Làm sao để Brexit bớt “đau đớn”?

Chuyên gia Mohammed A. El-Erian nêu ra câu hỏi trên và cố gắng đi tìm câu trả lời trong một bài viết đăng trên Project Syndicate ngày 26/9.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
lam sao de brexit bot dau don Giới tài chính Anh lo ngại về tác động tiêu cực liên quan Brexit
lam sao de brexit bot dau don Kinh tế Anh đối mặt với một giai đoạn thách thức

Ông Mohamed A. El-Erian (*) hiện là Chủ tịch của Hội đồng Phát triển toàn cầu Mỹ. Trước đó, ông là CEO của Công ty Quản lý Harvard và Phó Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). El-Erian từng được vinh danh trong top 100 nhà tư tưởng toàn cầu của tạp chí Foreign Policy trong 4 năm liền, từ 2009 đến 2012. Báo TG&VN xin giới thiệu bài viết của ông cùng bạn đọc.

Hệ quả của cuộc trưng cầu ý dân tại Anh về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đang được cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao. Người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, đang trông ngóng xem liệu Brexit sẽ diễn ra như thế nào, không chỉ để hạn chế những tác động không mong muốn của sự kiện này, mà còn để rút kinh nghiệm trong bối cảnh nhiều quốc gia đang đi theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa.

Sự thận trọng của Anh

Ở Đức - quốc gia sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017, sự ủng hộ cho đảng cực hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) đang ngày càng lớn, với bằng chứng là chiến thắng của AfD tại một số cuộc bầu cử cấp bang trong thời gian gần đây. Trong khi đó, tại Pháp, bà Marine Le Pen – lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia, cũng đang cố gắng tận dụng xu hướng dân tộc chủ nghĩa để giành lợi thế trong cuộc đua vào Điện Elyseé vào năm sau.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc không chỉ diễn ra ở châu Âu. Ở Mỹ, ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump đã cam kết rằng, nếu đắc cử, ông sẽ áp đặt thuế quan thương mại đối với Trung Quốc, xây dựng hàng rào dọc biên giới với Mexico, đồng thời cấm những người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ.

Vậy có phải những ảnh hưởng kinh tế đã góp phần vào sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc? Trong trường hợp cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, những tác động tức thời của Brexit bao gồm sự hỗn loạn thị trường tài chính, cú sốc đối với người dân và lòng tin của những nhà đầu tư. Dù tình hình kinh tế - tài chính đã nhanh chóng bình ổn trở lại, nhưng có lẽ nhiều thách thức vẫn chờ đợi nước Anh ở phía trước.

lam sao de brexit bot dau don
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh ở London, Anh. (Nguồn: The Guardian)

Một số chuyên gia đánh giá rằng, mức độ ảnh hưởng của Brexit phụ thuộc nhiều vào quá trình đàm phán giữa Anh và các đối tác châu Âu, đặc biệt là trong vấn đề tự do thương mại và thị trường tài chính. Hiện nay, chính quyền của Thủ tướng Anh Theresa May cũng đang thận trọng từng bước đưa “xứ sở sương mù” rời khỏi EU. Tuy nhiên, bà May nói rõ rằng, bản thân bà và các thành viên nội các sẽ không có trách nhiệm công bố các bản báo cáo về tiến độ Brexit cho công chúng.

Về phần mình, từ sau sự kiện người dân Anh đi bỏ phiếu hôm 23/6, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã lập tức tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, BoE trấn an dư luận rằng ngân hàng này cam kết duy trì sự ổn định tài chính đồng thời phòng ngừa khả năng thị trường rơi vào hỗn loạn.

Sự thận trọng của BoE, cùng với tình hình kinh tế - tài chính vẫn tương đối ổn định ở châu Âu, đã làm yên lòng các công ty cũng như các hộ gia đình. Người dân châu Âu đang trông chờ xem liệu Anh sẽ đàm phán về Brexit theo hướng cứng rắn hay mềm mỏng, để từ đó người dân sẽ có những quyết định của riêng mình nhằm thích nghi mới hoàn cảnh mới.

Các yếu tố chính trị

Ông Daniel Hodson, Chủ tịch Diễn đàn thảo luận về các dịch vụ tài chính (FSNF), nhận định “các động lực chính trị rõ ràng đang hướng tới một quá trình Brexit khó khăn”, và kịch bản này sẽ gây ra thiệt hại đối với người dân Anh. Trong trường hợp Anh quyết định rời khỏi liên minh hải quan EU, London sẽ phải đàm phán lại không chỉ hàng chục thỏa thuận trước đó mà còn phải tăng cường kiểm soát biên giới đối với dòng người và hàng hóa trên các tuyến hàng không, đường sắt và cảng biển.

