Luật chống khủng bố từ góc nhìn lịch sử

Sau hai vụ khủng bố làm chấn động nước Anh, Thủ tướng Theresa May tuyên bố sẵn sàng “sửa cả luật Nhân quyền nếu cần thiết để chống khủng bố". Quyết tâm của bà May thay đổi cả nền tảng giá trị cơ bản nhất của châu Âu - luật Nhân quyền - để chống khủng bố đã nhận được những phản ứng trái chiều từ dư luận Anh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
luat chong khung bo tu goc nhin lich su Australia xây nhà tù đầu tiên cách ly các phần tử khủng bố
luat chong khung bo tu goc nhin lich su Bốn nước Ả rập liệt cá nhân, tổ chức liên quan Qatar vào danh sách khủng bố

Trong bối cảnh này, và cũng để có cái nhìn rõ hơn về cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu hiện nay, chúng ta cần nhìn lại lịch sử phát triển của chủ nghĩa khủng bố cũng như phản ứng nhanh của các quốc gia trong việc xây dựng hay sửa đổi luật phòng chống khủng bố.

luat chong khung bo tu goc nhin lich su
Người dân bàng hoàng và đau đớn khi chứng kiến Trung tâm Thương mại thế giới bị khủng bố tấn công, ngày 11/9/2001. (Nguồn: The Atlantic)

Lan rộng và khó lường

Chủ nghĩa khủng bố xuất hiện không chỉ ở Trung Đông mà còn ở châu Âu, cũng như nó không phải luôn gắn liền với các vấn đề tôn giáo. Từ "chủ nghĩa khủng bố" lần đầu tiên xuất hiện tại châu Âu sau Cách mạng Pháp 1789. Tại thời điểm này, bạo lực đã được sử dụng phổ biến tại Paris để áp đặt chế độ mới vào những người Pháp còn do dự không muốn thay đổi. Kết quả là từ "chủ nghĩa khủng bố" được Viện Hàn lâm Pháp lưu lại với nghĩa "hệ thống hay chế độ dùng kinh sợ (để áp đặt)". Định nghĩa này cho thấy "gây kinh sợ" luôn là cốt lõi của chủ nghĩa khủng bố.

Thế kỷ XIX là thế kỷ mà chủ nghĩa khủng bố có sự thay đổi rõ rệt, vì giờ đây khủng bố gắn liền với các nhóm phi chính phủ. Thậm chí, ở đầu thế kỷ này, có những nhóm dùng từ "khủng bố" một cách tự hào để miêu tả hoạt động của nhóm. Khủng bố cũng được dán nhãn với những hoạt động nhắm vào việc thủ tiêu người đứng đầu, tiêu biểu là vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand bởi nam sinh viên Bosnia 19 tuổi Gavrilo Princip ngày 28/6/1914. Vụ ám sát gây chấn động nhất thế giới thế kỷ XX này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Từ khoảng 50 năm sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, khủng bố bắt đầu hướng ra ngoài mục tiêu ám sát các nguyên thủ, thủ lĩnh, và nhằm vào các mục tiêu dân sự như vụ 11 vận động viên Israel bị sát hại tại Thế vận hội Olympic ở Munich 1972.

Đáng chú ý, việc xuất hiện các nhóm khủng bố được chính quyền hậu thuẫn làm cuộc chiến chống khủng bố ngày càng khó khăn và phức tạp. Vào những năm 1980, các hoạt động khủng bố rung chuyển nước Anh của Tổ chức Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) đòi độc lập cho Bắc Ireland đánh dấu đậm trong lịch sử khủng bố. Tại châu Âu, từ năm 1986-2000, số nạn nhân của khủng bố tăng khá cao sau vụ đánh bom máy bay kinh hoàng trên bầu trời Lockerbie, Scotland năm 1988, khiến 270 người thiệt mạng.

