Ký ức của một thời “vừa đánh, vừa đàm”

45 năm đã qua, những chứng nhân Việt Nam của Hội nghị Paris giờ đều ở độ tuổi trên dưới 90 nhưng những chi tiết đáng nhớ, những giờ phút đàm phán căng thẳng của Hội nghị Paris vẫn trở về sống động khi các cán bộ lão thành có dịp ngồi lại cùng nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Gặp mặt thân mật kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris
ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Hội nghị Paris về Việt Nam – Hội nghị ngoại giao dài nhất trong lịch sử thế giới

Kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2018), Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật và ý nghĩa giữa các thế hệ cán bộ ngoại giao. Đặc biệt, những chia sẻ của các nguyên lãnh đạo cấp cao, cán bộ từng trực tiếp tham gia đàm phán và phục vụ quá trình đàm phán và ký Hiệp định ngày ấy như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm; các nguyên Đại sứ, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh; Phạm Ngạc... đã để lại nhiều bài học vẫn còn nguyên giá trị với ngoại giao nước nhà hôm nay.

ky uc cua mot thoi vua danh vua dam
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau buổi gặp mặt kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris do Bộ Ngoại giao tổ chức (Ảnh: Nguyên Hồng)

Những trải nghiệm “thấm thía”

Bà Nguyễn Thị Bình - Trưởng phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã rất xúc động nhắc lại thời kỳ chiến đấu anh hùng trên mặt trận ngoại giao. Người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định nhấn mạnh, từ Hội nghị Paris có thể mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho ngành Ngoại giao. Đặc biệt, những trải nghiệm mà bà thấy thấm thía nhất và đúc rút lại chỉ trong những cụm từ ngắn gọn: biết đánh giá tình hình (ta và địch, tình hình quốc tế và khu vực), phải biết chớp thời cơ và có sách lược khôn ngoan.

Bà Bình nhớ lại ba năm trước khi Hiệp định được ký kết, Việt Nam đã nêu ra hai yêu sách: đòi Mỹ rút quân hoàn toàn ra khỏi miền Nam và xóa bỏ chính quyền Sài Gòn do Mỹ dựng lên. Đến năm 1972, tình hình thế giới và chiến sự thay đổi, ta chỉ tập trung yêu cầu Mỹ rút quân, vấn đề chính trị miền Nam giải quyết sau. Bà cho đây là một quyết định vô cùng khôn ngoan. Bởi trong suốt ba tháng tranh luận, đấu tranh với nhau, cuối cùng phía Mỹ căn bản chấp nhận văn bản của ta dù còn một số điều khoản chưa thực sự đồng ý và dự định ký hiệp định này vào tháng 10/1972. Nhưng sau đó phía Mỹ trì hoãn, lấy lý do chính quyền Thiệu chưa tán thành hoàn toàn. Chỉ đến khi, Việt Nam giành thắng lợi cả trên mặt trận quân sự và ngoại giao, Mỹ mới đồng ý ký Hiệp định Paris.

Tuy nhiên, theo bà Bình, ngoại giao nhân dân đã đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của Hiệp định Paris. Trong điều kiện chiến trường gặp nhiều khó khăn, mặt trận ngoại giao nhân dân phát triển hết sức mạnh mẽ đã động viên cho mặt trận quân sự. “Ngành Ngoại giao của chúng ta có ba mảng: Ngoại giao Nhà nước, Ngoại giao Đảng và Ngoại giao Nhân dân. Nhưng tôi đánh giá, Ngoại giao Nhân dân rất linh hoạt và rộng lớn. Trong tình hình mới hết sức phức tạp, phong trào hòa bình thế giới vẫn còn non yếu, thậm chí mâu thuẫn nhau, Ngoại giao nhân dân càng cần được quan tâm, nghiên cứu kỹ hơn để áp dụng hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kết hợp chặt chẽ, giúp đỡ các mặt trận ngoại giao khác”, bà nói.

Chiến thắng của tinh thần độc lập, tự chủ

May mắn là thành viên đàm phán Hiệp định Paris của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh đã kể lại những ngày tháng chuẩn bị dự thảo văn bản Hiệp định Paris – một trong những công việc tối mật và quan trọng.

Điều ông Huỳnh thấy tâm đắc là dự thảo văn bản Hiệp định đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của Việt Nam từ nội dung, biện pháp đến ý tứ, câu chữ. “Chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với dự thảo Hiệp định Paris cũng cực kỳ chặt chẽ, có những câu chữ phải xin ý kiến từ Hà Nội, từng điều khoản, từng câu từng chữ đều rất chặt chẽ. Đến nay sau 45 năm, nếu có đọc lại cũng khó có thể thay thế được một câu chữ nào tốt hơn hay đắt hơn”, ông Huỳnh nói.

Từng là cán bộ ngoại giao phụ trách ghi chép biên bản tại Hội nghị Paris, Đại sứ Phạm Ngạc cũng cho rằng, thời gian đàm phán là khoảng thời gian đấu trí vô cùng căng thẳng. Trong khi Mỹ có những nhà ngoại giao rất giỏi như ông Henry Kissinger, Việt Nam cũng có ông Nguyễn Cơ Thạch - người nhớ từng câu trong Hiệp định, ông Trần Quang Cơ - người tham gia rất nhiều cuộc đàm phán và nhớ toàn bộ các điều khoản.

