Kỳ vọng vào Chủ tịch ASEAN 2018

2018 được đánh giá là một năm quan trọng đối với quốc đảo Singapore, bởi nước này vừa đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, đồng thời là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky vong vao chu tich asean 2018 Trò chuyện với tân Phó Tổng Thư ký ASEAN
ky vong vao chu tich asean 2018 Singapore: Kỳ vọng và thách thức trong Năm Chủ tịch ASEAN 2018

Với chủ đề “Một ASEAN tự cường và đổi mới” cho Năm Chủ tịch ASEAN 2018, Singapore muốn thể hiện vai trò là một trung tâm kinh tế, sáng tạo hàng đầu ở khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dương đang chứng kiến cạnh tranh gay gắt và sự thu hẹp khoảng cách nhanh chóng giữa các trung tâm quyền lực, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, việc chèo lái ASEAN mang đến nhiều cơ hội, nhưng cũng lắm thách thức cho Singapore.

Thể hiện sự khác biệt

Tháng 11/2017, phát biểu tại Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và chuyển giao Chủ tịch luân phiên ASEAN 2018 ở Manila (Philippines), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy và duy trì trật tự khu vực dựa trên các nguyên tắc, qua đó giúp ASEAN giải quyết tốt hơn những thách thức an ninh mới nổi như an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố.

ky vong vao chu tich asean 2018
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN 2018 cho Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, tháng 11/2017. (Nguồn: AP)

Bên cạnh đó, Singapore sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng cường kết nối khu vực, góp phần làm cho ASEAN trở nên thịnh vượng và tăng cường khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, Singapore sẽ tìm ra những phương pháp sáng tạo trong quản lý và khai thác công nghệ số, nâng cao kỹ năng và năng lực cho người dân nhằm dần thích ứng với nền kinh tế số.

Có thể thấy, Singapore tiếp quản cương vị Chủ tịch ASEAN từ tay Philippines đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Hiệp hội khiến trọng trách đối với Chính phủ của Thủ tướng Lý Hiển Long càng nặng nề hơn. Đây cũng là lần thứ tư Singapore đảm nhiệm vai trò quan trọng này.

Năm 1992, khi lần đầu tiên giữ vai trò chèo lái “con thuyền” ASEAN, Singapore đã đưa ra khái niệm và thời gian biểu cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Đến năm 2000, Singapore xây dựng Kế hoạch hành động nhất thể hóa và ký kết Hiệp định khung e-ASEAN. Năm 2007, Singapore thúc đẩy các quốc gia thành viên ký kết Hiến chương ASEAN, đồng thời ra Tuyên bố về môi trường bền vững nhằm giải quyết vấn nạn môi trường, tạo cơ sở cho kinh tế phát triển bền vững.

TS. Malcolm Cook (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak) nhận định, trong năm 2018, Singapore muốn thể hiện sự khác biệt so với các nước Chủ tịch ASEAN khác, với việc tập trung vào các lĩnh vực mới mẻ như công nghệ số, thương mại điện tử, xây dựng thành phố thông minh… Trên thực tế, khi lần thứ hai đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN vào năm 2000, Singapore đã thúc đẩy ASEAN ký kết Hiệp định khung e-ASEAN, đặt cơ sở nền móng đầu tiên cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Hiện nay, trình độ công nghệ thông tin của các quốc gia thành viên ASEAN  đã đạt được tầm cao nhất định, việc Singapore một lần nữa dẫn dắt thúc đẩy kinh tế số và thương mại điện tử càng mang ý nghĩa quan trọng, cả trước mắt cũng như lâu dài.

Chuyển thách thức thành cơ hội

Tuy vậy, theo GS. Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), Singapore phải đối mặt với một số thách thức khi đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2018. Theo ông Thayer, trước tiên Singapore cần tăng cường, hoặc ít nhất là duy trì được sự thống nhất và đoàn kết nội khối để chống lại các tác động từ tình hình chính trị nội bộ của một số nước thành viên, chẳng hạn như Myanmar, Philippines, Campuchia.

Đặc biệt, khi chức Chủ tịch ASEAN được Philippines chuyển giao cho Singapore, các nước trong khu vực mong muốn Singapore có thể tìm ra một cách tiếp cận hiệu quả cho vấn đề Biển Đông. Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR) nhận định, với khả năng ngoại giao điêu luyện, Singapore sẽ cố gắng đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự tại các cuộc họp ASEAN.

Thách thức thứ hai, theo GS. Thayer, là Singapore cần đẩy mạnh sự tham gia của khu vực ra bên ngoài Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tăng cường quan hệ kinh tế của ASEAN với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đẩy mạnh kết nối khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chống toàn cầu hóa đang có nguy cơ bùng phát trở lại như hiện nay, việc khẳng định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với phiên bản mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ góp phần tăng cường các hoạt động thương mại nội khối cũng như với các đối tác của ASEAN, duy trì tốc độ tăng trưởng cùng sự bền vững kinh tế của các quốc gia thành viên.

Với những phân tích kể trên, có thể nói Singapore sẽ có một năm bận rộn với nhiều mục tiêu lớn. Dù vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, với kinh nghiệm của một trong những nước thành viên sáng lập ASEAN và từng nhiều lần đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN, Singapore sẽ chuyển hóa thách thức thành cơ hội để đưa ASEAN tiếp tục phát triển, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho các nước thành viên.

ky vong vao chu tich asean 2018 Hướng đến năm 2020 Việt Nam trở thành Chủ tịch Hội nghị ASEAN

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị các Trụ cột Cộng ...

ky vong vao chu tich asean 2018 Nhớ về Surin Pitsuwan – người nâng tầm quốc tế của ASEAN

Nếu có một người trong lịch sử có thể đưa ASEAN vượt qua những trở ngại và khẳng định được sức sống cũng như tầm ...

ky vong vao chu tich asean 2018 ASEAN thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ phụ nữ

Ngày 30/11, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN (Jakarta, Indonesia) đã diễn ra lễ phát động chiến dịch “ASEAN HeForShe”. Đây là hoạt động ...

Hàn Giang

Đọc thêm

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Cách xóa bộ nhớ đệm iPhone thường được áp dụng khi máy gặp tình trạng hết dung lượng. Hơn nữa, việc thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm còn giúp ...
Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2024 đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 50,1 triệu thiết bị khiến cho Apple đánh mất ...
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8, Trí thuê xe của Diệp để đi làm xe ôm công nghệ, Khải nói với ông trùm giang hồ về thông tin Trí mới ...
Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone sẽ giúp bạn có được những bức ảnh chụp cùng gia đình, người thân, bạn bè mà không thiếu bất kỳ thành viên nào. ...
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động