nay.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng đang trở thành nguyên nhân khiến tình trạng thoái hóa đất gia tăng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học East Anglia cho thấy nếu như nhiệt độ Trái Đất tăng 2 độ C, một phần lớn diện tích đất liền sẽ trở nên khô cằn và dần biến thành sa mạc, giống như Sahara. Những khu vực dễ bị hoang mạc hóa nhất bao gồm một phần Đông Nam Á, Nam Âu, miền Nam châu Phi, Trung Mỹ và miền Nam châu Đại Dương, với số dân lên tới 1,5 tỷ người, tương đương 20% dân số thế giới. Nếu nhiệt độ chỉ tăng 1,5 độ C, diện tích đất bị ảnh hưởng bởi quá trình khô hóa cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Suy thoái đất toàn cầu

Châu Phi hiện là khu vực có tốc độ sa mạc hóa báo động, gấp đôi so với những năm 1970. Theo tính toán của Liên hợp quốc, nếu giữ nguyên tốc độ này, ước tính, đến năm 2025, sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở châu Phi không còn sử dụng được, khoảng 750 triệu người trong khu vực sẽ phải sống ở vùng sa mạc. Tình trạng sa mạc hóa hiện khiến nền kinh tế châu Phi thiệt hại khoảng 9 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài châu Phi, Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng đất cằn cỗi dần biến thành sa mạc. Châu Âu cũng có tới 970 triệu tấn đất sa mạc hóa do xói mòn và không hồi phục kịp sau thảm họa.

Theo Giám đốc điều hành Cơ chế toàn cầu UNCCD Juan Catlos Mendoza, những dữ liệu mới nhất cho thấy hiện có 169 nước đang bị tác động bởi đất thoái hóa và/hoặc hạn hán, trong số này, 116 nước đã cam kết hoàn thành mục tiêu ngăn chặn tình trạng đất xuống cấp. Trong số các quốc gia cam kết này có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nigeria, Nga và Nam Phi là những nước có dân số đông hàng đầu thế giới.

Trước mắt, 21 nước có tên trong danh sách đầu tiên sẽ thiết lập các mục tiêu và kết hợp các biện pháp thực hiện để phòng tránh, giảm thiểu và đảo ngược tình trạng đất thoái hóa. Chẳng hạn như nước Cộng hòa Trung Phi đã cam kết phục hồi hơn 1 triệu hécta đất, tương đương 15% lãnh thổ của họ, nhằm hạn chế nguy cơ đất xuống cấp và giảm thiểu gánh nặng cho nền kinh tế. Trong khi đó, Ethiopia đã khôi phục được diện tích 7 triệu héc-ta đất màu mỡ trở lại.

Tại châu Phi, 11 quốc gia trong khu vực châu Phi đã thực hiện một dự án lớn đầy tham vọng trong suốt 10 năm qua. Dự án 2 tỷ USD mang tên Bức tường xanh vĩ đại đã tạo ra một phòng tuyến cây dài 7.775 km trải dài qua lãnh thổ Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Sudan, Chad, Niger, Nigeria, Mali, Burkina Faso, Mauritania, và Senegal, che phủ được khoảng 800.000 héc-ta cây trồng. “Vạn lý trường thành xanh” với chiều rộng 15km này đã mang lại các hồ chứa nước, những ruộng rau xanh và cây ăn trái tại những ngôi làng dọc theo dải Sahel, trở thành vành đai bao bọc châu Phi chống lại tình trạng sa mạc hóa đất đai. Các dự án tương tự với quy mô nhỏ hơn cũng được thực hiện ở tỉnh Karbala của Iraq, khu vực Nội Mông của Trung Quốc...

Nói đến phục hồi đất suy thoái, không thể không nhắc đến Israel, được biết đến là đất nước duy nhất có khả năng biến sa mạc khô cằn thành đất canh tác, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thành công và thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Những công nghệ nổi bật của Israel có thể kể đến bao gồm hệ thống thu gom nước lũ học hỏi từ người Nabatean cổ đại, phát triển các nhà máy điện từ nguồn năng lượng mặt trời, nuôi cá trên sa mạc, công nghệ tưới nhỏ giọt, những giống cây thích hợp với môi trường sa mạc... Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3,5 tỷ USD nông sản và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Hầu hết thành công của Israel đến từ công nghệ xử lý nước thải đáng kinh ngạc. Khoảng 50% nước tưới tiêu là từ nước thải đã qua xử lý, vượt xa quốc gia có lượng nước thải tái sử dụng cao thứ 2 thế giới là Tây Ban Nha với 20%.

Tình trạng đất thoái hóa và sa mạc hóa vẫn đang diễn ra ở mức độ đáng báo động song các quốc gia trên thế giới cũng đang tăng cường nỗ lực để ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ trong tương lai. Thời gian tuy không còn nhiều, song không phải là quá muộn nếu cộng đồng thế giới cũng như từng cá nhân có đủ quyết tâm để phục hồi đất suy thoái. Như lời Thư ký điều hành UNCCD Monique Barbut nhấn mạnh: “Cuộc sống của chúng ta trên đất liền phụ thuộc vào điều đó”.

hay cuu dat truoc khi qua muon ​ILO: Nền kinh tế xanh sẽ giúp tạo ra 24 triệu việc làm

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố một báo cáo mang tên “Việc làm và các vấn đề xã hội trên thế ...

hay cuu dat truoc khi qua muon Những địa danh nổi tiếng thế giới có nguy cơ biến mất

Vạn Lý Trường Thành kỳ vĩ, kim tự tháp Giza bí ẩn, Venice xinh đẹp... là những địa danh có khả năng biến mất do ...

hay cuu dat truoc khi qua muon Băng biển sẽ biến mất trong vài năm nữa

Hiện tượng này sẽ xảy ra cho dù con người nỗ lực kiểm soát hiện tượng ấm lên toàn cầu và duy trì nền nhiệt ...

 

P.V (theo TTXVN)

Đọc thêm

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 24/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 24/4/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 24/4. Lịch âm hôm nay 24/4/2024? Âm lịch hôm nay 24/4. Lịch vạn niên 24/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 24/4/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động