Italy sẽ quyết định tương lai châu Âu?

Bài viết của tác giả Jeffrey D. Sachs đăng trên mạng tin Project Syndicate ngày 9/4 cho rằng, hơn bao giờ hết, Liên minh châu Âu (EU) đang cần có sự đoàn kết để khẳng định các giá trị và lợi ích của mình tại thời điểm mà vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đang bị đe dọa, vị thế của Trung Quốc đang lên, còn Nga lại một lần nữa do dự giữa hợp tác hay đối đầu với EU.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
italy se quyet dinh tuong lai chau au EU "mông lung" bên cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
italy se quyet dinh tuong lai chau au ​Pháp thúc đẩy thành lập lực lượng quân sự mới của châu Âu

Nếu bị chia rẽ, EU chỉ là một “khán giả” vô vọng trước sự thay đổi về địa chính trị. Mỹ cũng như EU có thể đóng một vai trò toàn cầu quan trọng, bởi vì vai trò này có thể mang lại sự thịnh vượng, nền dân chủ, chủ nghĩa môi trường, sự đổi mới và công bằng xã hội. Vậy liệu EU có giành lại được sự thống nhất về mục đích hay sẽ rơi vào vòng xoáy hỗn loạn? Điều này phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Italy.

Đứng giữa thịnh vượng và khủng hoảng

Vai trò then chốt của Italy bắt nguồn từ vị trí của nước này, đó là nằm ở ranh giới địa lý giữa một bên là sự thịnh vượng của Bắc Âu và một bên là tình trạng khủng hoảng ở Nam Âu. Đồng thời, quốc gia hình chiếc ủng cũng nằm ở ranh giới về trí tuệ và cảm xúc giữa một bên là một châu Âu cởi mở và một bên là một châu Âu đang một lần nữa bị mắc kẹt với chủ nghĩa dân tộc, sự thành kiến và nỗi sợ hãi.

italy se quyet dinh tuong lai chau au

Ông Luigi Di Maio – lãnh đạo Đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S) tổ chức lễ kỷ niệm với những người ủng hộ sau cuộc bầu cử Italy. (Nguồn: Getty Images)

Ngoài ra, Italy cũng đang đứng giữa một lằn ranh về chính trị, với đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S) - đang cùng chia sẻ diễn đàn chính trị với đảng cánh hữu Liên đoàn có quan điểm chống nhập cư, chống EU và đảng Dân chủ (PD) trung tả vốn ủng hộ châu Âu nhưng hiện đã bị suy yếu rất nhiều.

M5S là đảng đơn lẻ giành được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức ngày 4/3 vừa qua ở Italy với 33% số phiếu bầu, trong khi đảng Dân chủ giành được 19% và đảng Liên đoàn 17%. Thắng lợi giòn giã của M5S là một đề tài đang được tranh luận sôi nổi ở Italy và châu Âu.

Trên khắp EU, các đảng trung tả và trung hữu truyền thống vốn ủng hộ EU đang mất dần sự ủng hộ. Ở Italy, các đảng dân tộc chủ nghĩa chống EU như đảng Liên đoàn đang giành được nhiều phiếu bầu, và các phong trào như M5S - hay như Podemos ở Tây Ban Nha và Syriza ở Hy Lạp - hoặc là đang giành được quyền lực hoàn toàn, hoặc đang giữ thế cân bằng quyền lực giữa các đảng truyền thống chủ đạo ủng hộ châu Âu và các đảng dân tộc chủ nghĩa chống EU.

Chính trị châu Âu cần thay đổi?

Có 3 lý do. Thứ nhất, và có lẽ ít được công nhận nhất, là một giai đoạn chính sách đối ngoại đầy thảm họa của Mỹ ở Trung Đông và châu Phi. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và các đồng minh địa phương đặt mục tiêu thiết lập quyền bá chủ chính trị và quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi thông qua các cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo nhằm thay đổi chế độ ở Afghanistan, Iraq, Syria, Libya và nhiều nơi khác. Kết quả là bạo lực và sự bất ổn kinh niên đã dẫn đến những dòng người tỵ nạn ồ ạt tràn vào châu Âu, khiến nền chính trị ở hết thành viên này đến thành viên khác của EU trở nên rối ren.

italy se quyet dinh tuong lai chau au

Rome – thủ đô của Italy sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khu vực đồng Euro nếu suy thoái toàn cầu diễn ra. (Nguồn: GASPARD-MALO)

Thứ hai, hiện nay, châu Âu đang trong tình trạng thiếu đầu tư, đặc biệt là ở khu vực công. Theo cựu Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble, một nước Đức thành công về mặt kinh tế và tự mãn đã kìm hãm sự phát triển nhờ vào các dòng vốn đầu tư ở châu Âu, biến Khu vực đồng Euro (Eurozone) thành nhà tù của các chủ nợ dành cho Hy Lạp, đồng thời khiến phần lớn khu vực Nam Âu và Đông Âu trở nên trì trệ. Với chính sách kinh tế chỉ hạn chế trong phạm vi thắt lưng buộc bụng, nên không khó để chứng kiến tại sao chủ nghĩa dân túy lại bén rễ tại EU.

