Kỷ nguyên hợp tác mới với Ngôi sao phương Đông

Châu Âu đóng vai trò then chốt trong chiến lược “Make in India” của Thủ tướng Modi. Mở rộng quan hệ với Ấn Độ - cường quốc đang trỗi dậy - sẽ giúp “lục địa già” giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky nguyen hop tac moi voi ngoi sao phuong dong Ấn Độ tuyên bố không từ bỏ nỗ lực gia nhập NSG
ky nguyen hop tac moi voi ngoi sao phuong dong Mỹ, Ấn Độ cam kết hợp tác chống khủng bố

Từ ngày 29/5-4/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có chuyến công du đến bốn cường quốc hàng đầu châu Âu là Đức, Tây Ban Nha, Nga và Pháp với mục tiêu tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và thắt chặt quan hệ song phương. 

Ưu tiên quan trọng 

Ông Modi lên cầm quyền năm 2014 trong bối cảnh nền kinh tế của quốc gia đông dân thứ hai thế giới tăng trưởng với tốc độ trung bình 7% trong hai thập kỷ liên tiếp và ảnh hưởng quốc tế của Ấn Độ không ngừng mở rộng. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đạt 7,6%, vượt Trung Quốc và trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong G20. Mục tiêu của ông Modi là tiếp tục duy trì đà cải cách và tăng trưởng kinh tế thông qua chiến lược “Make in India”, đưa Ấn Độ trở thành thành trung tâm sản xuất của thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ vào năm 2030.  

Để thực hiện tham vọng, ông Modi và các nhà lãnh đạo Ấn Độ coi việc thúc đẩy và thắt chặt quan hệ thương mại, đầu tư với châu Âu là ưu tiên quan trọng. Châu Âu không chỉ là thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của Ấn Độ, mà còn là nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ quan trọng. Bản thân kinh tế châu Âu cũng đang chao đảo do tăng trưởng trì trệ kéo dài, tiến trình xử lý “hậu Brexit” và thách thức bảo hộ mậu dịch của Mỹ dưới chính quyền Trump… nên rất cần mở rộng và khai thác tiềm năng thị trường Ấn Độ khổng lồ.  

ky nguyen hop tac moi voi ngoi sao phuong dong
Thủ tướng Ấn Độ Modi gặp người đồng cấp Đức Merkel, ngày 30/5. (Nguồn: PTI)

Trong bốn nước nói trên, Đức là đối tác kinh tế quan trọng nhất của New Delhi. Thương mại Ấn Độ - Đức năm 2016 đạt 17,5 tỷ USD, và hiện có 1.600 công ty Đức với hơn 400.000 chuyên gia, kỹ sư đang làm việc tại Ấn Độ. Trong chuyến thăm Đức lần này, Thủ tướng Modi và người đồng cấp chủ nhà Angela Merkel đồng chủ trì cuộc họp Tham vấn Ủy ban Liên chính phủ Ấn Độ - Đức lần thứ tư (IGC) và chứng kiến lễ ký kết tám văn kiện quan trọng tập trung vào các lĩnh vực đầu tư, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, hàng không dân dụng, năng lượng sạch, dạy nghề... 

Đây là chuyến thăm chính thức Đức lần thứ hai trong vòng hai năm của ông Modi. Sau cuộc gặp này, hai Thủ tướng sẽ gặp lại nhau trong vòng một tháng nữa tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức. Điều này cho thấy Đức có vị trí quan trọng, phù hợp với tầm nhìn và hướng đi của Ấn Độ trong tương lai. 

Tây Ban Nha là điểm đến tiếp theo và là chuyến thăm đầu tiên trong 30 năm qua của một Thủ tướng Ấn Độ. Ông Modi thực sự mong muốn tăng cường hợp tác, tìm kiếm sự hỗ trợ của Tây Ban Nha - nhà đầu tư lớn thứ 12 của Ấn Độ, trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, hợp tác quốc phòng, công nghiệp, năng lượng tái tạo sản xuất linh kiện ô tô. 

Làm nồng ấm đối tác chiến lược

Tuy là điểm đến thứ ba, chuyến thăm Nga của Thủ tướng Modi lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Cho đến gần đây, Nga luôn được xem là đối tác chiến lược quan trọng và là đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ. Tuy nhiên, do thay đổi môi trường khu vực và định hướng chiến lược của mỗi nước, quan hệ Nga - Ấn có những biến động mạnh. Từ chỗ là đồng minh số một, nhà cung cấp trang thiết bị quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ, nay Nga bị đẩy xuống hàng thứ hai sau Mỹ, còn Ấn Độ vẫn đang nỗ lực tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí từ Pháp và Israel.

Về kinh tế-thương mại, năm 2016 thương mại hai chiều Ấn Độ - Nga đã giảm xuống còn 8 tỷ USD, như vậy sẽ rất khó đạt được mục tiêu 30 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2030. 

Do đó, chuyến thăm Nga của ông Modi lần này nhằm mục tiêu làm nồng ấm trở lại quan hệ kinh tế - thương mại và đối tác chiến lược Nga - Ấn. Theo kế hoạch, ngoài họp thượng đỉnh với ông Putin, ông Modi sẽ tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Nga - Ấn, tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg. Hai nước dự kiến sẽ ký thỏa thuận khung xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Kudankulam 5 và 6 cũng như thảo luận về hợp tác quốc phòng, chống khủng bố, hợp tác năng lượng.

Thúc đẩy hợp tác với Pháp, đối tác kinh tế lớn thứ chín của Ấn Độ, cũng là một trong những ưu tiên quan trọng của Chính phủ Modi. Thủ tướng Modi sẽ có cuộc hội kiến đầu tiên với tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nội dung chính của chương trình nghị sự cuộc gặp xoay quanh các chủ đề cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hợp tác chống khủng bố, biến đổi khí hậu, việc Pháp tham gia các dự án hạ tầng ở Ấn Độ...  

Với các mục tiêu chiến lược rõ ràng như vậy, cả Đức, Tây Ban Nha, Nga, Pháp và Ấn Độ đều có lý do để tin vào thành công của chuyến thăm và hy vọng chuyến thăm sẽ mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương với “ngôi sao mới trên bầu trời phương Đông”.

ky nguyen hop tac moi voi ngoi sao phuong dong Tết ấm áp của người Việt tại Ấn Độ

Một đêm hội thực sự với các tiết mục văn nghệ đặc sắc, trò chơi đố vui có thưởng vui nhộn cùng nhiều món ăn ...

ky nguyen hop tac moi voi ngoi sao phuong dong Thủ tướng Modi trở thành biểu tượng du lịch Ấn Độ

Bộ Du lịch Ấn Độ vừa quyết định chọn hình ảnh Thủ tướng Narendra Modi làm biểu tượng may mắn cho chiến dịch "Incredible India" ...

ky nguyen hop tac moi voi ngoi sao phuong dong Nhật Bản - Ấn Độ: Bắt tay bước tới một kỷ nguyên mới

Ngày 7/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã thảo luận về các cách thức để hợp ...

Nguyễn Bình

Đọc thêm

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam thua đậm 0-3 trước U23 Uzbekistan ở lượt cuối cùng bảng D trên sân Khalifa và sẽ đối đầu U23 Iraq ở tứ kết giải U23 châu ...
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Diễn viên Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh đăng ảnh hậu trường thanh lịch, Hòa Minzy khoe vai trần gợi cảm.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Thái Lan là đối tác đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động