Những năm 2000, khủng bố Hồi giáo gây nỗi kinh sợ trên thế giới. Osama Bin Laden, trùm khủng bố mới xuất hiện, đã lãnh đạo Al-Qaeda thực hiện chính sách cực đoan tôn giáo, chống Mỹ và hoàn toàn không để tâm tới hậu quả khủng khiếp đối với dân thường. Vụ tấn công vào tòa tháp đôi ở New York năm 2001 bởi khủng bố Hồi giáo gây chấn động thế giới vì mức độ tàn phá của nó, đã cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người. Từ đó đến nay, nhiều nỗ lực được thực hiện, nhưng khủng bố vẫn luôn là vấn đề ám ảnh nước Mỹ.

luat chong khung bo tu goc nhin lich su
Hình ảnh một bé gái tám tuổi, nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ở Manchester ngày 22/5/2017, trên bìa một tờ báo. (Nguồn: AP)

Cuộc chiến dai dẳng

Có thể nói, hiện giờ khủng bố đã trở thành một vấn đề an ninh hàng đầu của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các biện pháp căn bản chống khủng bố không chỉ nằm trong phạm vi siết chặt an ninh và điều tra giám sát các phần tử khủng bố. Đưa cuộc chiến chống khủng bố vào khuôn khổ pháp luật cũng là một trong những biện pháp cần thiết. Hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia thông qua luật chống khủng bố. Về độ nghiêm ngặt, có thể nói luật của Pháp, Anh và Mỹ là những ví dụ tiêu biểu nhất.

Các vụ tấn công khủng bố bắt đầu xuất hiện tại Pháp từ những năm 1970 và trở nên nhiều hơn vào những năm 1980. Đạo luật đầu tiên chống khủng bố của Pháp đã được thông qua vào ngày 9/9/1986. Luật này đưa định nghĩa về hành vi khủng bố và có những thay đổi cơ bản về mặt thủ tục tố tụng hình sự đối với tội danh này, như kéo dài thời gian tạm giam thành bốn ngày, tăng nặng hình phạt, đưa kêu gọi khủng bố thành tội hình sự, xóa tội cho những tội phạm có công ngăn chặn khủng bố, tăng đền bù cho các nạn nhân khủng bố. Năm 1991, một đạo luật liên quan đến nghe lén điện thoại được thông qua, cho phép các nhân viên điều tra nghe lén điện thoại cá nhân vì "mục đích an ninh công cộng". Một thời gian sau, chương trình Vigipirate ra đời với mục đích quy định thẩm quyền, trách nhiệm của chính phủ và các địa phương trong kế hoạch chống khủng bố.

Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của luật Nâng cao hiệu quả chống khủng bố của Pháp, trong đó, một số tội danh mới được đưa vào luật như tội tham gia nhóm có liên hệ với khủng bố. Từ đó đến nay, cứ khoảng 1-2 năm nước Pháp lại có một luật tăng cường hiệu quả chống khủng bố, liên quan tới việc kiểm soát thông tin trên Internet, nâng cao quyền kiểm tra nhân thân của nhân viên điều tra... Hiện giờ, kẻ tình nghi khủng bố có thể bị tạm giam bốn ngày, thậm chí tới sáu ngày nếu có "nguy cơ nghiêm trọng" của hành vi khủng bố.

Tuy nhiên, cũng có những đạo luật không được thông qua. Năm 2016, Tổng thống Francois Holland đã phải hủy bỏ dự án luật Hiến pháp với một số điều khoản như tước quốc tịch của những kẻ khủng bố người Pháp "gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống quốc gia" hay điều khoản hiến pháp hóa "tình trạng khẩn cấp". Năm 2017, Hội đồng Hiến pháp nước này cũng tuyên bố điều khoản trong Bộ Luật hình sự Pháp liên quan đến tội "tham khảo thường xuyên" các trang mạng chứa các nội dung ca ngợi, ủng hộ khủng bố là vi hiến. Điều này có nghĩa dù khủng bố là tội rất nghiêm trọng, nước Pháp cũng không cho phép "xé quy định" để đạt mục tiêu. Ngược lại, mọi điều khoản pháp luật nhằm ngăn chặn khủng bố vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được khẳng định bởi Hiến pháp.

Nước Anh cũng là nước có lịch sử lâu đời về các đạo luật chống khủng bố. Những đạo luật đầu tiên ra đời từ những năm 1970 nhằm chống lại các hoạt động khủng bố của Bắc Ireland. Tuy nhiên, các đạo luật chính vẫn còn hiệu lực đến ngày nay phải kể đến Luật chống khủng bố 2000, mở rộng định nghĩa về hành vi khủng bố, tăng cường quyền lực cảnh sát, đưa vào các tội hình sự mới, cho phép tạm giữ điều tra tới bảy ngày.

