Kinh tế thế giới năm 2019: Dự cảm không bình yên

Căng thẳng địa chính trị đã và đang tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu vào những rủi ro không thể lường trước. Trong khi đó, kinh tế thế giới cũng không còn quá mạnh khi những lo ngại về thương mại tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường tài chính và kinh doanh…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen The Economist: Tiến trình toàn cầu hóa đã nhường bước cho một tình trạng uể oải
kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen WEF Davos 2019: Việt Nam quyết tâm trở thành “Quốc gia đổi mới sáng tạo"

Dựa trên ý kiến đánh giá của khoảng 1.000 chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu, Báo cáo Rủi ro toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố trước thềm Hội nghị WEF Davos 2019 cảnh báo, tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế và chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể tiếp tục tác động tới nền kinh tế thế giới trong năm 2019 và cản trở các nỗ lực giải quyết những vấn đề lớn khác như biến đổi khí hậu, đói nghèo...

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen

“Không lạc quan”

Mở đầu năm mới 2019, hàng loạt định chế tài chính lớn và uy tín, từ Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)… đều không hẹn mà gặp ở một điểm chung, đó là “không lạc quan” về triển vọng kinh tế toàn cầu. WB đưa ra con số 2,9% cho tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019, sau khi đã điều chỉnh giảm tăng trưởng của năm 2018 xuống 3%.

Còn OECD đã tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,5%, so với mức 3,7% đưa ra hồi tháng 9/2018.

IMF đã nhắc đến những căng thẳng thương mại khi hạ cấp dự báo tăng trưởng toàn cầu của năm 2019 vào tháng 10 năm ngoái. Theo đó, dự kiến tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ là 3,7%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước của tổ chức này.

Trong bối cảnh các điều kiện tài chính thắt chặt, theo cảnh báo của WB, thương mại quốc tế và các hoạt động sản xuất đang sụt giảm, trong khi căng thẳng thương mại ngày càng leo thang. Một số nền kinh tế mới nổi cũng đang chịu sức ép lớn từ thị trường tài chính. Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2019 của WB cho thấy, xu hướng tăng xuất khẩu hàng hóa đang chững lại, trong khi các hoạt động nhập khẩu có dấu hiệu giảm dần. Tăng trưởng bình quân đầu người của 35% các quốc gia đang phát triển và quốc gia mới nổi không đủ để thu hẹp khoảng cách thu nhập với các quốc gia phát triển trong năm 2019. Tỉ lệ này đối với các quốc gia dễ bị tổn thương bởi xung đột và bạo lực lên đến 60%

“Cơn sóng thần” mạnh nhất?

Tờ Forbes mới đây cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là vấn đề lớn khởi nguồn từ năm 2018, làm dấy lên nỗi lo sợ về chủ nghĩa chống toàn cầu hóa và việc nền kinh tế thế giới bị phân mảnh thành các thị trường riêng rẽ với mức độ bảo hộ cao. Nhưng thị trường tài chính và các tập đoàn đa quốc gia sẽ mang Mỹ và Trung Quốc trở lại bàn đàm phán trong năm 2019, tương tự trường hợp của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vài tháng trước.

Thay vào đó, vấn đề lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới năm 2019 sẽ là sự sụp đổ hàng loạt của các doanh nghiệp, có thể dẫn đến việc các ngân hàng thương mại phá sản ở các thị trường mới nổi- những nơi phụ thuộc vào dòng vốn ngoại để duy trì mức sống cao. Lý do nằm ở việc tăng lãi suất và sự kết thúc của chính sách tiền tệ quá lỏng của các ngân hàng trung ương những năm gần đây.

Có thể nói, chính sách tiền tệ nới lỏng như một “cơn sóng thần” làm tăng cả cung – cầu của nền kinh tế thế giới lên mức cao hơn. Xét trên khía cạnh nhu cầu, chính sách này khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục vay nợ và được vay một cách dễ dàng, khiến các món nợ “kếch xù” như ở trên trời rơi xuống. Chẳng hạn trường hợp của Trung Quốc, tỷ lệ nợ trên GDP của nước này đã tăng từ 18% năm 2008 lên hơn 50% năm 2018, trong khi tỷ lệ nợ của khu vực doanh nghiệp vẫn là một ẩn số lớn.

Xét về cung của nền kinh tế, chính sách tiền tệ dễ dàng khuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận thấp. Tại nền kinh tế dẫn đầu thế giới, tỷ lệ sử dụng tài nguyên để sản xuất công nghiệp đã tăng từ khoảng 67% năm 2009 lên gần tới 80% vào năm 2018. Trong khi đó, chỉ số Lạc quan của doanh nghiệp nhỏ cũng tăng lên gần 108 vào năm 2018, từ mức gần 80 cách đó 9 năm.

Hiểu một cách đơn giản, chính sách tiền tệ nới lỏng đã đưa nền kinh tế toàn cầu vào một chu kỳ tăng trưởng cao hơn. Vay tiêu dùng tăng, kéo theo chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến đầu tư nhiều hơn và ra đời các doanh nghiệp mới. Những điều này góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và làm tăng thu nhập, tạo thêm việc làm trong vài năm trở lại đây.

Cùng lúc đó, đầu tư nhiều hơn giúp mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế cũng như giữ lạm phát ổn định. Việc này cho phép các ngân hàng trung ương tiếp tục chính sách tiền tệ dễ dàng. Và những yếu tố quay vòng trên đã đẩy thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ dựa trên chính sách tiền tệ dễ dàng.

