Kỳ vọng ở Munich

Diễn ra trong lúc tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, Hội nghị An ninh Munich năm nay được cho là dịp để phương Tây hàn gắn những bất đồng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky vong o munich Những kỳ vọng tại Hội nghị Ngoại trưởng G20
ky vong o munich APEC đẩy lùi thách thức nông nghiệp để tăng trưởng

Hội nghị An ninh Munich (MSC) sẽ diễn ra từ ngày 17-19/2 tại thành phố Munich (Đức) với sự tham dự của hơn 500 chính khách cấp cao và các chuyên gia, nổi bật có Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk…

ky vong o munich
Một phiên thảo luận tại MSC năm 2016. (Nguồn: Sipri.org)

Cứu vãn liên kết xuyên Đại Tây Dương

Trong những năm qua, MSC là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất về chính sách đối ngoại và an ninh thế giới, là diễn đàn thường niên dành cho giới chiến lược gia. Kể từ khi được tổ chức lần đầu tiên năm 1963, MSC luôn hướng tới các vấn đề giải quyết hòa bình xung đột, hợp tác quốc tế và thúc đẩy đối thoại.

Năm nay, MSC diễn ra trong bối cảnh quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang gặp sóng gió, nhất là từ sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã “lỗi thời” và thẳng thừng chỉ trích các chính sách của Liên minh châu Âu (EU).

Vì vậy, MSC được đánh giá là cơ hội để châu Âu và Mỹ có thể thảo luận về việc tiếp tục hợp tác cùng nhau trong một môi trường an ninh quốc tế ngày càng thách thức. Ông Wolfgang Ischinger, Chủ tịch MSC, nói với Reuters: “Tôi mong rằng các bên sẽ không dùng những lời lẽ gay gắt, thay vào đó là trao đổi một cách chân thành những vướng mắc, những giá trị và lợi ích chung”.

Ông Ischinger cho biết thêm, trong chương trình nghị sự của hội nghị năm nay, bên cạnh vấn đề quan hệ hai bờ Đại Tây Dương, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về vai trò của NATO, cuộc khủng hoảng Ukraine, quan hệ phương Tây – Nga và cuộc chiến tại Syria… Bên lề hội nghị chính thức, ban tổ chức MSC còn có những hoạt động dành cho công chúng, đáng chú ý là buổi thuyết trình về “nền chính trị hậu sự thật” (post-truth politics) tại tòa thị chính Munich.

ky vong o munich
Khách sạn Bayerischer Hof – nơi tổ chức MSC hằng năm. (Nguồn: EPA)

Có thể thấy, nội dung của MSC 2017 có nhiều điểm khác biệt so với hội nghị năm 2016. MSC 2016 “nóng” chủ yếu bởi màn “khẩu chiến” giữa phương Tây và Nga, sau khi NATO quyết định tăng cường lực lượng tại Đông Âu. Tình hình căng thẳng đến nỗi tại diễn đàn, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo hai bên đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới vì “đường lối chính trị của NATO đối với Nga vẫn là thù địch”.

Năm nay, sau hàng loạt sự kiện bất ngờ trên thế giới, đặc biệt là khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, MSC tỏ ra tập trung hơn vào việc gắn kết phương Tây nhằm đối phó với các thách thức an ninh toàn cầu. Vì vậy, tại hội nghị, dư luận đặc biệt quan tâm đến cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence - được xem như “sứ giả” của ông Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tương lai an ninh phương Tây

Giáo sư James Bindenagel (Đại học Bonn, Đức) nhận định cuộc gặp Pence - Merkel rất được chờ đợi bởi hai nước lâu nay vẫn được xem là những quốc gia trụ cột của phương Tây, nhất là trong bối cảnh phương Tây đang đứng trước những thách thức an ninh to lớn như cuộc khủng hoảng dân chủ tự do, mối đe dọa từ các nhóm thánh chiến, cũng như căng thẳng trong quan hệ với Nga… Thậm chí, MSC mới đây đã công bố báo cáo dài 90 trang có tựa đề khá bi quan “Hậu sự thật, hậu phương Tây, hậu trật tự?”, trong đó cảnh báo về nguy cơ sụp đổ của trật tự thế giới hiện tại.

