Hôm nay còn mãi với đời Bút Tre

Mọi người khá quen với tiếng thơ dân dã vui cười Bút Tre, nhưng ít biết rằng, ông vốn là một trí thức Tây học, đã từng hoạt động trong ngành Ngoại giao và có đóng góp to lớn cho văn hóa vùng đất Tổ. Ngày 18/11 vừa qua, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khánh thành Khu lưu niệm nhà thơ Bút Tre (1911 -1987). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hom nay con mai voi doi but tre Triển lãm Không gian di sản Việt Nam 2018 hứa hẹn nhiều nét đặc sắc
hom nay con mai voi doi but tre Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
hom nay con mai voi doi but tre
Nhà thơ Bút Tre với các cháu nội. (Ảnh do gia đình Nhà thơ cung cấp)

Chị Vi Thị Lương nhớ như in hồi 20 tuổi về làm dâu nhà ông Trưởng ty Văn hóa Đặng Văn Đăng. Thật hiếm có ông quan tỉnh nào dân dã như ông. Về hưu, tài sản duy nhất ông chở qua sông Thao là sách vở, chủ yếu sách tiếng Pháp... 

Người khai mở dòng thơ dân gian đương đại

Chị Lương mở hòm lấy những trang viết tay của ông Đăng gia đình còn giữ được qua mưa gió thời gian. Căn nhà đất lợp lá cọ của vị Trưởng ty đã bị đổ trong một chiều mưa. Sau một bài báo kể về chuyện ấy, ông đã được Tỉnh cho vay ngói, vay gạch xây nhà và trả nợ ròng rã trong 9 năm trời. Chị Lương kể, “ông cứ bảo chỉ lo 9 năm không trả được nợ, nhỡ hụt đi không ai trả cho số tiền ấy. Đến khi trả xong nợ, ông thoải mái, phấn khởi lắm’’.

Người viết bài báo mà chị Lương nhắc đến chính là nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, năm nay 82 tuổi, người dám ủng hộ Bút Tre trong lúc nhiều người chưa hiểu ông. Nguyễn Hữu Nhàn cho rằng, thơ lục bát không khó làm, người Việt dù không biết chữ vẫn có thể làm được những câu thơ lục bát. Nhưng khi Bút Tre hạ câu thơ vắt xuống dòng như: “Hoan hô đại tướng Võ Nguyên/ Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về” thì cái độc đáo Bút Tre khiến người nghe phải bật cười.

Thơ Bút Tre đem lại cái cười bất ngờ ở cấu trúc ngôn từ và vần điệu ngộ nghĩnh. Thơ bông đùa của quần chúng sau này không phải của Bút Tre, chỉ mô phỏng lối thơ Bút Tre. Thơ lục bát 6/8 ai cũng biết, nhưng Bút Tre lại viết thành thơ 6/9: “Đường đời mê mải tham quan/ để cho tiếng hát cung đàn hơi chơi vơi”. Theo lối đó, dân gian đã sáng tác: “Chị em Phú Thọ tài thay/ bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa nhà mình”. Chính Bút Tre cũng phì cười khi nghe những câu như: “Liên hoan có một buồng chuồi/ Chia tay nhớ mãi cái buổi hôm nay”.                                           

Những vần thơ bông đùa đó bị gán cho của Bút Tre, vì vậy, người ta soi xét lại các tập thơ Bút Tre đã xuất bản. Rồi thơ Bút Tre bị phê bình công khai trên báo Văn nghệ. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn cũng bị kiểm điểm vì biên tập thơ Bút Tre. Ông Nhàn bảo: “Thực ra, mọi người những năm 60 và 70 chưa hiểu Bút Tre, chưa đánh giá đúng Bút Tre, thành ra ông ấy bị oan. Nhà văn Nguyễn Tuân nói với chúng tôi rằng, Bút Tre là người học cao, không ngẫu nhiên làm những câu thơ ấy, ông ta có ý đồ hết. Bút Tre làm cái kiểu thơ này nó mới có sức cảm hóa rộng rãi đối với dân chúng”.

hom nay con mai voi doi but tre
Lễ cắt băng khánh thành Khu lưu niệm nhà thơ Bút Tre tại Quê hương Ông, ngày 18/11. (Ảnh tác giả cung cấp)

Người Phú Thọ duy nhất trong Từ điển văn hóa Việt Nam

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương, là con trai của thi sỹ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu kể, Đặng Văn Đăng thời trẻ lấy bút danh là Lục Y Lang (chàng áo xanh), chuyên viết về trung du, miền núi trên An nam tạp chí do Tản Đà làm chủ bút. Ông sớm tham gia Cách mạng, trước khi là Trưởng ty văn hóa Phú Thọ, ông từng là thư ký cho Thứ trưởng, sau là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm.

