Libya: 5 năm sau khi chế độ Muammar Gaddafi bị lật đổ

Sau 5 năm, người dân Libya đang mất dần hi vọng khi đất nước vẫn phải đối mặt với xung đột, chia rẽ, bạo loạn và nền kinh tế trì trệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
libya 5 nam sau khi che do muammar gaddafi bi lat do LHQ: Libya đang rơi vào tình trạng bế tắc nghiêm trọng
libya 5 nam sau khi che do muammar gaddafi bi lat do Syria "sẽ không trở thành Libya hay Iraq mới"

Cách đây 5 năm, ngày 20/10/2011, Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya đã chính thức tuyên bố cái chết của cựu Tổng thống Muammar Gaddafi, kết thúc cuộc chiến kéo dài tại Libya cũng như chế độ cầm quyền của ông. Vào thời điểm đó, nhiều nước cho rằng, đất nước Libya sẽ bước sang một trang mới. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay, đất nước này vẫn đứng trước nhiều thách thức vì nội bộ đang bị chia rẽ nghiêm trọng.

Cuộc chính biến lịch sử

Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, thời điểm cao trào giành độc lập của các quốc gia châu Phi, ông Gaddafi đã xuất hiện như một ngôi sao chính trị ở lục địa đen. Lên cầm quyền ở tuổi 27, tràn đầy nhiệt huyết, nhà lãnh đạo Gaddafi tuyên bố quyết tâm xây dựng đất nước Libya thành một xã hội tiên tiến, bình đẳng, dân chủ và hạnh phúc. Uy tín của ông Gaddafi cũng tăng nhanh theo mức sống ngày được nâng cao của người dân Libya cùng với sự tham gia tích cực của quốc gia này vào đời sống quốc tế.

libya 5 nam sau khi che do muammar gaddafi bi lat do
Cựu Tổng thống Muammar Gaddafi. (Nguồn: AP)

Nhưng có lẽ, phía sau ánh hào quang còn có những chiếc bẫy mà những người không đủ tỉnh táo sẽ dễ mắc phải. Từ thập niên 80 của thế kỉ XX, lệnh cấm vận của phương Tây đã gây tổn thất to lớn cho Libya, thêm vào đó là những quyết sách thiếu hiệu quả của Gaddafi đã đưa nền kinh tế của đất nước dồi dào tài nguyên này dần đi chệch hướng. Kể cả khi Libya tái hòa nhập với cộng đồng quốc tế, nền kinh tế cũng không được vận hành trơn tru, đặc biệt là tăng trưởng không dành cho tất cả mọi người.

Vì thế, mâu thuẫn xã hội ở Libya bị dồn nén là điều dễ hiểu, nhưng nó sẽ không bùng phát thành một tấn bi kịch nếu không chịu tác động từ bên ngoài. Những diễn biến chính trị ở các quốc gia láng giềng và sâu xa hơn là sự kích động của phương Tây đã khiến ông Gaddafi không đủ thời gian để nắm bắt được những biến động trong mỗi giai tầng xã hội, sửa chữa sai lầm, đưa đất nước trở lại đúng con đường phát triển mà ông từng cam kết theo đuổi.

Tháng 2/2011, làn sóng biểu tình Mùa Xuân Arab đã tràn vào Libya, lật đổ chính quyền của Gaddafi, buộc ông phải bỏ trốn. Ngày 20/10/2011, Gaddafi bị các lực lượng của Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) bắt giữ tại thành phố Sirte quê hương mình và ngay sau đó ông bị bắn chết. Ba ngày sau, các nhà lãnh đạo NTC tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn đất nước, kết thúc 42 năm cầm quyền của ông Gaddafi.

Tuy nhiên, cái chết của ông Gaddafi không phải là dấu chấm hết cho những vấn đề đặt ra lâu nay cho quốc gia Bắc Phi này.

Chưa có lối thoát sau 5 năm bất ổn

Sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ chính quyền Gaddafi, một chế độ mới thân phương Tây được dựng lên với hy vọng nhanh chóng lập lại trật tự, tái thiết Libya và đưa quốc gia giàu dầu mỏ này trở thành điểm đến lý tưởng đối với các tập đoàn đa quốc gia của phương Tây. Song thực tế lại không như vậy.

