Mạng xã hội: Góc nhìn khuất

Mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào tới cách người dân nhìn nhận vấn đề chính trị và liệu nó có lợi cho nền chính trị của một quốc gia?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mang xa hoi goc nhin khuat CEO Apple: Mạng xã hội đang bị lợi dụng để chia rẽ mọi người
mang xa hoi goc nhin khuat Zuckerberg muốn có 1 tỷ người tham gia Facebook thực tại ảo

Các mạng xã hội lớn hiện nay như Twitter, Facebook, Youtube đã trở thành "công cụ" không thể thiếu của nhiều chính trị gia trong các cuộc vận động bầu cử. Mạng xã hội cho phép các cử tri cùng quan điểm và chí hướng chia sẻ những thông tin về chiến dịch bầu cử hay các sự kiện liên quan đến chính trị gia. Chức năng share (chia sẻ) của Facebook cũng như retweet (đăng lại) của Twitter thường được sử dụng trong các kỳ bầu cử sôi động, đến mức nhiều người cảm thấy như mạng xã hội sinh ra để làm chức năng đó. Chính trị gia dùng mạng xã hội nhiều nhất có lẽ là Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ Donald Trump. Ông sử dụng nó thường xuyên, đặc biệt vào dịp bầu cử Tổng thống ở xứ cờ hoa năm 2016. Hiện có hơn 2 tỷ người dùng Facebook mỗi tháng, trong đó 1,3 tỷ người sử dụng hàng ngày. Khoảng hơn 1,5 tỷ người có tài khoản Youtube. Các con số này vẫn không ngừng tăng lên mỗi ngày.

mang xa hoi goc nhin khuat
Người sử dụng Twitter đang xem tài khoản Twitter của hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 - ông Donald Trump và bà Hillary Clinton. (Nguồn: Digitaltrends)

Mặt tích cực

Từ khi mạng xã hội ra đời, cách thực hiện các chiến dịch vận động bầu cử cũng như cách các chính trị gia tương tác với cử tri đã có nhiều thay đổi. Không thể phủ nhận những tiện lợi mà nó mang lại cho chính trị. Nhờ mạng xã hội, các chính trị gia trở nên dễ tiếp cận hơn và vì thế, đáng tin hơn trong mắt người dân. Với khả năng đăng tải các thông tin và hình ảnh về chính trị gia cho hàng triệu người cùng một lúc, mạng xã hội làm cho chiến dịch vận động bầu cử dễ dàng và bớt tốn kém hơn. Chỉ cần bỏ thời gian trau chuốt hình ảnh và câu từ, chiến dịch bầu cử đưa chính trị gia vào mỗi gia đình qua màn hình điện thoại hoặc máy tính. Các ứng cử viên có thể nói chuyện trực tiếp với cử tri mà không cần phải di chuyển tốn kém. Hơn nữa, sử dụng mạng xã hội cho phép các ứng cử viên bỏ qua các phương pháp truyền thống như tiếp cận cử tri bằng hệ thống quảng cáo phải trả tiền hay các phương tiện truyền thông đắt đỏ. "Tôi nghĩ mạng xã hội có uy lực hơn số tiền người ta đã bỏ ra", ông Donald Trump đánh giá cao ưu điểm của mạng xã hội trong việc giúp ông vượt qua truyền thông chính thống để truyền tải thông điệp tới các cử tri trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Mạng xã hội cũng có ích khi giúp những người dân chung chí hướng cùng chia sẻ quan điểm, đề xuất và gửi kiến nghị tới chính phủ. Tiếng nói của họ được trực tiếp đón nhận, mà không phải qua những người làm nhiệm vụ vận động hành lang như cách truyền thống. Tất nhiên, các tay vận động hành lang chuyên nghiệp với đủ mối quan hệ và kinh nghiệm vẫn có nhiều ảnh hưởng hơn.

Liều "thuốc độc"

Nhưng giờ đây, trước những vấn đề mà mạng xã hội tạo ra, dường như các ích lợi trên bị mờ đi rất nhiều. Trước đây, các mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn nhất hiện nay như Facebook, Twitter hay Youtube hứa hẹn rằng sẽ làm tất cả để thúc đẩy nền chính trị ổn định, công bằng, minh bạch nhờ vào việc truyền tải thông tin chính xác, nhanh chóng và dễ tiếp cận cho mọi cá nhân. Họ cũng hứa hẹn sẽ chống lại tham nhũng, kỳ thị, gian dối chính trị. Thế nhưng giờ đây, nhiều thứ diễn ra trên mạng xã hội đang thể hiện điều ngược lại. Nhiều chuyên gia cho rằng thay vì mang lại sự tiến bộ, mạng xã hội đang rải đầy "thuốc độc" cho người sử dụng. Với những thông tin thất thiệt, giả mạo lan tràn, mạng xã hội dần tác động đến người dân, dẫn đến việc đánh giá sai lệch vấn đề. Ở góc nhìn này, mạng xã hội đang xói mòn những điều kiện tiên quyết để có một nền chính trị lành mạnh.

