Lý do các nghị sỹ đảng Cộng hòa “nổi loạn” ở Thượng viện Mỹ

Việc Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa.   
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ly do cac nghi sy dang cong hoa noi loan o thuong vien my Mỹ rút ngắn thời hạn đối với thị thực thăm thân của công dân Cuba
ly do cac nghi sy dang cong hoa noi loan o thuong vien my Tổng thống Mỹ điện đàm với Thủ tướng Ethiopia về vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX

Nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Donald Trump đã được các thượng nghị sỹ thông qua với tỷ lệ 59 phiếu thuận và 41 phiếu chống.

ly do cac nghi sy dang cong hoa noi loan o thuong vien my
Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số đã thông qua nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump. (Ảnh: Getty)

Điều đáng nói là Thượng viện hiện do đảng Cộng hòa chiếm đa số với 53 ghế. Và trong cuộc bỏ phiếu ngày 14/3, có tới 12 Thượng nghị sỹ Cộng hòa đã tham gia cùng 45 Thượng nghị sỹ Dân chủ và 2 Thượng nghị sỹ độc lập bỏ phiếu thông qua nghị quyết chấm dứt Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của ông chủ Nhà Trắng.

Tháng trước, Hạ viện Mỹ hiện do đảng Dân chủ kiểm soát cũng đã thông qua bản nghị quyết này với 245 phiếu thuận và 182 phiếu chống.

“Sự thuyết phục nửa vời”

Sáng 14/3, Tổng thống Trump đã gửi đi một thông điệp trước khi Thượng viện tiến hành bỏ phiếu rằng: “Một cuộc bỏ phiếu về nghị quyết hôm nay của các Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa là bỏ phiếu cho Nancy Pelosi, cho tội phạm và cho đảng Dân chủ muốn mở cửa biên giới”.

Ngay sau đó, các trợ lý Nhà Trắng cũng gửi tin nhắn cho các Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa (GOP) và nhắc nhở họ về quan điểm của Tổng thống.

Việc “lobby” (vận động hành lang) vào phút chót đã không thể làm thay đổi được kết quả. Và có tới 12 Thượng nghị sỹ GOP bỏ phiếu thông qua nghị quyết ngăn chặn sắc lệnh tình trạng khẩn cấp của Tổng thống.

Trước đó, các Thượng nghị sỹ GOP nói rằng, Tổng thống đáng lẽ ra đã không phải làm như vậy nếu ông đồng tình cam kết với họ về việc sẽ thay đổi Đạo Luật tình trạng khẩn cấp để kiềm chế quyền lực của Tổng thống.

“Tổng thống lẽ ra hoàn toàn có thể nhận được sự ủng hộ của hơn 50 thành viên GOP tại Thượng viện”, Thượng nghị sỹ Mike Lee cho biết.

Mike Lee là một trong những Thượng nghị sỹ GOP muốn Tổng thống Trump đồng ý sửa đổi Đạo luật tình trạng khẩn cấp 1976 để đối lấy sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện.

Những ngày trước cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Trump còn gần như không có động thái ngăn chặn sự “nổi loạn” của các thành viên GOP.

Tổng thống Trump nói với các Thượng nghị sỹ rằng ông biết họ sẽ không thể đảo ngược quyền phủ quyết của ông. Trong cuộc gặp chiều 13/3 với các Thượng nghị sỹ GOP, ông thậm chí còn nói rằng, họ có thể bỏ phiếu về điều mà họ cảm thấy hài lòng.

Tuy nhiên, đến tối 13/3, ông đã nhận được khá nhiều lời chỉ trích từ chính đảng cộng hòa. Tối hôm đó, Thượng nghị sỹ Ted Cruz, Lindsey Graham và Ben Sasse đã tới Nhà Trắng, tìm cách bác bỏ nghị quyết ngăn chặn tình trạng khẩn cấp của Tổng thống.

Các thượng nghị sỹ này không thông báo trước về ý định gặp Tổng thống. “Họ chỉ gọi điện thông báo khi đã đang trên đường tới, và khăng khăng đòi gặp Tổng thống”, một trợ lý cấp cao của Nhà Trắng cho biết.

Phó luật sư Nhà Trắng Pat Philbin và người phụ trách vấn đề pháp lý Shahira Knight đã được triệu tới gặp Tổng thống và 3 thượng nghị sỹ trên, nhưng cuộc thảo luận đã không đưa ra được giải pháp cho bất đồng rộng rãi giữa các nghị sĩ và Tổng thống Trump.

Thực tế, người phụ trách vấn đề pháp lý Knight đã nói với các đồng nghệp của mình rằng cuộc gặp “ngẫu hững” này thậm chí còn mang lại kết quả tồi tệ hơn, vì họ đã khiến Tổng thống phát cáu và không hoàn toàn đồng tình với quan điểm mà họ trình bày.