Thứ ba là vấn đề cơ cấu. Khu vực Bắc Âu thì đổi mới, trong khi phần phía Nam và Đông Âu nhìn chung lại không như vậy. Italy nằm ở cả hai phần của châu Âu: Nước này có một miền Bắc đầy năng động và một miền Nam với tình trạng trì trệ kinh niên. Đây là một câu chuyện cũ, nhưng cũng là một câu chuyện đang diễn ra. Đảng M5S đã giành thắng lợi vang dội, đặc biệt là ở khu vực miền Nam của Italy vốn bị trì trệ.

Các đảng dân chủ xã hội truyền thống chủ yếu thường né tránh các đảng nổi dậy mới, xem những đảng này là dân túy, vô trách nhiệm, cơ hội và không trung thực. Đó chính là quan điểm của đảng PD ở Italy khi các chính trị gia chủ chốt của đảng này từ chối liên minh với M5S. Các đảng dân chủ xã hội truyền thống sẽ phải lấy lại tính năng động của họ và dám chấp nhận rủi ro để có thể giành lại chiến thắng trong các cuộc bầu cử với tư cách là các đảng tiến bộ thực sự.

Italy và “giấc mơ cuối cùng”

Do sự phân chia về mặt chính trị và địa lý của châu Âu, nền chính trị của Italy có thể tạo ra sự cân bằng. Một Italy ủng hộ EU được điều hành bởi một liên minh M5S-PD có thể gia nhập cùng với Pháp và Đức để cải cách EU; giành lại tiếng nói rõ ràng về chính sách đối ngoại cho EU trước Mỹ, Nga và Trung Quốc; cũng như thực hiện một chiến lược về tăng trưởng xanh dựa trên sự đổi mới.

italy se quyet dinh tuong lai chau au

Chủ tịch đảng M5S Luigi Di Maio kêu gọi đảng PD gạt sang một bên những bất đồng trong quá khứ để cùng liên minh thành lập Chính phủ.

Để tạo lập một liên minh như vậy, M5S sẽ phải thông qua một chương trình kinh tế có trách nhiệm và được xác định rõ ràng, còn phe Dân chủ sẽ phải chấp nhận là đối tác thứ yếu của một lực lượng nổi dậy chưa được kiểm nghiệm thực tế trong công tác điều hành đất nước. Có lẽ chìa khóa để tạo dựng lòng tin lẫn nhau là đảng Dân chủ nắm giữ Bộ Tài chính, một bộ rất quan trọng, trong khi M5S bổ nhiệm Thủ tướng.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump, Stephen Bannon, mới đây đã vội vã tới Italy để khuyến khích M5S và đảng Liên đoàn thành lập một liên minh mà ông gọi là "giấc mơ cuối cùng". Lý do là bởi liên minh này sẽ phá vỡ EU. Điều đó sẽ nhắc nhở người dân Italy về tầm quan trọng của một liên minh ủng hộ EU, một liên minh có thể xua tan những cơn ác mộng như thế.

Cuộc tổng tuyển cử ở Italy vừa qua đã dẫn đến một quốc hội treo và các chính đảng hiện vẫn đang trong tiến trình đàm phán với nhau nhằm thành lập một chính phủ liên minh. Nếu tiến trình này bị thất bại, Tổng thống Italy Sergio Mattarella có thể lựa chọn một giải pháp ngắn hạn là thành lập một chính phủ tạm thời, có thể là một chính phủ dưới dạng kỹ trị, với sự ủng hộ của tất cả các đảng và, tiếp đó, Italy sẽ phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử mới vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2019.

italy se quyet dinh tuong lai chau au

Tác giả Jeffrey D. Sachs là giáo sư về lĩnh vực phát triển bền vững, về chính sách sức khỏe và quản lý. Ông hiện giữ chức Giám đốc Viện Nghiên cứu Trái đất tại Đại học Columbia (Mỹ) và là chuyên gia tư vấn đặc biệt cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs).

