Hiến pháp với lĩnh vực đối ngoại

Với tính chất của một văn bản pháp quy cao nhất, nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia, vì thế việc xây dựng hiến pháp tự nó trở thành một công việc vô cùng khó khăn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tuy chỉ gói gọn trong vài chục trang với một số điều khoản nhất định nhưng nội dung của bất cứ bản hiến pháp nào cũng đều phản ánh những đặc điểm cơ bản nhất của mỗi quốc gia như thể chế chính trị, các quyền cơ bản nhất của các chủ thể, định hướng phát triển v.v. Xây dựng hiến pháp là một quy trình vừa đòi hỏi trí tuệ của các chuyên gia (khía cạnh kỹ thuật) vừa cần có đóng góp của các giai tầng trong xã hội (khía cạnh nội dung). Chính vì sự khó khăn này mà đã có không ít các quốc gia (tiêu biểu như ở châu Phi) phải thuê các chuyên gia nước ngoài trong quá trình xây dựng hiến pháp. Việc xây dựng những điều khoản liên quan tới lĩnh vực đối ngoại, lĩnh vực luôn có những thay đổi rất nhanh và phức tạp, lại còn khó khăn hơn gấp bội.

Nhìn lại chặng đường phát triển của Việt Nam từ năm 1945 đến nay, chúng ta đã trải qua 4 lần sửa đổi hiến pháp. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu chung lại chủ yếu do hai yếu tố: Định hướng phát triển chiến lược của đất nước (từ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đến xây dựng chủ nghĩa xã hội) và bối cảnh cụ thể trong mỗi giai đoạn (các Cương lĩnh phát triển kinh tế - xã hội). Hiện nay chúng ta đang bước vào thời khắc sửa đổi tiếp theo. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, đối với mỗi quốc gia thì việc sửa đổi hiến pháp là cần thiết nhằm thích ứng với những thay đổi của đời sống. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có những cách làm riêng theo định hướng phát triển của nước đó. Thông thường, bất cứ bản hiến pháp của quốc gia nào cũng đều phải đảm bảo được tính ổn định lâu dài (định hướng chiến lược) tránh tình trạng phải chỉnh sửa liên tục.

Riêng trong lĩnh vực đối ngoại, trong 4 lần sửa đổi hiến pháp từ năm 1945 đến nay, thì có tới 3 lần chúng ta sống trong một bối cảnh quốc tế: Chiến tranh lạnh, và vì thế hầu như không có những thay đổi lớn trong những lần sửa đổi này. Được soạn thảo ngay sau thời điểm Chiến tranh lạnh kết thúc, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, do đó những điều khoản liên quan tới đối ngoại của hiến pháp năm 1992 cũng chưa có sự thay đổi lớn. Hơn 20 năm đã trôi qua kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới và cả Việt Nam (kết quả của công cuộc Đổi mới) cũng đã có biết bao thay đổi. Đây cũng là cơ sở chính để chúng ta hướng tới những chỉnh sửa các quy định về hoạt động đối ngoại. Có hai sự thay đổi căn bản tác động tới nội dung về đối ngoại trong hiến pháp 1992, cụ thể là:

Thứ nhất, định hướng chiến lược mới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2020: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước" (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI; Nxb. CTQG, Hà nội 2011, tr. 138 - 139). Sự thay đổi trong Định hướng chiến lược này liên quan tới môi trường quan hệ quốc tế của Việt Nam, tới đối tượng quan hệ và tới hình thức tham gia của Việt Nam.

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa đã khiến cho đời sống quốc tế có những thay đổi to lớn trong 20 năm qua. Đơn cử một vài thay đổi cụ thể như: Tình trạng bạn - thù hiện nay rất phức tạp trong quan hệ quốc tế. Lấy ví dụ như trong quan hệ Trung - Mỹ: Do mức độ tùy thuộc lẫn nhau ngày một cao giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này nên quá trình hợp tác hay xung đột giữa chúng rất phức tạp, đan xen. Khó có thể nói đây là mối quan hệ thuần túy là bạn bè hay đối địch; Các tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế đan xen, chồng chéo theo nhiều tiêu chí khác nhau chứ không đơn thuần như trước kia. Trong nhiều tình huống, để bảo đảm lợi ích quốc gia, nhiều quốc gia có những mục tiêu khác nhau, có thể chế chính trị khác nhau và có những mối quan hệ ở những mức độ thân thiện hay đối địch khác nhau nhưng vẫn có thể liên kết, hợp tác với nhau trong một hay nhiều lĩnh vực; Vai trò của các cơ chế, thiết chế đa phương ngày càng gia tăng do tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các chủ thể phi nhà nước v.v. trước hết, là các tổ chức tài chính, thương mại.

Căn cứ vào những phân tích trên, tác giả xin đề xuất một số điểm liên quan tới lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam cần xem xét bổ sung (trong so sánh với bản hiến pháp 1992), cụ thể là:

1. Điều 14 là nói về chiến lược đối ngoại nói chung, do đó nên tránh ghi cụ thể từng đối tượng để không phải chỉnh sửa nhiều lần mỗi khi tình hình thế giới thay đổi (bài học từ Hiến pháp 1980); Trong bối cảnh hiện nay, chí ít là cho đến năm 2020, môi trường quốc tế cũng như các đối tác quốc tế đã có những thay đổi căn bản, do đó Điều 14 nên chỉnh lại là: "Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế và các lực lượng tiến bộ khác, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, khu vực; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, dân chủ và thịnh vượng".

2. Một điểm mới trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kỳ Đổi mới là sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều lực lượng. Từ Điều 45 đến 48, chưa đề cập tới vai trò của các lực lượng vũ trang, công an trong hoạt động đối ngoại. Sự tham gia của các lực lượng này ngày càng gia tăng ví dụ như những hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ (còn gọi là PKO) hoặc phối hợp với INTERPOL. Nên bổ sung: "Các lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước trong hoạt động đối ngoại…".

3. Điều 112, mục 8 và Điều 116, chỉ đề cập tới vai trò "thống nhất quản lý công tác đối ngoại của nhà nước". Tuy nhiên, hiện nay có nhiều dạng chủ thể mới như các tổ chức xã hội, phi chính phủ, thậm chí là cá nhân (ngoại giao nhân dân) tham gia vào các hoạt động đối ngoại. Do đó, cần có sự bổ sung chức năng quản lý của chính phủ sao cho hợp lý nhất.

Cuối cùng, qua một số đề xuất nêu trên, tác giả ngoài việc mong muốn chia sẻ quan điểm về việc sửa đổi một số điều trong hiến pháp hiện hành còn xin được nhấn mạnh: Xây dựng hiến pháp, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, cần phải bám sát vào những định hướng chiến lược của đất nước đồng thời phải có tầm nhìn tổng thể và chiến lược đối với tình hình thế giới.

TS. Đỗ Sơn Hải
Trưởng Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao - Học viện Ngoại giao.

Đọc thêm

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Cách xóa bộ nhớ đệm iPhone thường được áp dụng khi máy gặp tình trạng hết dung lượng. Hơn nữa, việc thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm còn giúp ...
Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2024 đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 50,1 triệu thiết bị khiến cho Apple đánh mất ...
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động