Sau vụ 11/9/2001 tại Mỹ, nước Anh có ra thêm Luật Phòng chống khủng bố 2005 cho phép giam giữ người nước ngoài tình nghi khủng bố không cáo trạng (tuy nhiên, điều khoản này bị Thượng Nghị viện Anh tuyên bố không phù hợp với quy định về nhân quyền), mở rộng quyền phong tỏa tài sản và tài khoản ngân hàng của những đối tượng bị tình nghi. Năm 2005, Anh cũng thông qua luật mới cho phép "hạn chế hoạt động" một số người nghi dính líu đến các hoạt động khủng bố, nhưng không đủ bằng chứng. Ngoài ra, luật 2006 cho phép giam giữ tình nghi khủng bố trước khi ra cáo trạng tới 28 ngày.

Ở Anh hiện có hai luồng tư tưởng, một bên cho rằng các đạo luật chống khủng bố quá "hà khắc" và vi phạm nhân quyền, và ngược lại, một bên lại cho rằng các quy định về nhân quyền đã cản trở cuộc chiến chống khủng bố, và vì thế đòi dỡ bỏ các cản trở này. Bà Therese May là người theo đường lối thứ hai.

Nói đến luật của Mỹ, không thể không nói đến Luật Ái quốc 2001. Đạo luật này được soạn ra ngay sau vụ khủng bố 11/9 bởi chính quyền Tổng thống George Bush nhằm tăng cường quyền lực liên bang trong bảo đảm an ninh, cũng như quyền lực của cơ quan tình báo để ngăn chặn các vụ khủng bố trên lãnh thổ Mỹ. Cũng như ở Anh, Luật Ái quốc của Mỹ nhận được các chỉ trích trái chiều. Một khuynh hướng ở Mỹ cho là luật chưa đủ mạnh để ngăn chặn khủng bố, trong khi có khuynh hướng khác lại chỉ trích luật này cho phép chính phủ can thiệp và hạn chế quá nhiều quyền dân sự của người dân.

Tuy giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chống khủng bố, các bộ luật trên cũng thường là đối tượng chỉ trích của các tổ chức tình nguyện nhân đạo. Thực tế, các đạo luật nhắm vào mọi đối tượng, cá nhân hay tổ chức “hỗ trợ mặt vật chất” cho các nhóm khủng bố - làm hạn chế nhiều hoạt động tình nguyện trợ giúp người dân tại một số nước có sự hiện diện của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan. Vì thế, dung hòa được việc bảo vệ nhân quyền và ngăn chặn khủng bố là điều thực sự khó trong cuộc chiến này.

luat chong khung bo tu goc nhin lich su Thổ Nhĩ Kỳ không sửa đổi luật chống khủng bố gây tranh cãi

Tuyên bố trên được Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đưa ra trong cuộc gặp ngày 1/9 với Chủ tịch Nghị viện châu Âu ...

luat chong khung bo tu goc nhin lich su EU tái khẳng định các yêu cầu về miễn thị thực cho Thổ Nhĩ Kỳ

Công dân Thổ Nhĩ Kỳ được miễn thị thực vào các nước Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 10 tới chỉ khi nước này ...

luat chong khung bo tu goc nhin lich su Indonesia và “gót chân Asin” của luật chống khủng bố

Chuỗi các vụ tấn công liên quan tới Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Thủ đô Jakarta ngày 14/1 đã tạo áp lực ...

Thiên Kim

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo Everton vs Liverpool, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Everton vs Liverpool, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Everton vs Liverpool tại vòng 29 đá bù giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 25/4.
Nhận định, soi kèo MU vs Sheffield United, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Sheffield United, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Sheffield United tại vòng 29 đá bù giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 25/4.
Những trường hợp được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện?

Những trường hợp được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện?

Xin cho tôi hỏi những trường hợp nào được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện? - Độc giả Quang Linh
Bài tarot hôm nay 25/4/2024: Sự lười biếng đã làm cản trở vận may nào của bạn?

Bài tarot hôm nay 25/4/2024: Sự lười biếng đã làm cản trở vận may nào của bạn?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem sự lười biếng đã cản trở vận may nào của bạn nhé!
Cận cảnh xe tay ga Honda Stylo 160 vừa về Việt Nam

Cận cảnh xe tay ga Honda Stylo 160 vừa về Việt Nam

Mẫu xe tay Honda Stylo 160 đã chính thức cập bến thị trường Việt Nam với kiểu dáng mới mẻ và mức giá dự kiến sẽ không dưới 50 triệu ...
Tôn vinh hương vị ẩm thực độc đáo của Mexico ở Hà Nội

Tôn vinh hương vị ẩm thực độc đáo của Mexico ở Hà Nội

Đại sứ quán Mexico tại Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ hội ẩm thực Mexico vào tháng 5 tới tại Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động