Các tác phẩm của ông gồm The End of Poverty (Đoạn cuối của sự nghèo đói), Common Wealth (Thịnh vượng chung), và gần đây nhất là The Age of Sustainable Development (Kỷ nguyên của sự phát triển bền vững)...

italy se quyet dinh tuong lai chau au EU công bố kế hoạch giúp triển khai nhanh quân đội trong khu vực

Ngày 28/3, Liên minh châu Âu (EU) thông báo kế hoạch nhằm giúp binh sỹ và thiết bị quân sự có thể được điều động ...

italy se quyet dinh tuong lai chau au Bước ngoặt tích cực cho Brexit

Việc Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đạt được đồng thuận cho giai đoạn chuyển giao hậu Brexit đã mở ra một ...

italy se quyet dinh tuong lai chau au ​Mỹ - EU tìm giải pháp cho vấn đề thuế nhôm, thép

Ngày 21/3, giới chức Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cho biết hai bên đang bắt đầu một vòng đàm phán mới, nhằm hướng ...

(theo Project Syndicate/TTXVN)

Đọc thêm

Nhiều ngân hàng dự báo giá vàng tăng sốc, quý kim trong trạng thái ‘không thể lay chuyển’

Nhiều ngân hàng dự báo giá vàng tăng sốc, quý kim trong trạng thái ‘không thể lay chuyển’

Các chuyên gia cho rằng, giá vàng sẽ vượt ngưỡng thử nghiệm 2.500 USD/ounce vào nửa cuối năm 2024.
Ukraine thừa nhận một sự thật cay đắng, nói thua Nga 10 lần về một thứ, tuyên bố 'hết tên lửa'

Ukraine thừa nhận một sự thật cay đắng, nói thua Nga 10 lần về một thứ, tuyên bố 'hết tên lửa'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, không có sự hỗ trợ của Mỹ, Kiev sẽ không có cơ hội chiến thắng.
Sao Việt: Diễn viên Phương Anh Đào khoe dáng yêu kiều, Hoa hậu Mai Phương Thúy đẹp như nàng thơ

Sao Việt: Diễn viên Phương Anh Đào khoe dáng yêu kiều, Hoa hậu Mai Phương Thúy đẹp như nàng thơ

Phương Anh Đào - nữ chính phim 'Mai' khoe dáng yêu kiều với đầm đỏ quyến rũ, Mai Phương Thúy đăng ảnh đẹp như một nàng thơ.
Điểm tin thế giới sáng 17/4: Ukraine giảm độ tuổi động viên quốc phòng, Argentina mua 24 tiêm kích F-16, Senegal thu hơn 1 tấn cocaine

Điểm tin thế giới sáng 17/4: Ukraine giảm độ tuổi động viên quốc phòng, Argentina mua 24 tiêm kích F-16, Senegal thu hơn 1 tấn cocaine

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/4.
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024, thị trường bật tăng, lượng hàng bán ra không nhiều, đa phần nông dân giữ hàng

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024, thị trường bật tăng, lượng hàng bán ra không nhiều, đa phần nông dân giữ hàng

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024 tại thị trường trong nước bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 90.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh, chuẩn bị quá trình đổ dốc?

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh, chuẩn bị quá trình đổ dốc?

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước sẽ giảm mạnh tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh trong thời gian qua, chuẩn bị quá trình ...
Ukraine thừa nhận một sự thật cay đắng, nói thua Nga 10 lần về một thứ, tuyên bố 'hết tên lửa'

Ukraine thừa nhận một sự thật cay đắng, nói thua Nga 10 lần về một thứ, tuyên bố 'hết tên lửa'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, không có sự hỗ trợ của Mỹ, Kiev sẽ không có cơ hội chiến thắng.
Điểm tin thế giới sáng 17/4: Ukraine giảm độ tuổi động viên quốc phòng, Argentina mua 24 tiêm kích F-16, Senegal thu hơn 1 tấn cocaine

Điểm tin thế giới sáng 17/4: Ukraine giảm độ tuổi động viên quốc phòng, Argentina mua 24 tiêm kích F-16, Senegal thu hơn 1 tấn cocaine

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/4.
Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là nguyên nhân khiến Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hoãn chuyến đi tới Ấn Độ trong tuần này.
Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm lữ đoàn quân đội của Đức tại Lithuania vào tháng 5.
Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq tới Mỹ, Thủ tướng Đức đến Trung Quốc, ông Trump ra tòa hình sự... là một số tin thế giới nổi bật.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động