IS đã xâm nhập Anh Quốc đến mức độ nào?

Vụ tấn công khủng bố nhằm vào trụ sở Quốc hội - trung tâm quyền lực của nước Anh, đã gây rúng động đảo quốc này. Nghi vấn đang đổ dồn về tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
is da xam nhap anh quoc den muc do nao Nhiều nước tăng cường an ninh sau vụ tấn công ở Anh
is da xam nhap anh quoc den muc do nao Anh: Cảnh sát tiến hành điều tra khủng bố toàn diện

Các chiến binh thánh chiến đang tăng cường sử dụng xe cộ để thực hiện các tội ác của mình trong bối cảnh đang phải hứng chịu nhiều thất bại trên chiến trường Trung Đông, do vậy đã suy giảm khả năng thực hiện những đòn khủng bố quy mô lớn hơn.

Nước Anh rúng động

Vụ tấn công bên ngoài trụ sở Quốc hội Anh ở London vào chiều 22/3 là vụ mới nhất trong loạt tội ác khủng bố liên quan đến xe cộ lái ở tốc độ nhanh đâm vào khách bộ hành – một chiến thuật được tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS áp dụng và cổ xúy.

is da xam nhap anh quoc den muc do nao
Chiếc xe con được dùng trong vụ tấn công khủng bố ở London hôm 22/3. (Nguồn: PA).

Trong vụ này, kẻ thủ ác đã lái một chiếc xe ô tô Hyundai lao vào người đi bộ trên cầu Westminster ở trung tâm London, làm 3 người thiệt mạng. Sau đó y lao xe vào hàng rào quanh tòa nhà Quốc hội Anh, rồi dùng dao tấn công một cảnh sát Anh khiến người này tử vong. Y định xông vào bên trong tòa nhà Quốc hội nhưng đã bị một cảnh sát khác bắn chết. Những người bị thương trong vụ tấn công này bao gồm cả công dân các nước Pháp, Romania và Hàn Quốc.

Nơi xảy ra vụ tấn công là một khu vực nhạy cảm có tính biểu tượng cho đất nước Anh và Nhà nước Anh.

Cảnh sát nhận định sơ bộ  vụ tấn công này có yếu tố của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo quốc tế. Lực lượng chống khủng bố Anh cũng đã biết nghi phạm khủng bố từ trước. Họ đang tích cực điều tra những kẻ đứng đằng sau tên này.

Thủ tướng Anh Theresa May đã gọi vụ tấn công này là “bệnh hoạn và suy đồi”. Bà phát biểu: “Địa điểm vụ tấn công không phải là điều ngẫu nhiên. Bọn khủng bố chọn tấn công vào trung tâm thủ đô của chúng ta, nơi tụ hội người dân các dân tộc, các tôn giáo và các nền văn hóa...”.

Giới phân tích từng dự báo việc nước Anh bị tấn công chỉ là vấn đề thời gian, sau khi Pháp, Bỉ và Đức liên tục bị tấn công và giới chức Anh đã không ít lần lên án tổ chức Hồi giáo IS.

Phong cách IS

Hồi tháng 12/2016, một người tị nạn ở Đức đã lao cả một chiếc xe tải vào một khu chợ ở Berlin, làm 12 người chết. Tháng 7/2016, một kẻ cuồng tín đã lái nguyên một chiếc xe tải đâm vào một cuộc diễu hành ở thành phố Nice (Pháp), cướp đi mạng sống của 86 người.

is da xam nhap anh quoc den muc do nao
Khu vực xảy ra vụ tấn công khủng bố trung tâm London hôm 22/3. (Nguồn: Guardian).

Các vụ tấn công ở Pháp và Đức nếu không do thành viên IS trực tiếp thực hiện thì đều lấy cảm hứng từ tổ chức khủng bố này.

Hồi năm 2014, phát ngôn viên chính của IS, Mohammed al-Adnani, phát đi lời kêu gọi những kẻ cảm tình với IS ở phương Tây hãy tấn công những kẻ “vô đạo”, đặc biệt là cảnh sát và quân nhân, ở ngay chính nơi chúng sống thay vì di chuyển sang Trung Đông để tham chiến tại đó.

Adnani nói: “Nếu anh em không có bom đạn, thì hãy đập đầu hắn bằng đá, giết hắn bằng dao, hay lấy ô tô của mình để cán hắn, hoặc đẩy hắn từ trên cao xuống đất, hoặc bóp cổ hắn, đầu độc hắn”.

Khi lực lượng quốc tế liên tục giành thế Thượng phong quân sự trước tổ chức IS vào năm 2016, IS đã gấp gáp lặp lại lời kêu gọi trên.

Bấy lâu nay IS hy vọng sẽ có cơ hội tấn công trên lãnh thổ Anh bằng các chiến thuật “chính quy” hơn như đã từng sử dụng với hiệu ứng khủng khiếp ở Paris vào tháng 11/2015 và ở Brussels vào tháng 3/2016.

Chân rết IS có thực sự mạnh ở Anh?

Nhưng bất chấp có số lượng đáng kể công dân Anh tham gia hàng ngũ IS ở Iraq và Syria, các quan chức an ninh cho biết, tổ chức này vẫn thiếu một mạng lưới với độ gắn kết và hiệu quả chết người như ở Pháp và Bỉ.

Việc Mohamed Abrini - một chiến binh Bỉ (chứ không phải công dân Anh), điều tra các mục tiêu ở Anh vào năm 2015 cho thấy mạng lưới IS tại Anh (nếu có) bị thiếu hụt nhân lực.

Tên Abrini này còn kết luận rằng Anh được bảo vệ tốt do có cơ quan tình báo phát triển.

Thêm nữa, các quan chức an ninh Anh cho biết các luật kiểm soát súng nghiêm ngặt của Anh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các vụ tấn công bạo lực ở Anh.

Trong 15 năm qua, đa số các vụ tấn công, dù là ở Iraq, Afghanistan hay phương Tây đều dính đến các loại vũ khí mà lực lượng khủng bố dễ dàng có được. Đa phần các vụ này đều xảy ra trong cự ly một giờ đi lại tính từ nhà của kẻ gây án.

Năm 2005, tổ chức al-Qaeda đã huấn luyện thủ lĩnh của một nhóm chiến binh thực hiện sát hại 52 người trong hệ thống tàu điện ngầm London.

Thương vong duy nhất liên quan đến khủng bố Hồi giáo ở Anh từ năm 2005 đến nay là trường hợp Lee Rigby, một quân nhân bị sát hại ở Đông Nam London vào năm 2013 khi không thực hiện nhiệm vụ. Rigby đã bị hai gã chiến binh Hồi giáo dùng xe ô tô húc ngã, sau đó chúng dùng dao đâm chết anh này.

is da xam nhap anh quoc den muc do nao Mỹ: Thành phố New York tăng cường an ninh sau vụ khủng bố tại Anh

Sở cảnh sát New York (NYPD) đã tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh tại các cơ sở ngoại giao của Anh tại ...

is da xam nhap anh quoc den muc do nao Facebook kích hoạt Safety Check sau vụ khủng bố ở London

Facebook đã kích hoạt tính năng Kiểm tra an toàn (Safety Check) sau vụ tấn công khủng bố trước cung điện Westminster - tức trụ ...

is da xam nhap anh quoc den muc do nao Anh nghi ngờ khủng bố Hồi giáo đứng sau vụ tấn công tại London

Vụ tấn công gần Westminster - tòa nhà Quốc hội Anh, được cho là có dính dáng đến các tổ chức khủng bố Hồi giáo.

(theo Trung Hiếu/VOV.VN)

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động