Cho tới nay, đất nước Libya vẫn chìm đắm trong tình trạng hỗn loạn mà chưa có dấu hiệu kết thúc. Nếu như cách đây 5 năm, các nhóm vũ trang từng đoàn kết để lật đổ chế độ cũ thì nay lại không thể chia sẻ quyền lợi thời "hậu Gaddafi". Quốc gia Bắc Phi này hiện chứng kiến một cuộc xung đột giữa hai phe phái đối lập đã từng cùng nhau chiến đấu chống lại ông Gaddafi.

libya 5 nam sau khi che do muammar gaddafi bi lat do
Người dân Libya mua sắm tại quảng trường Martyrs ở thủ đô Tripoli ngày 18/10. (Nguồn: AFP)

Nhiều nhà lãnh đạo lên nắm quyền nhưng chưa ấm chỗ đã phải ra đi, bởi không thỏa mãn các điều kiện khác nhau của những nhóm đối địch. Trong khi đó, bạo lực vẫn luôn là mối đe dọa thường trực, nhiều quan chức và các nhà ngoại giao trở thành mục tiêu bắt cóc và khủng bố. Theo báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hồi tháng 1 năm nay, có 1,9 triệu người cần chăm sóc y tế đặc biệt tại quốc gia này do tình trạng thiếu thuốc men, vaccine và các cơ sở y tế chuyên nghiệp.

Từ tháng 10/2014, với sự hậu thuẫn của các nhóm phiến quân Hồi giáo, Đại hội Nhân dân toàn quốc (GNC) - là Quốc hội đã mãn nhiệm song không chịu từ nhiệm - đã tự thành lập chính phủ ở Tripoli. Điều này khiến chính phủ được quốc tế công nhận phải chuyển trụ sở tới thành phố Tobruk, miền Đông Libya.

Để giải quyết mâu thuẫn kéo dài, tháng 12/2015, dưới sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, chính phủ đoàn kết dân tộc do Hội đồng Tổng thống lãnh đạo nhằm thay thế cho các chính quyền nhỏ lẻ và đối địch, đã được hình thành và bắt đầu hoạt động tại Tripoli từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, chính phủ đoàn kết này đang phải nỗ lực xác lập quyền lãnh đạo trên cả nước, trong bối cảnh Quốc hội tại Tobruk cho tới nay vẫn từ chối ủng hộ tiến trình này. Điều này có nghĩa là Libya hiện đang tồn tại hai chính phủ đối địch.

Nếu như trước đây, Libya từng nổi tiếng bởi những giếng dầu có chất lượng thuộc loại tốt nhất thế giới, thì giờ đây ngành công nghiệp mang đến phần lớn của cải cho Libya gần như bị tê liệt khi các nhóm phiến quân "mạnh ai nấy được" tranh giành kiểm soát đối với các giếng dầu và cảng biển.

Không những thế, Libya hiện đang phải đối mặt với một mối đe dọa lớn hơn, đó là sự hoành hành của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Lợi dụng tình hình rối ren về chính trị và an ninh ở Libya, IS đã lấn chiếm lãnh thổ Libya, mở rộng ảnh hưởng tại đây. Bọn buôn người cũng tổ chức đưa người vượt biên sang châu Âu để thu lợi bất chấp làn sóng người di cư gây sức ép lớn cho châu Âu và Địa Trung Hải biến thành mồ chôn người tị nạn.

Hiện nay, Libya đã trở thành một tác nhân gây bất ổn không chỉ ở tại quốc gia này, mà còn gây bất ổn cho các nước láng giềng và ở châu Âu. Có lẽ lúc này chỉ có tinh thần đoàn kết dân tộc mới có thể đưa tình hình Libya trở lại ổn định.

libya 5 nam sau khi che do muammar gaddafi bi lat do Libya: Nguy cơ bùng phát xung đột do tranh chấp dầu mỏ

Các phe phái đối địch đang tranh giành quyền kiểm soát các cảng và mỏ dầu ở miền Đông nước này.

libya 5 nam sau khi che do muammar gaddafi bi lat do Libya: Các phe phái đối địch thảo luận về khủng bố

Ngày 5/9, đại diện các phe phái đối địch của Libya đã bắt đầu cuộc đàm phán hai ngày do Liên hợp quốc (LHQ) làm ...

libya 5 nam sau khi che do muammar gaddafi bi lat do LHQ kêu gọi quốc tế hỗ trợ Libya giải quyết thách thức

Ngày 4/9, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Martin Kobler đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Chính phủ Libya trong ...

Hạ Vy (theo Rappler, AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động