Hội nghị an toàn giao thông Việt Nam lần thứ 4

Ngày 22/12 tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị an toàn giao thông Việt Nam lần thứ 4 năm 2016.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi an toan giao thong viet nam lan thu 4 Đẩy nhanh bồi thường thiệt hại cho người dân vì sự cố môi trường biển
hoi nghi an toan giao thong viet nam lan thu 4 Xử nghiêm đối tượng lợi dụng tạm nhập, tái xuất để buôn lậu

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, công tác bảo đảm trật tự ATGT tại Việt Nam đã đạt được những kết quả rõ rệt. Tai nạn giao thông (TNGT) đã liên tục được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn đã từng bước được khắc phục.

Đặc biệt giai đoạn 2011-2015, số người chết do TNGT đã giảm trên 12.500 người so với giai đoạn 2006-2010; TNGT trong năm 2016 vẫn tiếp tục được kéo giảm. Trong kết quả chung này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban ATGT Quốc gia ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học về ATGT đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

hoi nghi an toan giao thong viet nam lan thu 4
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: VGP/Lê Sơn)

Các vấn đề thực tế đòi hỏi

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực cũng chỉ ra rằng, tình hình trật tự ATGT ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp; TNGT còn ở mức cao, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, các trục giao thông chính và các đầu mối giao thông trọng điểm còn diễn biến khó lường. Mỗi ngày, vẫn còn 24 người chết và gần 60 người bị thương tật vĩnh viễn suốt đời do TNGT. Mỗi buổi sáng hay buổi chiều, vẫn còn cảnh hàng dài xe ùn ứ trên các tuyến giao thông ra vào Thủ đô Hà Nội, TPHCM và hàng chục chuyến bay vòng lặp nhiều lần trên bầu trời để chờ hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất...

Đồng thời, cùng với quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, nhu cầu giao thông và số lượng phương tiện giao thông sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng và sẽ luôn vượt khả năng đáp ứng của năng lực kết cấu hạ tầng giao thông.

Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đến nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, xây dựng văn hoá giao thông,… để khắc phục, kiềm chế và đẩy lùi TNGT, ùn tắc giao thông, hướng tới một hệ thống giao thông an toàn và thân thiện. Trong đó, nhiệm vụ tìm ra được những giải pháp khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội ở Việt Nam được đặt trên vai các nhà khoa học, các chuyên gia.

Phó Thủ tướng vui mừng khi thấy tại Hội nghị lần này đã nhận được 90 công trình nghiên cứu khoa học tham dự, trong đó 67 công trình đã được chọn để trình bày tham luận và 42 công trình có hàm lượng khoa học cao đã được hội đồng khoa học lựa chọn để công bố; các báo cáo về kết quả triển khai nhiều đề xuất nghiên cứu khoa học từ những hội nghị lần trước, ví dụ như kết quả thí điểm lắp đặt và khai thác hệ thống camera giám sát để xử lý vi phạm, công trình nghiên cứu chống hằn lún vệt bánh xe…

Với 8 phiên thảo luận chuyên đề bao trùm cả 5 trụ cột về ATGT cho tất cả các phương thức giao thông vận tải, gồm: Quản lý Nhà nước, cơ sở hạ tầng, phương tiện, người tham gia giao thông, ứng phó sau TNGT, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình mong muốn các đại biểu sẽ trao đổi, thảo luận để có thể đưa ra được những kết luận khoa học, khách quan; chỉ ra được bản chất, nguyên nhân gốc của TNGT, ùn tắc giao thông, cũng như đưa ra những đề xuất giải quyết một cách triệt để, hiệu quả.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về một số vấn đề lớn như: Đề xuất các công trình nghiên cứu cơ bản hỗ trợ cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật Giao thông đường bộ và các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; đề xuất các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020, trọng tâm là việc hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu về trật tự ATGT, cơ chế phối hợp và chia sẻ giữa các đơn vị có liên quan, mô hình quản lý vận hành hệ dữ liệu quốc gia về ATGT.

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp toàn diện nâng cao ATGT cho người nhóm người dễ bị tổn thương (sử dụng xe đạp, xe máy, đi bộ) và nhóm người yếu thế trong xã hội (người già, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em); các nghiên cứu nâng cao hiệu quả tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự ATGT, đặc biệt là hoạt động kiểm soát tải trọng xe, nâng cao an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông.

Nghiên cứu các giải pháp kiểm soát, kiềm chế kéo giảm ùn tắc giao thông hiện đang là vấn đề bức xúc và ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM; nghiên cứu các giải pháp và công cụ tác động làm thay đổi hành vi của người tham gia giao thông.

Cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ

Đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong bảo đảm trật tự ATGT và đề xuất một số nhiệm vụ trong năm 2017 và các năm tiếp theo, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ANGT Quốc gia cho biết trong năm 2016, các đơn vị của Bộ Công an, từ Trung ương đến địa phương, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đầu tư phương tiện, ứng dụng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại trong tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Các đơn vị của ngành GTVT đã đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu và công nghệ mới trong rất nhiều lĩnh vực như: Xử lý vệt hằn lún bánh xe trên đường bộ; triển khai nhiều ứng dụng đối với dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình ô tô; áp dụng thí điểm thành công trạm thu phí không dừng, trạm cân cố định tự động...

Bộ KH&CN đã nghiệm thu dự án nghiên cứu theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và CHLB Đức về hệ thống giám sát giao thông trực tuyến tại Hà Nội (REMON); chương trình nghiên cứu về giao thông thông minh ITS cũng đang được Viện Ứng dụng công nghệ của Bộ triển khai rất mạnh mẽ.

Các đơn vị của ngành TT&TT đang dành sự quan tâm rất lớn trong nghiên cứu ứng dụng Dự liệu lớn (Big data), đặc biệt là khả năng khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình cho quy hoạch, quản lý và điều khiển giao thông; các nghiên cứu chống ùn tắc giao thông, phát triển vận tải công cộng, quản lý sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tại Hà Nội và TPHCM. Đồng thời, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng hệ thống camera để giám sát, điều hành và xử lý vi phạm trật tự ATGT.

Mặc dù đã có những kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo ông Khuất Việt Hùng, hoạt động khoa học công nghệ (KH&CN) nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành GTVT và bảo đảm trật tự ATGT; việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động KH&CN chưa được chú trọng; cơ chế quản lý hoạt động KH&CN chậm được đổi mới; năng lực của các tổ chức nghiên cứu KH&CN còn hạn chế; hợp tác quốc tế về phát triển KH&CN chưa được nâng cao; thị trường KH&CN chưa được hình thành rõ rệt và hoạt động chưa hiệu quả.

hoi nghi an toan giao thong viet nam lan thu 4 Phó Thủ tướng Thường trực chúc mừng Giáng sinh Tổng giáo phận TPHCM

Sáng 20/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đến chúc mừng Giáng sinh 2016 Tòa Tổng ...

hoi nghi an toan giao thong viet nam lan thu 4 Phó Thủ tướng Thường trực thăm Học viện Cán bộ TPHCM

Chiều ngày 19/12, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đến thăm và làm việc với cán ...

hoi nghi an toan giao thong viet nam lan thu 4 Phó Thủ tướng Thường trực cắt băng khánh thành cầu Tắc Cạn

Ngày 18/12, tỉnh Long An và Thành ủy TPHCM đã tổ chức lễ khánh thành cầu Tắc Cạn trên địa phận xã Phước Vĩnh Đông, ...

PV

Đọc thêm

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp cuộc trao đổi với hai nhà ngoại giao trong chương trình: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động