mang xa hoi goc nhin khuat
Các mạng xã hội lớn hiện nay như Twitter, Facebook, Youtube ngày càng thu hút nhiều người sử dụng, trong đó có các chính trị gia. (Nguồn: The Wall Street Journal)

Khi tham gia Facebook, người dùng sẵn sàng "đánh đổi" thông tin cá nhân để được kết nối Facebook một cách tự do và thoải mái. Những thông tin cá nhân như sở thích, quan điểm chính trị, thậm chí cả thói quen mua sắm thể hiện qua những lần bấm nút like (thích), có thể được mạng xã hội khổng lồ này lưu giữ và phân tích. Các thông tin đó giúp Facebook xác định được cái gì sẽ thu hút người dùng. Sau đó, mạng xã hội này chỉ cần đặt trước mắt người dùng những gì hấp dẫn họ - từ ảnh, quảng cáo cho đến các post (bài đăng) cá nhân. Trong nền kinh tế dựa trên "sự chú ý của người tiêu dùng" hiện nay, đây là một sức mạnh kinh tế không thể chối bỏ. Vấn đề là, khi liên quan đến chính trị, Facebook thay vì thúc đẩy sự tiến bộ lại đào sâu hố ngăn cách xã hội. Mỗi tài khoản trên Facebook được "lập trình" để nhận được những nội dung phù hợp với sở thích cá thân, vì thế có chiều hướng chỉ nhìn một mặt của vấn đề. Bên nào cũng thấy phe mình là đúng, là chính xác, còn phe kia bao giờ cũng sai và gian dối. Bởi vậy, hệ thống này được cho là có lợi đối với các chính trị gia theo phe cực đoan, lợi dụng sự chia rẽ trong xã hội để giành điểm cho bản thân.

Trong khi đó, nạn tin giả (fake news) càng làm cho mạng xã hội mất đi tính tiến bộ như nhiều người mong chờ ở nó. Năm 2015, Twitter dậy sóng với tin hoàn toàn bịa đặt về việc Thủ tướng Anh David Cameron chụp ảnh gây sốc với một chiếc đầu lợn khi còn trẻ. Các tài khoản Twitter thi nhau chia sẻ nội dung  "piggate" -  ám chỉ ông Cameron với cái đầu lợn. Nước Anh xôn xao trước tin đồn này. Hôm sau, trên truyền hình, tác giả của tin đồn thú nhận không có bất kỳ bằng chứng nào. Vào một ngày tháng Ba năm 2017, một tin vu vơ trên Facebook rằng "bà Merkel có dự định đón nhận 12 triệu người nhập cư" được hàng nghìn "thích" và "chia sẻ". Qua vài ngày, số lượng người "thích" lên tới 25 nghìn và tiếp tục tăng. Sự quan tâm của người dùng mạng xã hội Đức đối với tin này còn nhanh và nhiều hơn các tin tức quan trọng đăng trên báo chí. Sự thực là Thủ tướng Đức Angela Merkel không có ý định nhận 12 triệu người nhập cư và không hề phát biểu như thế.

Một ví dụ khác, sự "can thiệp" của hacker Nga (theo cáo buộc của một số giới chức Mỹ) vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 có thể cho thấy tác động của Facebook đến các cử tri như thế nào. Các báo cáo cho biết hacker không chỉ xâm phạm thư tín, danh sách cử tri, mà còn giở nhiều chiêu trò trên Facebook để tác động tới sự lựa chọn của cử tri Mỹ. Có chứng cớ chỉ ra rằng những kẻ khiêu khích trên mạng (troll) người Nga cũng như các phần mềm tự động do họ cài vào đã thúc đẩy việc lan truyền các chủ đề gây tranh cãi và chia rẽ xã hội nhất hiện nay như đạo Hồi hay người nhập cư. Mục đích của các hacker là đào sâu những bất ổn trong xã hội Mỹ, trong đó có các vấn đề như giới tính, chủng tộc, đức tin... Mặt khác, những thông tin vô căn cứ về ứng cử viên Hilary Clinton được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội, khiến cho cử tri Mỹ không thể phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả. Điều này được cho là đã góp phần dẫn đến chiến thắng bất ngờ của ông Trump. Chuyên gia mạng xã hội Richard Dron thuộc Đại học Salford (Anh) cũng nhận định lý do đằng sau chiến thắng của ông Trump nằm ở sức ảnh hưởng trên mạng xã hội của ông vượt xa đối thủ Clinton.

