ICC gặp khó ở châu Phi

Quan niệm cho rằng Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), có trụ sở ở The Hague (Hà Lan), chỉ "nhắm" vào các nhà lãnh đạo châu Phi vô hình trung khiến cơ quan tư pháp quốc tế này khó phối hợp với các nước ở châu lục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
icc gap kho o chau phi Phiên tòa ICC đầu tiên xử tội danh phá hoại di sản văn hóa
icc gap kho o chau phi Tòa án Hình sự Quốc tế được phép thăm dò tội ác chiến tranh ở Ukraine

Lập luận trên ngày càng có thêm sức nặng khi mới đây, Gambia trở thành nước thứ ba ở châu Phi tuyên bố rút khỏi ICC. Trước đó, Burundi và Nam Phi cũng đã thông báo lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về quyết định sẽ không tiếp tục tham gia ICC. Những động thái này được đánh giá là cú sốc trong lịch sử 18 năm hoạt động của ICC.

Quốc hội Burundi cho rằng ICC chỉ đơn thuần là “một công cụ chính trị của các cường quốc thế giới nhằm loại bỏ bất cứ nhà lãnh đạo nào ở châu Phi”. Trước đó, vào tháng 4 năm nay, ICC thông báo rằng cơ quan này sẽ điều tra tình hình bùng phát bạo lực ở Burundi, quốc gia vốn chìm sâu trong khủng hoảng chính trị hơn một năm qua.

icc gap kho o chau phi
Trụ sở ICC tại The Hague, Hà Lan. (Nguồn: Dezeen.com)

Lý do Nam Phi rút khỏi ICC cũng tương tự như Burundi. Trong các lập luận của mình, chính phủ Nam Phi một mực cho rằng các quy định của ICC mâu thuẫn với luật của Nam Phi về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng các phán quyết của ICC thường mang tính thiên vị, thậm chí nhiều chính trị gia châu Phi cho rằng tòa này là một công cụ của những “nước thực dân phương Tây”. Trong số 10 vụ việc đang được ICC tiến hành điều tra, 9 vụ liên quan đến các nước châu Phi. Trên thực tế, cho đến nay, tất cả các lệnh bắt giữ của ICC chỉ nhằm vào các nhân vật là người châu Phi.

Tất cả cáo buộc nói trên đã khiến nhiều nước châu Phi quay lưng lại với ICC, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chính danh của cơ quan tư pháp này.

Giới quan sát cho rằng, trong thời gian tới, nhiều nước châu Phi như Chad, Kenya, Namibia có thể cũng sẽ rút khỏi ICC. Chuyên gia Allan Ngari thuộc Viện Nghiên cứu An ninh (Nam Phi) cho rằng dường như các nước châu Phi đang “liên minh” để đối phó với ICC, mà quyết định mới đây của Gambia chỉ là một phần trong kế hoạch chung.

“Bà Fatou Bensouda, Trưởng Công tố của ICC, là một người Gambia. Vì vậy, trong những năm gần đây, bà ta luôn cố gắng bảo vệ quốc gia mình”, ông Ngari cho biết.

Bà Bensouda đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công tố của ICC từ năm 2012, và cả châu Phi mong rằng bà Bensouda có thể làm dịu bớt thái độ chỉ trích châu Phi của các quan chức ICC. Dù vậy, cuối cùng Gambia cũng có quyết định dứt khoát với ICC. Bộ trưởng Thông tin Gambia, ông Sheriff  Bojang cho rằng: “ICC, mặc dù được gọi là Tòa án Hình sự Quốc tế, nhưng thực chất là Tòa án quốc tế chuyên xét xử và sỉ nhục những người da màu, đặc biệt là người châu Phi”.

icc gap kho o chau phi
Bà Fatou Bensouda, Trưởng Công tố của ICC. (Nguồn: Reuters)

Vậy ICC phải làm gì trong hoàn cảnh hiện nay? Bà Kelly-Jo Bluen, chuyên gia tại Viện Công lý và Hòa giải (Nam Phi), cho rằng việc một số quốc gia rút khỏi ICC là “cú đấm” vào uy tín của tòa án này, tuy nhiên sẽ khó có khả năng các nước châu Phi đồng loạt làm như vậy.

“Nhiều quốc gia vẫn sẽ giữ quan hệ với ICC bởi vì những trợ giúp thiết thực của tòa. Đặc biệt, một số nước vẫn xem ICC như một công cụ hữu hiệu trong hoạt động chính trị nội bộ của họ”, theo bà Bluen. Cho đến nay, một số nước châu Phi, tiêu biểu như Botswana, hoàn toàn không tỏ ý định chống lại ICC. Trong một thông cáo hôm 26/10, chính phủ Botswana tái khẳng định sẽ ủng hộ các phán quyết của tòa.

“Botswana tin rằng, với tư cách là tòa án hình sự quốc tế duy nhất, ICC là một thể chế rất quan trọng. Vì vậy, Botswana tái xác nhận vai trò thành viên của mình theo quy chế Rome của ICC, đồng thời khẳng định sự ủng hộ hệ thống tư pháp hình sự quốc tế mạnh mẽ, được thể hiện qua quyền lực ICC”, theo thông cáo của chính phủ Botswana.

Senagal từ chối đưa ra quan điểm chính thức, tuy nhiên Bộ trưởng Tư pháp Sidiki Kaba đã lên tiếng kêu gọi Burundi và Nam Phi xem xét lại quyết định của họ.

Tóm lại, có thể nói mặc dù uy tín của ICC bị suy giảm ở châu Phi song cơ quan này vẫn có ảnh hưởng lớn tại châu lục. Chính vì vậy, tâm lý chống ICC có thể ngày càng mạnh mẽ, song khó lan ra toàn bộ các nước châu Phi.

icc gap kho o chau phi Israel phản đối quyết định điều tra của ICC

Theo AFP, ngày 17/1, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phản đối quyết định tiến hành cuộc điều tra sơ bộ của Tòa án Hình ...

icc gap kho o chau phi Burundi sẽ rời khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Ngày 27/10, Bộ trưởng Tư pháp Burundi Aimee Laurentine Kanyana báo cáo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc nước này sẽ rút khỏi Tòa ...

Quang Chinh (theo The Guardian)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động