Về phần mình, Chủ tịch MSC Ischinger cũng cho rằng: “Chúng ta phải đối mặt với môi trường an ninh quốc tế mong manh nhất kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ Hai”. Ông Ischinger nhấn mạnh sự ổn định của phương Tây “ngày càng bị đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài”, và đó là lý do để các bên phải “tìm ra cách thức bảo vệ và củng cố các giá trị căn bản của phương Tây”.

Bên cạnh những nguy cơ từ bên ngoài, những nhân tố “bên trong” như lời Chủ tịch MSC có lẽ nhắm đến Mỹ - siêu cường đang có nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Trump. Việc vị tỷ phú 70 tuổi bất ngờ đắc cử Tổng thống khiến các đồng minh của Washington hết sức lo lắng. Với chủ trương “đặt nước Mỹ lên trên hết”, ông Trump cho rằng ngay cả các nước đồng minh cũng có thể lợi dụng Mỹ. Ông từng tuyên bố Mỹ “có những đồng minh tuyệt vời và chúng ta sẽ đối xử tốt với họ, nhưng chúng ta cũng cần được đối xử lại một cách công bằng”.

Tân Tổng thống Mỹ cũng thường xuyên chỉ trích EU, thậm chí kêu gọi các nước nên theo bước Anh rời khỏi liên minh. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngày 6/2, Chủ tịch Hạ viện Anh John Berkow nói rằng ông Trump không được hoan nghênh tại cơ quan này. Mới đây, tạp chí Der Spiegel (Đức) cũng đã kêu gọi chống lại vị Tổng thống “nguy hiểm”.

Dù vậy, như nhận định của The Guardian, Tổng thống Trump đang dần điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường hợp tác hơn. Nhà Trắng cho biết ông Trump đã điện đàm với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, bày tỏ ủng hộ đối với liên minh quân sự này. Bên cạnh đó, sự có mặt của “Phó tướng” Mike Pence tại MSC 2017 cũng là một nỗ lực hòa giải với châu Âu của chính quyền Trump. Vì vậy, hội nghị tại Munich được kỳ vọng sẽ phát đi những tín hiệu tích cực từ cả hai bờ Đại Tây Dương sau những căng thẳng gần đây.

ky vong o munich Bộ trưởng Quốc phòng tham dự Hội nghị An ninh quốc tế Moscow

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng hội nghị lần này đề cập đến những chủ đề rất thiết thực liên quan đến những vấn ...

ky vong o munich Mỹ - Nhật - Hàn đối thoại bên lề Hội nghị An ninh Hạt nhân

Cuộc đối thoại diễn ra ngày 31/3 (giờ Mỹ), bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 4 được tổ chức ...

ky vong o munich Những "mối lo" của Hội nghị An ninh Hạt nhân

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ tư bắt đầu diễn ra từ ngày 31/3 tại Washington với sự chủ trì của ...

Quang Chinh

Đọc thêm

Sắp ra mắt hai bộ phim hoạt hình ý nghĩa về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt hai bộ phim hoạt hình ý nghĩa về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Hai bộ phim hoạt hình nhằm cung cấp những hiểu biết về chiến thắng Điện Biên Phủ, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế ...
Điện Biên 'thay áo mới'

Điện Biên 'thay áo mới'

Baoquocte.vn. Từ vùng đất từng chịu bao 'bom cày đạn xới', đến nay, Điện Biên đã vươn mình đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển và hội nhập.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ...
Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Facebook đã cập nhật thêm tính năng mới có chức năng khóa bảo vệ trang cá nhân của bạn. Tính năng này sẽ giúp bạn quản lý trên cá nhân ...
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 ...
Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Theo truyền thông Mỹ, Abby Hensel, người có chị em song sinh dính liền thân, đã kết hôn với một cựu quân nhân từ năm 2021.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động