Khi mạng xã hội ra đời, phần lớn mọi người đều đón nhận một cách tích cực. Người ta mong chờ đây sẽ là đòn bẩy cho chia sẻ kiến thức, mở ra thế giới tiến bộ và gắn kết các cá nhân hơn. Tuy nhiên, càng ngày mạng xã hội càng chứng tỏ rằng đó sẽ là mục tiêu khó có thể đạt được. Thậm chí, cách vận hành của mạng xã hội hiện nay có nguy cơ gây chia rẽ và làm người dùng không thể phân biệt tin thật-giả, từ đó dẫn đến hậu quả là đánh giá sai bản chất vấn đề và đưa ra các quyết định cảm tính, thiếu khách quan. Nếu không sớm giải quyết được vấn nạn này, mạng xã hội sẽ là rào cản của tiến bộ xã hội.

Để đối đầu với các vấn đề do mạng xã hội đặt ra, cần kết hợp nhiều giải pháp, trong đó không thể thiếu giáo dục và chế tài. Đến nay, nhiều quốc gia đã có các biện pháp cụ thể. Đức ra luật xử phạt nặng hành vi lan truyền tin giả và các mạng xã hội chậm trễ hay không hợp tác trong việc gỡ bỏ thông tin giả mạo. Singapore đang trong tiến trình làm luật chống tin giả. Từ cuối năm 2016, trước những chỉ trích dữ dội, Facebook cũng tuyên bố bắt đầu chương trình mới chống fake news. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây sẽ là cuộc chiến đầy khó khăn. Do quy mô quá lớn và không biên giới, việc kiểm soát thông tin trên mạng xã hội là bài toán khó. Có người thậm chí còn cho rằng phải nghĩ tới trường hợp chấp nhận tin giả trên mạng XH như một phần của cuộc sống trong thời đại kỷ nguyên số.

mang xa hoi goc nhin khuat Chính phủ Anh đề xuất đánh thuế các trang mạng xã hội

Ngày 11/10, Chính phủ Anh đã đề xuất việc đánh thuế đối với các trang mạng xã hội và các nhà cung cấp mạng internet ...

mang xa hoi goc nhin khuat Ông Obama từng cảnh báo ông chủ Facebook về nạn tin giả tràn lan

Cựu tổng thống Mỹ từng đích thân lên tiếng thúc giục tỷ phú Mark Zuckerberg tìm cách chống lại sự lan tràn tin giả (fake ...

mang xa hoi goc nhin khuat Sống thật hơn để không bị bỏ lỡ

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chính dẫn ...

Lê Thiên Hương Chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS), Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đọc thêm

Kinh tế ASEAN 2024: Nỗ lực phục hồi vì người dân

Kinh tế ASEAN 2024: Nỗ lực phục hồi vì người dân

Bước sang năm 2024, ASEAN được kỳ vọng tiếp đà phục hồi tăng trưởng, có những bước tiến mạnh mẽ nhằm cải thiện rõ rệt bức tranh kinh tế - ...
Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan trên kênh truyền hình VTV5 và FPT Play

Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan trên kênh truyền hình VTV5 và FPT Play

Trận đấu quyết định ngôi đầu bảng D giữa U23 Việt Nam và Uzbekistan diễn ra vào lúc 22h30 (giờ Việt Nam) trên sân Khalifa International, Qatar.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ ...
Tay đua Cao Việt Nam về Nhất giải vô địch đua moto châu Á tại Châu Hải, Trung Quốc

Tay đua Cao Việt Nam về Nhất giải vô địch đua moto châu Á tại Châu Hải, Trung Quốc

Giải vô địch châu Á về đua moto lần này có sự tham dự của các vận động viên đến từ 15 quốc gia. Đoàn thể thao Việt Nam có ...
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Đồng loạt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Đồng loạt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/4, dầu WTI và dầu Brent đều giảm.
Người phụ nữ chi 50.000 USD nhân bản vô tính 2 chú mèo cưng

Người phụ nữ chi 50.000 USD nhân bản vô tính 2 chú mèo cưng

Một người phụ nữ sống tại Canada chi số tiền hơn 50.000 USD cho một công ty công nghệ sinh học nhằm nhân bản vô tính mèo cưng của mình ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động