Tuy nhiên, sáng 14/3, Tổng thống Trump vẫn đăng tải các dòng Tweet thúc giục đảng Cộng hòa không bỏ phiếu đồng tình với quan điểm của Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi. Ông cũng đưa ra một cam kết, dù có phần thờ ơ, về việc sẽ xem xét sửa đổi Đạo luật tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Sự chia rẽ sâu sắc giữa Tổng thống với đảng Cộng hòa

Các Thượng nghị sỹ GOP không đồng tình với tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống là vì cuộc chiến bảo vệ Hiến Pháp và việc tách biệt quyền lực.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump lại nhận định mọi thứ đơn giản hơn khi đăng tải dòng Tweet: “Vấn đề của ngày hôm này là AN NINH BIÊN GIỚI và Tội phạm. Đừng bỏ phiếu với Pelosi”.

“Tổng thông coi đó là cuộc bỏ phiếu về an ninh biên giới, và tôi có thể hiểu được quan điểm của ông. Nhưng theo quan điểm của tôi, đảng Cộng hòa bỏ phiếu phản đối ông lại không dựa trên an ninh biên giới, mà dựa trên vấn đề tách biệt của quyền lực”, Thượng nghị sỹ John Kennedy nói.

Đối với 1 số người, họ bỏ phiếu chống lại nghị quyết nhưng không hẳn đã đồng tình với Tổng thống. Thượng nghị sỹ Thom Tillis đã từng chỉ trích tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống trong một bài viết trên Washington Post hồi tháng 2. Tuy nhiên, từ tuần trước, ông đã tìm cách thỏa thuận với Nhà Trắng về những cải cách đối với Đạo luật tình trạng khẩn cấp quốc gia. Cuối cùng, ông đã bỏ phiếu phản đối nghị quyết. Lý do là vì chiến dịch tái tranh cử vào năm tới.

Đối với các Thượng nghị sỹ mới đắc cử gần đây hoặc những người lo ngại về hậu quả chính trị ngay lập tức, họ lại dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Ví dụ như Thượng nghị sĩ Susan Collins và Rand Paul, họ không hề lưỡng lự khi tuyên bố ủng hộ nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống.

Theo Politico, nếu như số người nổi loạn chỉ là 3 thôi thì tình hình có thể “cứu vãn được”. Khi đó, Phó Tổng thống Mike Pence (người đứng đầu Thượng viện) sẽ đóng vai trò là người làm tan băng và ngăn được việc Tổng thống Trump dùng quyền phủ quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình.

Phó Tổng thống Pence đã có cuộc gặp riêng các Thượng nghị sỹ Lamar Alexander, Pat Toomey và Rob Portman, Tillis và Mike Lee hôm 12/3 và dường như ban đầu ông cũng thờ ơ với việc thay đổi luật nhằm hạn chế quyền của Tổng thống.

Tuy nhiên, Phó Tổng thống Pence đã phải để tâm hơn khi ông được thông báo rằng, thỏa thuận về việc sửa đổi đạo luật khẩn cấp quốc gia là giải pháp có thể đảm bảo nghị quyết ngăn chặn Tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống sẽ không qua ải của Thượng viện.

Chỉ 24 gờ sau đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ không có thỏa thuận nào cả. Đây là điều bất ngờ đối khi các Thượng nghị sỹ Cộng hòa họp kín cùng 1 số quan chức Nhà Trắng để tránh sự đối đầu với Tổng thống.

Toomey, Lee và Marco Rubio nằm trong số các Thượng nghị sỹ đã bỏ phiếu thuận, mặc dù mong muốn của họ là có nhiều hàng rào biên giới hơn.

Thượng nghị sỹ Toomey đã nói về việc bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump rằng: “Thật nực cười, vì tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây thêm hàng rào biên giới”.

ly do cac nghi sy dang cong hoa noi loan o thuong vien my

Mỹ - Trung đấu khẩu về Vành đai và Con đường tại Hội đồng Bảo an LHQ

Ngày 15/3, Mỹ đã châm ngòi cho cuộc đấu khẩu với Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về “Sáng kiến Vành ...

ly do cac nghi sy dang cong hoa noi loan o thuong vien my

Ấn Độ, Myanmar phối hợp triệt phá phiến quân dọc biên giới chung

Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 này, quân đội Ấn Độ và Myanmar đã phối hợp hành động chặt chẽ và triệt phá ...

ly do cac nghi sy dang cong hoa noi loan o thuong vien my

Giới khoa học săn lùng sự sống ngoài hành tinh trong lỗ đen

Một nhóm các nhà vật lý và thiên văn học từ Đại học Cornell (Mỹ) đã tuyên bố rằng họ đang sử dụng kính viễn ...

(theo VOV.VN)

Đọc thêm

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Đội tuyển U23 Việt Nam sớm hoàn thành nhiệm vụ vào tứ kết VCK U23 châu Á 2024 sau hai chiến thắng thuyết phục trước U23 Kuwait và U23 Malaysia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4. XSMN thứ 3. SXMN 23/4. xổ số miền Nam ngày 23 ...
Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất từ góc nhìn trên không

Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất từ góc nhìn trên không

Reuters đã lưu lại những hình ảnh ấn tượng cho thấy vẻ đẹp đa dạng, đầy bí ẩn của hành tinh xanh từ góc nhìn trên không để tôn vinh ...
Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 24/4/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 24/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/4/2024.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động