Khi kinh tế Trung Quốc “hạ cánh”

Đã qua cái thời hoàng kim tăng trưởng từ 10 đến 13% mỗi năm, đã hết thời thu hút FDI bằng mọi giá, đã không còn cơ hội xuất khẩu vô tội vạ… không thể làm ngơ trước cảnh môi trường sống bị hủy hoại… Trung Quốc đang chủ động để nền kinh tế hạ cánh mềm.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
khi kinh te trung quoc ha canh
Cải cách kinh tế là một trong những hy vọng chính cho sự tăng trưởng trở lại của Trung Quốc. (Nguồn: NY Times)

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, trong tháng 2 vừa qua, xuất khẩu của Trung Quốc (TQ) giảm tới 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tức là giảm lớn nhất tính từ tháng 5/2009 đến nay. Trong khi đó, nhập khẩu giảm 13,8%. Thặng dư thương mại của TQ đối với Mỹ trong tháng này cũng giảm một phần tư, chỉ còn 14,5 tỷ USD do xuất khẩu giảm 15%. Thặng dư thương mại của TQ đối với EU cũng giảm 1/3, chỉ còn 10 tỷ USD.

Trong tầm kiểm soát

Kinh tế TQ suy giảm gần đây chủ yếu là do đầu tư vào công nghiệp và cơ sở hạ tầng giảm sút bởi trong hơn một thập kỷ qua, đầu tư vào các lĩnh vực này đã góp phần quá nửa vào tăng trưởng của TQ. Mô hình kinh tế TQ đang trải qua một giai đoạn thay đổi đáng kể. Theo một số chuyên gia châu Âu thì phải cần vài năm nữa kinh tế thế giới mới  thích nghi và quen dần với thay đổi ở TQ.

Tăng trưởng GDP của TQ năm nay đạt 6,7%, đó là con số mà nhiều nước ao ước nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất sau 7 năm qua của nước này. Người ta lại nhắc lại câu châm ngôn: khi nền kinh tế TQ hắt hơi thì nhiều nền kinh tế khác cảm lạnh. Người ta vẫn tin ở các nhà lãnh đạo TQ khi  họ khẳng định rằng kinh tế nước này sẽ hạ cánh mềm và mọi sự vẫn trong tầm kiểm soát.

Song, các chuyên gia đã tính toán: nếu ở TQ, GDP năm nay tăng 6,5% , năm 2017 tăng 6% thì tác động vào nhiều nền kinh tế khác vẫn còn ở mức chịu đựng được. Nguy hiểm nhất là TQ đạp phanh đột ngột. Nhiều nước có qui mô kinh tế nhỏ, xuất khẩu không đáng kể sang TQ, như một số nước Đông Âu, nhưng vẫn bị tác động bởi vì họ lại xuất khẩu bán thành phẩm sang Đức để Đức hoàn chỉnh thành phẩm bán sang TQ. Một khi TQ giảm nhập hàng công nghiệp từ Đức thì nhiều nước khác bị vạ lây.

Nếu tăng trưởng GDP ở TQ giảm xuống mức dưới 5% hoặc tồi tệ hơn khi kinh tế nước này rơi vào suy thoái thì kinh tế thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng tương tự 8 năm trước. Cái khác là cuộc khủng hoảng năm 2008 khởi nguồn từ Mỹ do khủng hoảng tài chính thì cuộc khủng hoảng lần này bắt đầu từ TQ và khởi nguồn từ khâu sản xuất. Cho dù mức độ chưa nghiêm trọng bằng cuộc khủng hoảng lần trước nhưng hậu quả của lần khủng hoảng này nếu xảy ra, sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Thủ tướng TQ vừa tuyên bố tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng vẫn chấp nhận được miễn là đảm bảo được việc làm. Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) cũng tin rằng, kinh tế TQ sẽ không hạ cánh cứng. Dư địa điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn. Có chuyên gia còn cho rằng nền kinh tế số một châu Á này ít nhiều mang tính tự cung tự cấp, họ tiếp tục tăng đầu tư, kích cầu, phát triển dịch vụ và thúc đẩy xuất khẩu. Họ sẽ dùng ngân sách nhà nước để đầu tư vào đường sắt nhưng không rõ để làm gì, xây những thành phố qui mô hàng vạn dân nhằm đẩy tăng trưởng lên nhưng hiệu quả sử dụng chỉ là con số không. Hãng Reuters nhận định, kinh tế TQ tụt dốc trước hết là bởi xuất khẩu yếu kém, đầu tư giảm sút nên nước này phải thúc đẩy tiêu dùng và tăng dịch vụ. Song, nhiều chuyên gia lại cho rằng, chương trình này là vô nghĩa bởi gốc rễ của vấn đề  là phải nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

Hy vọng hay hết hy vọng?