Việc Anh có thể duy trì ổn định giữa muôn vàn thách thức kinh tế - tài chính cho thấy rằng, với cách tiếp cận đúng, các yếu tố chính trị có thể ngăn chặn những cú sốc lớn như Brexit. Nếu như các nhà lãnh đạo Anh sớm vứt bỏ hệ thống thương mại cũng như các thỏa thuận kinh tế lâu đời với EU trước khi đạt được những giải pháp thay thế toàn diện và uy tín, tình hình có lẽ đã trở nên tồi tệ hơn hiện tại.

Dĩ nhiên, trong giai đoạn hiện nay, giới lãnh đạo ở Anh cũng đang gặp một số khó khăn nhất định. Một khi những điều khoản chi tiết trong việc Anh rời EU được công khai, các công ty và các hộ gia đình chắc chắn sẽ phản ứng, đặc biệt là khi quan hệ thương mại, kinh tế, tài chính giữa Anh và EU bị thay đổi nhiều. Sự phản ứng đó dường như là điều không thể tránh khỏi, và được dự báo sẽ làm chệch hướng phát triển kinh tế cũng như gây bất ổn thị trường tài chính.

lam sao de brexit bot dau don
Cờ của Anh và EU bên ngoài trụ sở EU ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: VentureBeat)

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, một cách tiếp cận thận trọng, được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình Brexit bớt “đau đớn”. Chính phủ Anh cần cố gắng hết sức để việc đàm phán những nội dung nhạy cảm với EU diễn ra trong bí mật. Bên cạnh đó, khi đến lúc phải công bố những thay đổi trong quan hệ Anh – EU, London nên làm việc này trong bối cảnh họ cũng đang triển khai những chính sách cải cách trong nước một cách toàn diện và mạnh mẽ.

Một chiếc máy bay sẽ không thể cất cánh nếu động cơ trục trặc. Hoàn cảnh của Chính phủ Anh hiện nay cũng giống như vậy. London đang cố gắng chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho một “động cơ” mới rồi mới tháo dỡ những thỏa thuận thương mại cũ với EU, qua đó nhằm tránh rơi vào những “vùng thời tiết xấu” hay thậm chí là “rơi máy bay”.

Cuối cùng, dù chuẩn bị kỹ lưỡng những phương án đối phó với Brexit, Thủ tướng Theresa May cùng các đồng minh cũng cần phải chứng tỏ sự kiên cường và tính linh hoạt hơn so với những người tiền nhiệm để giúp quá trình chuyển tiếp không đi chệch khỏi con đường phát triển và ổn định.

(*) Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

lam sao de brexit bot dau don Các định chế tài chính Anh có thể mất thị trường chung châu Âu

Quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu của các Ngân hàng Anh sẽ tự động kết thúc khi nước này ra khỏi Khu vực ...

lam sao de brexit bot dau don Vì sao nền kinh tế của các nước phát triển tiếp tục suy thoái?

Khi đã thực hiện những biện pháp nới lỏng tiền tệ trong thời gian dài mà không có hiệu quả, các nền kinh tế phát ...

lam sao de brexit bot dau don Các nước Trung Âu có thể phủ quyết thỏa thuận với Anh

Ngày 17/9, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết 4 nước trung Âu gồm: Slovakia, Hungary, Ba Lan và CH Czech sẽ phủ quyết bất ...

Quang Chinh (dịch)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Đọc thêm

Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Đội tuyển U23 Việt Nam sớm hoàn thành nhiệm vụ vào tứ kết VCK U23 châu Á 2024 sau hai chiến thắng thuyết phục trước U23 Kuwait và U23 Malaysia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4. XSMN thứ 3. SXMN 23/4. xổ số miền Nam ngày 23 ...
Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất từ góc nhìn trên không

Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất từ góc nhìn trên không

Reuters đã lưu lại những hình ảnh ấn tượng cho thấy vẻ đẹp đa dạng, đầy bí ẩn của hành tinh xanh từ góc nhìn trên không để tôn vinh ...
Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 24/4/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 24/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/4/2024.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 24/4/2024: Bảo Bình sự nghiệp khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 24/4/2024: Bảo Bình sự nghiệp khởi sắc

Tử vi hôm nay 24/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Việc Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp với thực tế mới đang phát triển trong khu vực.
Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Giao tranh giữa Israel-Hezbollah đã kéo dài hơn 6 tháng qua tại khu vực biên giới giữa nước này và Lebanon, song song với xung đột tại Dải Gaza.
Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân

Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân

Chủ tịch Triều Tiên bày tỏ hài lòng về cuộc diễn tập, đánh giá cao khả năng bắn trúng và độ chính xác cao của các tên lửa nước này.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động