Kinh tế ASEAN cần kiên định một hướng đi

Một loạt sự kiện gần đây cho thấy “sóng gió” có thể đang quay trở đối với nền kinh tế thế giới. Để tiếp tục phát triển bền vững, ASEAN cần thúc đẩy thương mại và đầu tư với các đối tác thương mại chính và cả với Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
kinh te asean can kien dinh mot huong di ASEAN thảo luận về tiến trình xây dựng COC
kinh te asean can kien dinh mot huong di Chuẩn bị cho Hội chợ Doanh nghiệp châu Phi-ASEAN 2017

Chuyển dịch động cơ tăng trưởng

Trong ba thập kỷ qua, 5 trong số 7 nước thành công trong ngành chế tạo của thế giới là các nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. 2 trong số 5 quốc gia này là các thành viên ASEAN. Ngoài ra, trên cơ sở tổng sản lượng theo sức mua tương đương (PPP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có thể dự đoán 6 trong số 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 sẽ là các nền kinh tế mới nổi hiện nay: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nga và Mexico. Nền kinh tế Mỹ sẽ lớn thứ ba, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Các nền kinh tế trong ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia sẽ nằm trong nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những xu hướng này cho thấy một sự chuyển đổi động cơ tăng trưởng kinh tế từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

kinh te asean can kien dinh mot huong di
Châu Á được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu. (Nguồn:Shutterstock)

Xét về các xu hướng gần đây trong giao dịch thương mại, có thể thấy, sau khoảng 70 năm tự do hóa thương mại, một loạt các sự kiện gần đây cho thấy “sóng gió” có thể đang quay trở đối với nền kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế đã ngừng tăng trưởng trong thập kỷ qua và động lực cho tự do hóa thương mại ở cấp độ đa phương đã không còn tồn tại. Ngay cả các hiệp định thương mại cấp độ khu vực, được coi là một giải pháp thay thế cho tự do hóa thương mại đa phương, cũng đang bị chỉ trích nặng nề, ngay cả ở Mỹ.

Đối với ASEAN, Hiệp hội có thể khả năng đứng vững trước những “sóng gió” được đề cập ở trên. Ngay từ khi bước vào quá trình đàm phán các thỏa thuận thương mại khu vực, ASEAN đã cân nhắc tới các chuỗi giá trị toàn cầu và khá tiến bộ trong việc thúc đẩy các thỏa thuận. Cụ thể, ASEAN đã thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN năm 1992, trước cả khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập. ASEAN cũng đã phát triển Thỏa thuận thương mại ASEAN trong lĩnh vực hàng hóa và Thỏa thuận Đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 nhằm đối phó với các khủng hoảng tài chính. Những nỗ lực này đã giúp ASEAN trở thành trung tâm của các mạng lưới sản xuất khu vực. Xuất khẩu máy móc và phụ tùng đóng góp vào hơn 43% xuất khẩu hàng hoá của các nước ASEAN trong thập kỷ qua.

“Hội nhập nông”

Thách thức chính đối với ASEAN hiện nay là Hiệp hội có thể bị mắc kẹt trong "sự hội nhập nông". Thương mại nội khối ASEAN chỉ tăng từ 22% năm 2000 lên 24% vào năm 2015. Nguyên nhân của sự tăng khiêm tốn này là, thứ nhất, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của các nước ASEAN đều là thay thế chứ không phải bổ sung nhau. Thứ hai, nguyên tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và ASEAN + 1 vẫn bị các doanh nghiệp cho rằng quá phức tạp. Thứ ba, các biện pháp phi thuế quan (NTMs) trong ASEAN cũng còn nhiều bất cập. Trong khi mức thuế trung bình của 10 nước ASEAN giảm từ 10,9% năm 2000 xuống còn 4,5% vào năm 2015 thì số lượng NTMs tăng gấp đôi, từ 1.634 lên 5.975 biện pháp trong cùng kỳ.

kinh te asean can kien dinh mot huong di
ASEAN cũng nên cân nhắc một thỏa thuận thương mại với Mỹ. (Nguồn: Bangkok Post)

Trong tổng số các biện pháp, 29% là các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, 43% là hàng rào kỹ thuật trong thương mại, 16% là các biện pháp xuất khẩu, 12% còn lại là các biện pháp khác. Số lượng NTMs thực ra không hoàn toàn phản ánh mức độ bảo hộ, nhưng tính minh bạch của NTMs lại rất đáng quan ngại.

Hơn nữa, mặc dù ASEAN có thể đóng vai trò là trung tâm mạng lưới sản xuất khu vực nhưng lại không thể là một trung tâm khép kín như các mạng lưới sản xuất của Đức ở Trung và Đông Âu bởi vì ASEAN vẫn dựa vào đầu tư, thương mại và công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Nhận thức được sự phụ thuộc này, ASEAN đã và đang thúc đẩy thương mại và đầu tư với các đối tác thương mại chính. ASEAN đã phát triển các Hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN+1 (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Những nỗ lực này đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa ASEAN và các đối tác thương mại tăng từ 31% Lên tới 43% vào năm 2015. ASEAN và 6 đối tác thương mại chính hiện đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu ASEAN có nên thúc đẩy một thỏa thuận thương mại với Mỹ hay không. Hiện nay, chính quyền Tổng thống Mỹ đang có xu hướng đi ngược lại với toàn cầu hóa. Tuy nhiên, dù hai bên có ký kết một thỏa thuận thương mại hay không, Mỹ và ASEAN cũng nên hợp tác trong hai lĩnh vực chính. Trước hết là cải thiện các quy định về đầu tư, bảo vệ các nhà đầu tư; thực thi các hợp đồng và các biện pháp phi thuế quan. Bên cạnh đó, các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, quan chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cũng cần phải phối hợp để cải thiện tính minh bạch của NTMs, đưa ra các khuyến nghị nhằm thực hiện các quy định một cách hiệu quả.

kinh te asean can kien dinh mot huong di Hội phụ nữ ASEAN ra mắt Ban chấp hành mới

Ngày 3/3, tại Indonesia, Hội phụ nữ ASEAN (AWC) đã tổ chức lễ ra mắt Ban chấp hành mới, nhiệm kỳ 2017-2018, tại trụ sở ...

kinh te asean can kien dinh mot huong di Nhật Bản trở thành một đối tác quan trọng của ASEAN

Từ ngày 1-2/3 tại Banda Seri Begawan (Brunei) đã diễn ra Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 32. Đoàn Việt Nam do Thứ ...

Thu Hiền (theo Bangkok Post)

Đọc thêm

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã thao khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động