Hội nhập quốc phòng - an ninh bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc

Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta coi tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội vừa là điều kiện cho sự phát triển xã hội, vừa là một nội dung của mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quân đội nhân dân Việt Nam.

Với ý nghĩa ấy, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội góp phần thiết thực tạo ra môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hội nhập quốc tế về quốc phòng – an ninh ở nước ta hiện nay xuất phát từ tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong thời đại ngày nay, là để góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, ổn định hợp tác, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ đấu tranh phòng chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, hội nhập quốc tế về quốc phòng – an ninh gắn chặt với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

Tuy nhiên, cần thấy những thách thức của hội nhập quốc tế về quốc phòng - an ninh đối với nước ta hiện nay. Quá trình nước ta hợp tác song phương và đa phương tất yếu ảnh hưởng đến các tính toán lợi ích khác nhau của những nước hoặc nhóm nước cụ thể. Nếu ta xử lý mối quan hệ này không phù hợp, có thể bị các thế lực tăng cường gây sức ép buộc phải chấp nhận các yêu sách của họ, hoặc có thể dẫn đến tình trạng đối đầu mới không đáng có với một nước hoặc một nhóm nước.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông cũng đang tiềm ẩn nguy cơ xung đột quân sự. Đây là thách thức có thực, do tham vọng Biển Đông của nước lớn. Các nước xung quanh như Philippines, Indonesia, Thái Lan cũng có những tính toán lợi ích trong vùng, ảnh hưởng đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tình hình Campuchia diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh nội bộ diễn ra gay gắt. Các nước lớn thâm nhập sâu vào Campuchia, lôi kéo, chi phối, chia rẽ nội bộ Campuchia, phá hoại quan hệ Việt Nam - Campuchia và Lào. Quá trình Việt Nam tham gia hội nhập về quốc phòng - an ninh cũng là cơ hội tốt để các thế lực thù địch tăng cường phá hoại nhằm “phi chính trị hoá” các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Không có quốc phòng - an ninh mạnh, không giữ vững trật tự an toàn xã hội thì không thể có ổn định chính trị, xã hội”.

Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hội nhập quốc tế về quốc phòng - an ninh của nước ta trong những năm qua, cần đặt lên hàng đầu mục tiêu của hội nhập quốc tế về quốc phòng - an ninh là bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc. Coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, Liên Hợp Quốc, nhưng không đi với nước này, nhóm nước này để chống nước khác. Kiên quyết và khôn khéo gạt bỏ mọi ý đồ lợi dụng việc nước ta hợp tác quốc tế về quốc phòng - an ninh làm con bài của các nước khác, bất kể nước đó là nước nào. Rút những bài học kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế về quốc phòng - an ninh, tỉnh táo phân tích các đối tượng quan hệ chủ yếu với ta về quốc phòng, an ninh để tìm lợi thế cho việc hợp tác quốc tế về quốc phòng - an ninh. Kiên quyết tránh rơi vào tình trạng đứng mũi chịu sào, đối đầu, mắc kẹt giữa các nước lớn.

Phải coi trọng kinh nghiệm của tổ tiên ta trong trong lĩnh vực đối ngoại là mưu tìm hoà hiếu. Nghiêm túc nghiền ngẫm và học tập tư tưởng, phong cách, kinh nghiệm xử thế trong hoạt động ngoại giao mà Hồ Chí Minh đã từng làm. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế phù hợp với khả năng và điều kiện hiện nay. Việt Nam đã từng chịu ơn nhân loại, chịu ơn nhiều dân tộc trong quá trình đấu tranh giành và giữ độc lập. Làm nghĩa vụ quốc tế là để gắn nhân tố dân tộc với nhân tố quốc tế.

Để hội nhập về quốc phòng - an ninh có hiệu quả, cần phải gắn kết chặt chẽ chiến lược đối ngoại với hợp tác quốc tế về quốc phòng - an ninh trên cả phương diện mục tiêu, tổ chức sắp xếp quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp thực hiện nhằm giải quyết thành công các mối quan hệ. Gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược đối ngoại với hợp tác quốc tế về quốc phòng - an ninh với bảo đảm giữ vững ổn định chính trị đất nước, với giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tạo lập thế trận quốc phòng - an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức quản lý của Nhà nước cũng như sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chú ý giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn giữa giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền với chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tinh cậy với các nước trong cộng đồng quốc tế; giữa phát huy nội lực để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế với việc xây dựng, phát triển tiềm lực để bảo vệ Tổ quốc, kịp thời đập tan mọi âm mưu, hành động phá hoại xâm lược từ bên ngoài, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, giữ vững hoà bình; giữa hội nhập ngày càng sâu rộng, chặt chẽ, toàn diện, vững chắc, lâu dài với tôn trọng độc lập chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.

Các vấn đề trên đây diễn ra với mức độ khác nhau, đan xen với nhau phản ánh tính chất của cuộc đấu tranh dân tộc trên thế giới hiện nay. Vì vậy, gắn đối ngoại với hội nhập quốc tế về quốc phòng - an ninh phải phát huy lợi thế của mỗi lĩnh vực nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đại tá, TS. Trần Ngọc Tuệ
Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng

Đọc thêm

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng ...
Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động