Trong cuốn Từ điển văn hóa Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 1993), trang 49 có ghi: “Bút Tre đỗ tú tài Tây, viết văn, viết báo thời Pháp, sau này làm Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani”. Trong cuốn từ điển này, Bút Tre cũng là người duy nhất của Phú Thọ được ghi tên bên cạnh các chí sỹ, văn nhân của thế kỷ 20 như Phan Bội Châu, Phạm Quỳnh, Bùi Xuân Phái, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Lưu Quang Vũ...

Một người học vấn như vậy, làm sao lại làm những vần thơ có lúc ngang phè?  Đặng Văn Đăng không cho mình là thi sỹ. Ông tự nhận mình chỉ là “vè sỹ”. Sinh ra ở làng vè Đồng Lương, ông Đăng tự nhủ: “Bút Tre nối bước những ai/ Một dòng thơ, mở đường quai kể vè/ Năm năm dân dã lắng nghe/ Một Bút Tre thành vạn bút tre các làng”. Trên ruộng đồng, đường quai là đường bờ phụ. Bút Tre khiêm nhường coi thơ mình như những đường vè bên cạnh đường thơ chính của các nhà thơ.

Sau khi bị phê bình, Bút Tre vẫn thi thoảng làm thơ nhưng không in nữa. Sức viết còn lại, ông dồn vào sưu tầm, nghiên cứu lịch sử văn hóa quê nhà. Trong các tài liệu lưu trữ, chúng tôi đã tìm thấy lá thư viết tay của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi, khuyến khích Bút Tre viết sách “Dư địa chí”.

Trong những năm làm Trưởng ty Văn hóa, Bút Tre đã có công chỉ đạo sưu tầm, tìm tòi, đóng góp lớn vào phát hiện văn hóa Sơn Vi và văn hóa Phùng Nguyên, khẳng định thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn khẳng định: “Đền Hùng có như ngày nay, cũng nhờ Bút Tre. Nếu không có Bút Tre thì người ta phá. Lúc bấy giờ có cái miếu ở trên núi, trong chiến dịch đả phá phong kiến, người ta định lên phá, nhưng Bút Tre quyết chí bảo vệ Đền Hùng”.

“Ai thương ai nhớ thì lên với mình”

Quê hương Bút Tre, xã Đồng Lương, huỵên Cẩm Khê nay đã đổi thay nhiều. Dốc Vực không còn gập ghềnh cao như cái thời Bút Tre đạp xe. Tai nạn gẫy xe khi xuống dốc đã làm Bút Tre ngã lăn mấy vòng, rơi mất hàm răng giả. Càng mừng cho quê hương đổi mới, càng thương cho ông một thời vất vả, càng kính trọng ông một đời thanh liêm, chính trực.

Chúng ta cùng nghe lại mấy vần di chúc của Bút Tre: “Tôi dặn, tiễn tôi tới suối vàng/ Thưa kèn, giảm trống, chẳng đò ngang”. Bên cạnh sách vở, Bút Tre chỉ để lại cho con cháu chiếc xe đạp không phanh và chiếc radio cũ kỹ. Đặng Văn Đăng ra đi nhưng tiếng thơ Bút Tre còn nhiều người truyền miệng. Ngay từ khi ông còn sống, Bút Tre đã trở thành một hiện tượng văn học dân gian đương đại, có sắc thái riêng, có sức sống riêng. Có người đòi chỉnh thơ Bút Tre làm ông rất buồn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương nói: “Mình luận về thơ Bút Tre theo cách thơ hiện đại là sai. Thơ Bút Tre nằm trong dòng văn hoá quần chúng chứ không nằm trong dòng văn hóa bác học. Nó đi con đường riêng. Thơ Bút Tre là thơ không sửa được, bắt bẻ gì trong câu “Hoan hô đại tướng Võ Nguyên/ Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về”?. Bẻ cho nó theo thơ bác học thì khác nào đâm bút vào gối bông. Thơ Bút Tre không sửa được nhưng lại được rất nhiều người hoan nghênh, chạy theo và tắm mình trong dòng thơ ấy nên mới thành hiện tượng Bút Tre”.

