Hội thảo hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực Biển Đông

Với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực,” Hội thảo quốc tế lần thứ 9 về Biển Đông đã khai mạc sáng 27/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20171127233956 Hội thảo quản lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông diễn ra ở Indonesia
tin nhap 20171127233956 ASEAN và Trung Quốc cam kết bảo vệ môi trường ở Biển Đông

Hội thảo do Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) phối hợp tổ chức. Khoảng 200 đại biểu, trong đó có gần 90 học giả quốc tế, đại diện một số cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đã tham dự.

tin nhap 20171127233956
Thẩm phán Vladimir Golitsyn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Hội thảo quốc tế lần thứ 9 về Biển Đông giúp các học giả Việt Nam và quốc tế có cái nhìn đa chiều về tình hình Biển Đông trong năm qua; phân tích, thảo luận các biện pháp duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và thúc đẩy hợp tác.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ​phó ​giáo sư Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng Biển Đông vẫn là một trong những bài toán khó đối với giới nghiên cứu, học giả quốc tế; là điểm nóng hội tụ nhiều lớp mâu thuẫn, cạnh tranh địa chiến lược thế giới.

Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, tình hình Biển Đông có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong tổng thể, dài hạn, bất an, lo ngại vẫn đè nặng bởi nỗi lo về nguy cơ vô trật tự và xung đột.

Từ góc độ hệ thống, trật tự trên biển bị xói mòn do luật pháp quốc tế chưa được tôn trọng đầy đủ, ​phó ​giáo sư Nguyễn Vũ Tùng đánh giá, những nỗ lực nhằm quản lý tranh chấp vẫn mang tính đối phó và chắp vá.

Một nghịch lý còn tồn tại là dù có nhiều sáng kiến hợp tác nhưng kết quả thực chất lại hết sức hạn chế do thiếu hụt lòng tin chiến lược.

Những diễn biến trong năm qua và bức tranh tình hình có thể thấy Biển Đông ngày càng phức tạp trong năm tới...

Theo ​phó ​giáo sư Nguyễn Vũ Tùng, cần có những giải pháp toàn diện, lâu dài và bền vững hơn để ngăn chặn vấn đề Biển Đông trở nên trầm trọng, đe dọa "hệ sinh thái an ninh" của toàn khu vực.

Do vậy, các nhà khoa học cần phân tích kỹ lưỡng và đề xuất giải pháp toàn diện, lâu dài, bền vững, những cách tiếp cận thiết thực để quản lý tranh chấp, giảm thiểu căng thẳng, tận dụng cơ hội hợp tác và giải quyết triệt để vấn đề.

Với gần 30 tham luận trình bày tại Hội thảo, các chuyên gia sẽ tập trung vào những vấn đề như: Đánh giá diễn biến trên Biển Đông; quan hệ quốc tế và trật tự dựa trên pháp lý trên Biển Đông; cân bằng quân sự và bán quân sự ở Biển Đông; các hoạt động trên biển: nguồn gốc của xung đột hay lĩnh vực để hợp tác; các khía cạnh pháp lý trên Biển Đông; các sáng kiến thúc đẩy phát triển bền vững và hợp tác; Bộ Quy tắc ứng xử (COC): Nội dung và tiến trình...

Đề cập về vai trò của các cơ chế tài phán quốc tế nói chung trong việc nâng cao vai trò và phát triển luật pháp quốc tế, Thẩm phán Vladimir Vladimirovich Golitsyn, nguyên Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển ITLOS cho rằng, vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế cần được nâng cao bởi sự hình thành các Tòa án là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển nguyên tắc thượng tôn luật pháp quốc tế và quản trị biển.

Khi thực hiện những chức năng nhiệm vụ, Tòa án quốc tế về Luật biển dần dần trở thành một cơ quan về khoa học luật pháp, đóng góp vào sự phát triển tiến bộ của luật biển và quản trị biển quốc tế.

Giáo sư Brahma Chellaney, Trung tâm Nghiên cứu chính sách Ấn Độ cho rằng, hiện đang có sự điều chỉnh lại trật tự, ảnh hưởng đến vấn đề ổn định chính trị khu vực và trung tâm thế giới đang chuyển về khu vực Ấn Độ​-Thái Bình Dương.

Trong đó, Biển Đông là khu vực nước quan trọng nhất trên thế giới với tuyến hàng hải quốc tế sôi động, kết nối Ấn Độ​-Thái Bình Dương.

Hiện khu vực Ấn Độ​-Thái Bình Dương đang “nắm giữ chìa khóa” an ninh và trật tự thế giới, do đó bất cứ sự bất ổn nào trên Biển Đông, không chỉ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực Biển Đông mà ảnh hưởng rất nhiều quốc gia, khu vực khác, vì vậy cần phải đặt trong tính tổng thể, không tách rời.

Vì vậy, theo ​giáo sư Brahma Chellaney, các bên phải tôn trọng những quy tắc, nguyên tắc quốc tế bởi nếu một bên đứng ngoài luật pháp chung sẽ dẫn tới bất ổn. Do vậy, tính trung tâm của Biển Đông phải được đảm bảo bởi một trật tự trên nguyên tắc chung.

Phó ​giáo sư Nguyễn Vũ Tùng khẳng định​ tầm quan trọng của hội thảo đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả, nhà hoạch định chính sách.

Tranh chấp lãnh thổ trong bối cảnh địa chính trị là rất phức tạp, đòi hỏi việc trao đổi thông tin, quan điểm cần được thực hiện thường xuyên.

Những thông tin tại hội thảo giúp mọi người hiểu biết hơn về vấn đề ở Biển Đông dưới những góc độ như, pháp lý, địa chính trị, chính sách của các nước...

Theo ​phó giáo sư Nguyễn Vũ Tùng, vấn đề ở Biển Đông là vấn đề thượng tôn pháp luật như nguyên Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển ITLOS, Thẩm phán Vladimir Vladimirovich Golitsyn đã phát biểu.

Nếu tất cả các nước đều tôn trọng pháp luật, đây là một khởi đầu tốt để đạt được những thành công trong quản lý tranh chấp, tiến đến giải quyết tranh chấp. Hội thảo quốc tế lần thứ 9 về Biển Đông diễn ra trong hai ngày 27 - 28/11, với 7 phiên thảo luận.

tin nhap 20171127233956
Mỹ và Philippines cam kết duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông

Ngày 13/11, Nhà Trắng đã công bố tuyên bố chung giữa Mỹ và Philippines sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và ...

tin nhap 20171127233956
Việt Nam lên tiếng về việc tàu chiến Mỹ di chuyển gần Hoàng Sa

Ngày 10/10, tàu khu trục của Hải quân Mỹ di chuyển gần các đảo ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

tin nhap 20171127233956
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão sắp vào Biển Đông

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết hồi 19 giờ ngày 11/10, vị trí tâm áp thấp ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp xổ số miền Trung 29/3/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xo so mien nam. SXMN ...
Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo tôn dáng vẻ sang trọng với bộ trang phục màu kem, dùng trang sức xa xỉ làm điểm nhấn.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động