Tuy nhiên, mọi thứ không còn như trước, bắt đầu thay đổi trong vài tháng gần đây. Các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất. Cơn sóng của chính sách tiền tệ dễ dàng đang rút dần. Trong bối cảnh phát triển không bền vững tại các nền kinh tế, điều này được dự đoán sẽ đẩy cung – cầu xuống mức thấp hơn. Cụ thế hơn, xét trên khía cạnh nhu cầu, chính sách tiền tệ dễ dàng kết thúc đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi vay nợ. Về cung của nền kinh tế, nó có thể đẩy những doanh nghiệp có lợi nhuận thấp đến bờ vực sụp đổ.

Sự kết thúc của chính sách tiền tệ nới lỏng có thể khiến nền kinh tế thế giới rơi vào một chu kỳ tăng trưởng chậm hơn. Các khoản vay tiêu dùng ít hơn sẽ kiềm chế chi tiêu, do đó có thể dẫn đến làn sóng sụp đổ của các doanh nghiệp. Tiếc rằng, đó chính xác là những gì đã diễn ra vào giai đoạn khủng hoảng 2008 - 2009.

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen
Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã tăng gần 3 lần sau 10 năm. (Nguồn: SCMP)

Hợp tác trở thành cấp thiết

Năm 2019, ngoài vấn đề chính sách tiền tệ, phong trào chống toàn cầu hóa đang lan rộng, khiến tình hình kinh tế thế giới càng thêm bi quan. Tình hình châu Âu, Mỹ đã xấu đi nhiều bởi chủ nghĩa dân túy như “Brexit” hay chính sách “Nước Mỹ trên hết”… Nhưng trong năm 2019, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở một số nước châu Á có thể khiến các tư tưởng chống toàn cầu hóa trở nên mạnh hơn và rộng hơn.

Năm 2018, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm hơn dự báo của hầu hết chuyên gia, trong đó các thị trường chứng khoán ghi nhận một năm tồi tệ nhất trong một thập niên qua. Một số ý kiến cho rằng, tình trạng này là do cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới đã tác động đến giao thương toàn cầu.

Theo phân tích của WEF, đây là giai đoạn mà thế giới đang phân hóa sau thời gian toàn cầu hóa. Các mô hình quản trị toàn cầu cho thấy khó khăn trong việc thúc đẩy hành động hài hòa giữa các cường quốc. Triển vọng kinh tế ảm đạm dường như làm giảm tiềm năng hợp tác quốc tế trong năm 2019. Gần 90% chuyên gia dự đoán, việc các luật lệ quy định và thỏa thuận thương mại toàn cầu “tiếp tục bị bào mòn” sẽ cản trở đà tăng trưởng trên thế giới.

Có lẽ vì lý do đó, Diễn đàn Davos 2019 năm nay đã chọn chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”, đặt mục tiêu xác định các mô hình hòa bình mới, bền vững và toàn diện, nhằm thích nghi với một thế giới mà ở đó, hội nhập toàn cầu mạnh mẽ là tiến trình không thể tránh khỏi.

Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới đứng trước rủi ro trong năm 2019, nhu cầu thiết lập hợp tác quốc tế cấp thiết hơn bao giờ hết.

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen Thủ tướng và chuyến đi đầu năm đến nơi khởi nguồn nhiều ý tưởng sáng tạo của thế giới

Sáng nay 26/1, (giờ Việt Nam), sau chuyến bay khoảng 10 tiếng đồng hồ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã về đến Hà Nội, kết ...

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến dự WEF Davos 2019

Tiếp tục chương trình làm việc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos của Thụy Sĩ, ngày 25/1, Thủ tướng Chính phủ ...

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen "Đi đầu" trong xả rác thải nhựa ra môi trường, Coca-Cola và Pepsi muốn sửa sai

Hòa chung nỗ lực hạn chế chất thải nhựa trên toàn cầu, ngày 24/1, các "đại gia" sản xuất nước giải khát Coca-Cola và Pepsi ...

Minh Anh

Đọc thêm

Xử phạt doanh nghiệp vì đặt quảng cáo trái phép vào phim có ‘đường lưỡi bò’

Xử phạt doanh nghiệp vì đặt quảng cáo trái phép vào phim có ‘đường lưỡi bò’

Công ty WPP bị phát hiện đã đặt quảng cáo hai nhãn hàng vào phim 'Flight to you' (Hướng gió mà đi), trong phim có hình ảnh 'đường lưỡi bò' ...
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Malaysia lọt Top 10 quốc gia có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất

Malaysia lọt Top 10 quốc gia có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất

Malaysia nằm trong Top 10 nước có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất. Nhóm này được xác định là người có tài sản ròng tối thiểu 30 ...
Vietlott 21/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 21/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 21/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 21/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 21/4 - Vietlott Mega 6/45 21/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 21/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSDL 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 21/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 21/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 21/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Dự án khu du lịch sinh thái Eo Gió (Quy Nhơn, Bình Định) sẽ có các loại hình dịch vụ du lịch tổng hợp, cầu kính, nhà hàng và các ...
Giá tiêu hôm nay 21/4/2024, bất ngờ tăng rất mạnh, không phải Trung Quốc, đây mới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024, bất ngờ tăng rất mạnh, không phải Trung Quốc, đây mới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 94.500 – 97.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về cuộc tấn công của Israel.
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Phiên bản di động