Điều trớ trêu là không phải nước nào cũng muốn TQ vượt mặt mình nhưng các nước đều mong và thậm chí còn chủ động góp phần cứu nền kinh tế nước này trước nguy cơ suy thoái. Kinh tế TQ chiếm 11% GDP toàn cầu và 10% các giao dịch thương mại thế giới, kinh tế TQ tiêu thụ 12% tổng lượng sử dụng dầu khí toàn thế giới và khoảng từ 40 đến 70%  đối với các mặt hàng thiết yếu khác. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần có những hành động khẩn cấp cần thiết để ngăn đà suy giảm tăng trưởng toàn cầu. OECD cho rằng, yếu tố chính gây nên suy thoái toàn cầu là do tốc độ tăng trưởng kinh tế TQ đã giảm từ mức trên 7% xuống dưới 7% như hiện nay. Tổ chức này tin là đã hết hy vọng tránh được sự đau đớn đó, thậm chí nó còn nặng nề hơn khi kinh tế TQ được dự báo chỉ có mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay.

Với sự trợ giúp của cả thế giới, cùng với sự chủ động và tiềm lực to lớn của mình, TQ đã đưa ra nhiều quyết sách ngắn và dài hạn. Họ đã và đang thực hiện một chiến lược mới tạm gọi là ”made in ngoài lãnh thổ TQ”: sử dụng lao động bên ngoài với sự quản lý của TQ.  Các công ty của TQ từng bước thiết lập ở nhiều châu lục tiêu chuẩn lao động của riêng mình bằng cách mua lại nhà máy, công xưởng, bất động sản… ở khắp nơi. Nhiều nước không còn coi TQ là mối đe dọa mà là một cơ hội để làm ăn.  Tất nhiên phương thức này đã gây phản ứng ở nhiều nơi trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu ở châu Âu khẳng định rằng, TQ đang thực hiện chính sách chia để trị ở EU. Trong thương lượng với TQ, một số nước EU không còn nhất nhất tuân thủ lợi ích của toàn nhóm mà chạy theo lợi ích của từng quốc gia riêng biệt.

Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng TQ đang làm theo phương thức Singapore, nghĩa là biến nước mình thành trung tâm xuất nhập khẩu hoạt động theo phương thức mua sản phẩm thô, tinh luyện biến chúng thành thành phẩm để xuất khẩu. Đây là một trong những hoạt động nửa sản xuất - nửa thương mại nhưng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Bên cạnh đó nó còn là kênh giải quyết việc làm tốt nhất cho lực lượng lao động dôi dư do tái cơ cấu kinh tế nhưng không đủ điều kiện ra nước ngoài làm việc. Bởi một trong những biện pháp mạnh tay từ nay đến năm 2017 là chương trình loại bỏ các xí nghiệp quốc doanh yếu kém ra khỏi nền kinh tế, dự kiến sẽ khiến sáu triệu người TQ mất việc làm.

Như vậy, sự tác động qua lại giữa kinh tế TQ và phần còn lại của kinh tế thế giới có thể coi như sự cộng sinh. Với một vị thế đặc biệt, Chính phủ TQ chắc chắn sẽ khai thác tối đa lợi thế đó. Nếu kinh tế TQ yếu đi thì cả thế giới sẽ phải tập trung giúp nó mạnh lên vì điều đó sẽ đảm bảo sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu.

TSKT. Nguyễn Xuân

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng MG của các dòng HS 2021, ZS 2021, MG5 2022, RX5 2023 và MG5 2023 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên ...
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Mỹ kêu gọi tăng 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, Nhật muốn giữ cổ phần trong dự án dầu khí ở Nga… là những tin kinh ...
Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết điều người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra là gì nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép...
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động