Để đạt được bản Hiệp định Paris cuối cùng, hai bên có lúc phải thương lượng về các câu từ. “Ví dụ, trong văn bản tiếng Việt ghi là “Bộ trưởng Ngoại giao” nhưng sau được sửa là “Tổng trưởng Ngoại giao”. Hay một câu khác như: “Các cơ quan đại diện ở Sài Gòn được quyền sử dụng dịch vụ…”. Lúc đó, ở Việt Nam chưa có khái niệm “dịch vụ” nên khi các cơ quan trong nước chuyển sang tiếng Việt là “người giúp việc” thì rất khó. Do vậy, ông Nguyễn Cơ Thạch nói với tôi: “Cậu sang móc túi họ đi”. Lúc đó tôi đến gặp đại diện phía Mỹ và nói: “Chúng tôi dịch nhầm chỗ này “Services” là “dịch vụ””. Bên Mỹ đồng ý luôn”, ông Ngạc kể lại.

Cũng theo ông Huỳnh, sau những lần đàm phán cam go ấy, cuối cùng văn bản Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam tập trung vào ba nội dung chính là Mỹ rút quân, không can thiệp vào miền Nam Việt Nam, thả tù binh và đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh. Phía Mỹ ban đầu có chút e ngại nhưng sau đó đã cơ bản chấp nhận đề nghị của Việt Nam. Sau này, khi có nhiều dịp gặp người Mỹ, ông cũng nhận thấy người Mỹ rất tôn trọng tinh thần độc lập, tự chủ của Việt Nam.

Nền tảng bồi dưỡng cán bộ ngoại giao

Không trực tiếp tham gia cuộc đàm phán Hiệp định Paris, nhưng thời điểm đó, ông Nguyễn Mạnh Cầm giữ chức Phó Chánh Văn phòng và Thư ký của Đảng Đoàn. Vì vậy, cuộc họp nào ông cũng nhận được những văn bản thông báo tình hình diễn biến ở Paris và theo dõi sát sao cuộc đám phán này.

Ông Nguyễn Mạnh Cầm đánh giá, Hiệp định Paris được ký kết thành công là thành quả về nhiều mặt không chỉ của riêng Việt Nam và cả thế giới. Đặc biệt, từ cuộc đàm phán Paris đã góp phần đào tạo thế hệ cán bộ ngoại giao tốt hơn, kể cả các cán bộ không trực tiếp tham gia. Chúng ta có sự thay đổi và biến chuyển rất nhanh về tổ chức cán bộ sau Hiệp định Paris. Các cán bộ ngoại giao Việt Nam tham gia đàm phán Paris thời kỳ đó không có nhiều kinh nghiệm ngoại giao đa phương nhưng cuối cùng đã tạo ra được kỳ tích. Ông Cầm nhận xét: “Thời điểm đó, cũng giống như thời điểm hiện nay, cũng có những mặt thuận và những mặt khó khăn thách thức. Thế nhưng, từ cuộc đàm phán Paris tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ, giúp công việc nghiên cứu chiến lược phát triển tốt hơn, nhận thức ngoại giao tốt hơn”.

ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Tổng kết các hoạt động Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam

Ngày 14/5/2013, tại Nhà khách Chính phủ, Ban Tổ chức cấp Nhà nước các hoạt động Kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris ...

ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Bàn đàm phán Paris và chuyện thắng - thua

Hiệp định Paris ký kết đã 40 năm nhưng đối với nhiều người, ký ức về cuộc đàm phán như vẫn còn mới nguyên. Tôi ...

ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 là kết quả một quá trình vận động lâu dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ ...

Đỗ Phạm

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 34 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

TC Motor vừa ra mắt mẫu MPV Hyundai Stargazer X tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản X và X cao cấp, đi kèm mức giá từ 599 ...
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm ...
Chỉ số Cải cách hành chính của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước

Chỉ số Cải cách hành chính của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước

6/6 vùng kinh tế - xã hội đều có giá trị trung bình Chỉ số Cải cách hành chính đạt trên 80% và đều tăng trưởng cao hơn so với ...
Việt Nam và Anh ký thỏa thuận hợp tác chống di cư bất hợp pháp

Việt Nam và Anh ký thỏa thuận hợp tác chống di cư bất hợp pháp

Việt Nam-Anh nhất trí về một loạt biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thị thực, tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu (COASI).
Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ngày 17/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp và trao đổi với ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước

Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước

Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Ngoại giao và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2026 diễn ra tại Hà Nội.
Việt Nam-Australia tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới

Việt Nam-Australia tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới

Ông Kevin Hogan cho rằng Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và làm việc tại Ghana

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và làm việc tại Ghana

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Ghana đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế.
Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đánh giá cao tiềm năng kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực

Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đánh giá cao tiềm năng kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực

Đại sứ Dương Hoài Nam khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Czech.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động