Hy vọng của “Mùa xuân Arập” đã tiêu tan?

Các cuộc nổi dậy mang tên “Mùa xuân Arập” từng làm rung chuyển Bắc Phi và Trung Đông năm 2011 cuối cùng chỉ mang đến sự đàn áp và nội chiến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hy vong cua mua xuan arap da tieu tan ​Iraq phá hủy 11 đường hầm xuyên sang biên giới Syria do IS sử dụng
hy vong cua mua xuan arap da tieu tan ​Thủ tướng Netanyahu: "Tên lửa Israel có thể bay rất xa"

Đầu năm 2011, tại các quốc gia Arập đã nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình và nổi dậy, khiến người ta liên tưởng đến "Mùa xuân của các dân tộc" ở châu Âu năm 1848. Phong trào này nhanh chóng được đặt tên là “Mùa xuân Arập”, mang theo hy vọng mở rộng cánh cửa chính trị chống lại các chế độ “kìm hãm”, “chuyên chế” hoặc “độc tài”. Tuy nhiên, hy vọng đó đã biến thành nỗi thất vọng sâu sắc. Dưới danh nghĩa đấu tranh vì dân chủ, các cuộc nổi dậy chỉ dẫn đến rối loạn, chia rẽ và làm bùng phát các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Bắc Phi. 

hy vong cua mua xuan arap da tieu tan
Đầu năm 2011, tại các quốc gia Arập đã nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình và nổi dậy. (Nguồn: AP)

Tunisia: Tấm gương ngoại lệ

Đi đầu trong phong trào “Mùa xuân Arập”, Tunisia là quốc gia kiểm soát tốt nhất những diễn biến tiếp theo. Việc người bán hàng rong Tarek Mohammed Bouazizi tự thiêu cuối năm 2010 đã thổi bùng lên các cuộc biểu tình khắp Tunisia và biến thành một cuộc nổi dậy chống chính quyền. Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali đã phải chạy trốn sang Saudi Arabia vào tháng 1/2011. Tunisia nhanh chóng trở thành một tấm gương đặc biệt trong thế giới Arập. Đây là quốc gia duy nhất mà khát vọng dân chủ không dẫn đến nội chiến.

Ba cuộc bầu cử đã diễn ra kể từ cuộc cách mạng năm 2011. Đảng Hồi giáo Ennahda thậm chí đã đồng ý nhượng bộ các đối thủ thế tục của mình. Tuy nhiên, khó khăn mà Tunisia đang phải đối mặt khiến thắng lợi này trở nên mong manh lại là một cuộc khủng hoảng kinh tế dai dẳng, tỷ lệ thất nghiệp cao, người dân ngày càng chịu ảnh hưởng của Hồi giáo cực đoan và vùng biên giới bất ổn với Libya - nơi các nhóm “thánh chiến” đang hoạt động.  

Ai Cập: Trở lại vạch xuất phát

Vài tuần sau Tunisia, đến lượt cuộc nổi dậy của quốc gia lâu đời nhất và đông dân nhất thế giới Arập, dẫn đến việc Tổng thống Hosni Mubarak buộc phải ra đi vào ngày 11/2/2011. Sau chiến thắng của tổ chức Anh em Hồi giáo trong cuộc bầu cử năm 2012, quân đội đã ra tay quyết liệt. Chỉ một năm sau khi nắm quyền, tháng 6/2013, Tổng thống Mohamed Morsi đã bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình lớn diễn ra khắp cả nước và được thay thế bởi Thống chế Abdel Fattah el-Sissi.

Nhưng đến nay, cho dù quân đội đang nắm quyền điều hành đất nước bằng những chính sách “bàn tay thép”, cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn leo thang và chiến tranh du kích do lực lượng Hồi giáo Sinai tiến hành là yếu tố đáng lo ngại của sự bất ổn.  

Libya: Quốc gia bị tàn phá

Cuộc cách mạng Libya năm 2011 đã nhanh chóng biến thành nội chiến. Các cuộc biểu tình chống nhà lãnh đạo Gaddafi nổ ra ở Benghazi đã chuyển thành một cuộc nổi dậy vũ trang. Đây cũng là trường hợp đầu tiên có sự can thiệp của nước ngoài, khi lực lượng NATO - do Pháp và Anh lãnh đạo - đã chặn đứng quân đội Libya được cử đến để tái chiếm các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy.

Giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột kết thúc bằng cái chết của Gaddafi, sau khi đoàn xe của ông bị không quân NATO ném bom ở Sirte.

Tuy nhiên, Libya - một quốc gia dầu mỏ mới được thành lập - đã sớm rơi vào một cuộc nội chiến giữa các lực lượng dân quân đối kháng. Không có xung đột tôn giáo, nhưng có lẽ vì nguyên nhân tranh chấp nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào, 8 năm sau cuộc cách mạng, Libya vẫn là một quốc gia bị chia rẽ, trong bối cảnh các nhóm Hồi giáo cực đoan đang góp phần gây bất ổn cho cả khu vực Sahel.  