Cũng vì lẽ đó mà từ thơ Bút Tre ở làng Đồng Lương, đã nở rộ khắp nơi những Bút Tre trẻ, Bút Tre xanh, Bút Tre non và cả Bút Tre tây: “Óp phừn gét ắp át nai/ Âu pần uyn đẩu pho mai nây bờ” (Often get up at night/ open window for my neighbour, tạm dịch là: “Em thường dậy lúc nửa đêm/ Nhẹ nhàng mở cửa đón anh bên nhà”).

Một trong những nhà thơ hậu bút tre là ông Đặng Trần Luật- nguyên Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ. Tuy cao tuổi, nhưng ông Luật thích đọc báo mạng. Ông Luật bảo các loại thơ nghiêm nghị (nghiêm như hội nghị) không dễ đi vào quần chúng: “Bao nhiêu bút sắt mòn rồi, hôm nay còn mãi với đời Bút Tre”. Ông Luật kể lại lần cuối cùng gặp cụ Bút Tre tại làng Đồng Lương: “Tôi hỏi dạo này cụ có làm thơ nữa không. Cụ cười bảo tớ vẫn hoạt động bình thường. Tớ vừa đổi lại một câu thơ, đọc cho cậu nghe nhé. Người ta nói “Sông Thao nước đục người đen/ Ai lên Phố Ẻn thì quên đường về”, nay tớ đổi lại như sau: “Sông Thao nước đục người đen/ Ai thương ai nhớ thì lên với mình”.

Cách đây mấy năm, khi đi làm phim Sông Thao ký sự”, một buổi chiều muộn, tôi đã đứng bên mộ Bút Tre. Quê hương ông quả là Sông Thao nước đục người đen. Cuối thu mùa cạn mà nhiều ngôi mộ vẫn còn ngập trong nước. Năm 1997, với sự giúp đỡ của Sở Văn hoá Phú Thọ, mộ Bút Tre được chuyển lên vườn nhà sau 10 năm nằm dưới ruộng sâu. Và hôm nay, một khu lưu niệm khang trang được khánh thành bên bờ sông Thao để lưu trữ, lan tỏa những vần thơ Bút Tre độc đáo và tri ân Đặng Văn Đăng, người đã có công to lớn bảo tồn văn hóa vùng đất Tổ cội nguồn.

Dòng sông Thao vẫn thao thiết chảy, chắt chiu bồi đắp cho đôi bờ xanh mượt ngô non. Không ai tắm 2 lần trên cùng 1 dòng sông. Bút Tre Đặng Văn Đăng cũng chỉ một lần sống trên cõi đời này. Sống nhân cách, sống lạc quan, sống trách nhiệm với cuộc đời như ông, dễ mấy người làm được? Dòng thời gian vẫn chảy trôi, nhưng nụ cười hồn hậu Bút Tre còn mãi. Bút Tre đã neo đậu trần gian. Một Bút Tre đã thành vạn bút tre các làng.

Dư Hồng Quảng

Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Phú Thọ

hom nay con mai voi doi but tre Quảng bá văn hóa Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN tại Ankara

Ngày 10/11, tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia Ngày Gia đình ASEAN 2018 do ...

hom nay con mai voi doi but tre Rực rỡ sắc màu văn hóa Việt Nam tại Mexico

Ngày 28/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico phối hợp với Trường trung học Frambuyán thuộc thành phố Cuernavaca, bang Morelos, Mexico đã tổ ...

hom nay con mai voi doi but tre Chàng họa sĩ yêu chất liệu dân gian

Không chỉ tìm kiếm sự sáng tạo riêng cho những bức tranh của mình, họa sĩ Bùi Minh Tâm còn khao khát đưa tranh vươn ...

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn mang đậm bản sắc vùng miền khi đến Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, tổ chức ở Cần Thơ.
Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải qua những ngày không thể quên khi đến thăm, làm việc ở Sri Lanka - nơi khiến chúng tôi có nhiều bất ngờ.
Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội.
Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc giới thiệu tới người dân Việt Nam đặc sản ẩm thực, cũng như hoạt động văn hóa và giải trí nổi bật của xứ sở kim chi.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Phiên bản di động