Kỳ lạ mưa sao băng

Cứ vào tháng 8, con người lại có dịp ngắm mưa sao băng Perseid. Đó là khoảnh khắc bầu trời với những vệt sao sa mang đậm vẻ đẹp bí ẩn, nhưng không phải ai cũng may mắn nắm bắt được khoảng khắc hiếm hoi đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Mưa sao băng tháng 8 khởi nguồn từ sao chổi Swift-Tuttle. Cứ khoảng 130 năm, Swift-Tuttle lại lượn băng qua mặt trời và trên đường di chuyển nó phát tán những đám mây bụi khổng lồ gồm các thiên thạch nhỏ li ti cấu tạo từ đất đá, băng, kim loại. Những thiên thạch ấy đâm xuyên bấu khí quyển với vận tốc khoảng 160.000 km/h và bùng cháy thành mưa sao băng trong khoảnh khắc.

Những ngôi sao băng tháng 8 dường như có điểm phát từ chòm sao Perseus nên còn được gọi là mưa sao băng Perseid. Chòm sao này mọc vào khoảng nửa đêm ở bầu trời phía đông bắc. Trong đợt đỉnh điểm của mưa sao băng, người ngắm có thể thấy 30 ngôi sao sa một giờ ở ngoại ô thành phố và đến 200 ngôi sao sa một giờ ở vùng nông thôn. Trong suốt nội chiến Mỹ năm 1862, hai nhà thiên văn người Mỹ là Lewis Swift và Horace Parnell Tuttle khi làm việc cùng nhau đã khám phá ra ngôi sao chổi Swift-Tuttle. Lần xuất hiện gần đây nhất của Swift-Tuttle gần Trái đất là năm 1992. Geza Gyuk, nhà thiên văn thuộc cung thiên văn Adler ở Chicago cũng có cảm tưởng rằng nhiều hình ảnh sao băng liên quan đến nghệ thuật và khiến người ta thích thú. Và niềm vui của những người cố nắm bắt một ngôi sao sa Perseid đó là họ không bao giờ biết được điều thú vị nào sắp xảy ra.

Mưa sao băng Perseids có tên Việt Nam là Anh Tiên mới đây được dự đoán đạt cực đại vào đêm 12/8, rạng sáng 13/8. Số sao băng dự kiến nhìn thấy được trong trận mưa sao băng Perseids vào khoảng 60 - 80 vệt/giờ. Trong điều kiện quan sát lý tưởng như trời quang đãng, nhiều mây, không có ánh trăng thì số sao băng có thể lên đến 100 vệt/giờ. Tuy nhiên, thời tiết đã không ủng hộ người yêu thích thiên văn Việt Nam buổi tối hôm đó, mây che phủ bầu trời khiến việc quan sát gặp nhiều trở ngại. Tại TP HCM, có nhiều lúc trời trong nhưng mây mỏng kèm theo và cả ô nhiễm sáng bụi nên việc quan sát mưa sao băng Perseids không được như mong đợi. Còn tại Hà Nội, những người may mắn nhất cũng chỉ ngắm được hai vệt sáng duy nhất trên bầu trời.

Đặc biệt, sau cơn mưa sao băng, người còn dự tính trong hai ngày 21, 22/8, ngay sau khi Mặt trời vừa lặn, con người sẽ được chứng kiến sự hội ngộ của hai hành tinh trong Hệ mặt trời ở bầu trời phía Tây là sao Hỏa, sao Thổ với Mặt trăng và ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Virgo (chòm sao Trinh Nữ) – sao Spica. Cũng vào ngày 24/8, sao Hải Vương sẽ tiến đến vị trí trên quỹ đạo mà khoảng cách giữa hành tinh này và trái đất sẽ gần nhất trong năm 2012.

Trước sự xuất hiện của mưa sao băng, truyền thuyết của một số nước châu Á đều thêu dệt nhiều chuyện ly kỳ. Trong đó, câu chuyện phổ biến nhất cho rằng: mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi thì người đó sẽ chết. Cách giải thích này rõ ràng không có cơ sở khoa học bởi trong lịch sử của loài người chưa bao giờ xảy ra hiện tượng các vì sao “rơi xuống” trái đất. Hơn nữa, sao băng là hiện tượng một loại vật chất vũ trụ bay vào tầng khí quyển của trái đất bị cọ xát và phát sáng. Thế nhưng, với sự huyền bí của nguồn sáng này thì không thể ngăn cản con người có những niềm tin và hy vọng chính đáng: như nếu nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì lời ước ấy sẽ thành sự thật.

TRỌNG VŨ (tổng hợp)

Đọc thêm

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động