Yemen: Cuộc nội chiến thầm lặng

Lấy cảm hứng từ các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập, các cuộc biểu tình nổ ra ở Yemen đã đạt mục đích khiến Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức vào tháng 11/2011, sau hơn 20 năm nắm quyền. Tổng thống Saleh được thay thế vào đầu năm 2012 bởi cựu phó Tổng thống Abd Rabbo Mansour Hadi.

Tuy nhiên, các nhóm Hồi giáo thánh chiến và theo khuynh hướng li khai đã làm suy yếu các nỗ lực bình thường hóa của chính phủ mới. Năm 2014, phiến quân Houthi, một tổ chức chính trị - tôn giáo tham gia các cuộc biểu tình chống lại Saleh, đã trỗi dậy. Họ đánh đuổi Tổng thống Hadi ra khỏi thủ đô Sana'a, sau đó xâm chiếm Aden.

Houthi cũng đương đầu với sự can thiệp quân sự của Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Cho đến nay, không có người chiến thắng và kẻ thua cuộc, cuộc chiến đã tàn phá một đất nước vốn nghèo nhất thế giới Arập. Đói khát phong tỏa, người dân Yemen là nạn nhân của một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất hiện nay.

hy vong cua mua xuan arap da tieu tan
Xung đột đã tàn phá đất nước Syria. (Nguồn: Reuters)

Syria: Từ nội chiến đến xung đột khu vực

Cuộc nổi dậy ở Syria, bắt đầu vào tháng 3/2011 với việc bắt giữ và tra tấn những thanh niên đã dựng khẩu hiệu chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad ở thành phố Deraa, đã nhanh chóng biến thành một trong những cuộc xung đột tồi tệ nhất ở Trung Đông. Khi các cuộc biểu tình chuyển sang nổi dậy, Syria chìm vào một cuộc nội chiến dựa trên những liên kết giáo phái. Đồng thời, cuộc xung đột được quốc tế hóa khi có sự tham gia của các đối thủ trong khu vực như Iran và Saudi Arabia.

Những kẻ nổi dậy, ngày càng bị các nhóm Hồi giáo thánh chiến chế ngự, nhận được sự hậu thuẫn của nhiều quốc gia quân chủ vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ. Mất quyền kiểm soát tại địa phương, chế độ Assad đã nhận được sự hỗ trợ của người Iran và các đồng minh Hezbollah ở Liban, sau đó Nga đã can thiệp vào năm 2015. Sự phân rã của Nhà nước Syria đã làm nhen nhóm sự ra đời của các vùng tự trị. Các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tuyên bố lãnh thổ tại Syria và Iraq, trong khi ở phía đông bắc Syria, lực lượng người Kurd đã tạo ra một vùng tự trị mang tên Rojava.

Nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài, chế độ Assad dần dần chiếm lại các khu vực do phiến quân kiểm soát. Tuy nhiên, chiến tranh còn lâu mới kết thúc, còn Syria đã đổ quá nhiều máu. Sự tàn phá rộng lớn đã khiến hàng triệu người Syria phải lưu vong hoặc đang tạm sống trong các trại tị nạn ở các nước láng giềng.  

Bahrain: Cuộc nổi dậy bị dập tắt

Là một vương quốc nhỏ ở Vịnh Arập, Bahrain đã chứng kiến các cuộc biểu tình dân chủ nổ ra ở thủ đô Manama vào tháng 2/2011. Những người biểu tình chủ yếu theo dòng Shi'ite, phản đối quyền lực gia đình không chia sẻ của phái Sunni.

Saudi Arabia và các quốc gia láng giềng đã quyết định can thiệp quân sự vào Bahrain, vì e ngại cả lời kêu gọi cải cách lẫn ảnh hưởng do sự can thiệp của Iran đối với phong trào. Tháng 3/2011, họ đã tháo dỡ trại mà những người biểu tình ở quảng trường Pearl - trung tâm thủ đô Manama dựng lên và dập tắt phong trào.

hy vong cua mua xuan arap da tieu tan Mỹ sẽ bắt đầu rút quân khỏi Syria trong vài tuần tới

Ngày 10/2, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) của quân đội Mỹ, Tướng Lục quân Joseph Votel cho biết nước này sẽ bắt ...

hy vong cua mua xuan arap da tieu tan Mỹ tăng cường lực lượng tại biên giới Iraq - Syria

Một số nguồn tin địa phương cho biết, quân đội Mỹ đã đưa một đoàn xe quân sự lớn tới khu vực phía Tây Iraq, ...

hy vong cua mua xuan arap da tieu tan Ba năm sau “Mùa xuân Ả rập”: Chưa nguôi thất vọng và bi quan

Sự kiện hàng nghìn người Tunisia tụ tập tại quảng trường Kasbah trung tâm thủ đô Tunis và thành phố Sidi Bouzid (cái “nôi” của ...

Thu Hiền (theo Le Figaro)

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp Việt Nam (VELP) 2024 và làm ...
Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Đại sứ Bùi Văn Nghị và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã có chuyến thăm làm việc tại thành phố Rio de Janeiro, bang ...
Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 29/3/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 29 tháng ...
XSTV 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 29/3/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 29/3/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 29/3/2024. ket qua xo so tra vinh. XSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động