"Mổ xẻ" chính sách tái cân bằng của Mỹ ở Đông Nam Á

Liệu Mỹ có tiếp tục thực thi chính sách xoay trục ở Đông Nam Á và coi ASEAN là trọng tâm trong chiến lược này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Chuyến thăm hướng đến tương lai quan hệ Việt – Mỹ
mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Mỹ-ASEAN: Để phát triển phải mở rộng nền tảng hợp tác

Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế cấp cao Peter Chalk, hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu phi lợi nhuận RAND đã phần nào đưa ra câu trả lời trong bài viết vừa đăng tải trên trang mạng Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia (ASPI).

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a
Ảnh minh họa: Chính sách “tái cân bằng ở châu Á” được công bố vào tháng 1/2012 (Nguồn: VOV)

Mỹ từng có mặt ở Đông Nam Á trong một thời gian dài. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đánh giá đây là một khu vực có tầm quan trọng đáng kể, là nơi để ngăn chặn mối đe dọa chiến lược từ Liên Xô lúc đó. Tuy nhiên, mối quan tâm của Mỹ đối với khu vực này đã giảm đi sau khi Liên Xô sụp đổ và các điểm nóng khác cấp bách hơn nổi lên ở Tây Âu, Trung Đông và Đông Bắc Á.

Can dự có kế hoạch

Tổng thống Barack Obama chính thức công bố chính sách “tái cân bằng ở châu Á” vào tháng 1/2012. Đây được coi là sự "xoay trục" của Washington, với nhận thức rõ ràng về sự cần thiết phải củng cố quan hệ với các quốc gia đối tác trong khu vực. Với chính sách đó, Mỹ hiểu rằng cần phải tận dụng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của những nước này để xây dựng một mạng lưới đồng minh và đối tác nhằm duy trì và củng cố trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết hiệu quả các thách thức trong khu vực.

Mỹ đã theo đuổi bốn lĩnh vực hợp tác chính với nhiều cam kết song phương và đa phương với các nước Đông Nam Á như hỗ trợ sự phát triển của Cộng đồng ASEAN; Hỗ trợ cải cách quốc phòng và tái cơ cấu; Tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ thảm họa nhân đạo; Hỗ trợ đối phó với nguy cơ khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Sự can dự có kế hoạch này thể hiện việc Mỹ đánh giá ngày càng cao tầm quan trọng của ASEAN như một khối thống nhất.

Tuy nhiên, sự quan tâm này cũng liên quan khá nhiều đến sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cụ thể là những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và các nguy cơ từ sự bành trướng này đối với tự do hàng hải trên một trong những tuyến đường năng lượng và thương mại hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới.

Kế hoạch thiếu vững chắc?

Chiến lược xoay trục mang lại cho Mỹ cơ hội về địa chiến lược và về thể chế, giúp Washington cân bằng và bù đắp các “thiệt hại” trước những ảnh hưởng ngày một tăng trong khu vực của Trung Quốc. Song nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch tái cân bằng của Mỹ thiếu vững chắc và đặt câu hỏi liệu Washington có thể kiềm chế sự hung hăng của Bắc Kinh, nhất là trong vấn đề Biển Đông, bằng cách tích cực can dự vào châu Á.

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a
Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN tại Mỹ. (Nguồn: AP)

Thực tế là hiện nay Trung Quốc vẫn chưa hề có bất kỳ nỗ lực cụ thể nào trong việc giải quyết các tranh cãi về chủ quyền trên Biển Đông đối với một số quốc gia ven biển như Philippines. Trong khi đó, Bắc Kinh dường như lại đang theo đuổi một lập trường ngày càng quyết đoán, liên tục có các hành động đơn phương gây tranh cãi nhằm khẳng định và củng cố quyền kiểm soát đối với tất cả vùng lãnh thổ trong phạm vi cái mà Trung Quốc gọi là "đường chín đoạn".

Do đó, không ít người nhận định chính sách xoay trục của Mỹ thực tế đã thất bại trong việc bảo đảm Trung Quốc trỗi dậy với vai trò là “đối tác có trách nhiệm” nhằm củng cố và duy trì trật tự vốn có trong khu vực.

Vấn đề cốt lõi đang đặt ra là liệu Mỹ có tiếp tục thực thi chính sách coi ASEAN là trọng tâm trong chiến lược can dự vào châu Á nữa hay không? Cuối năm nay, có thể một tổng thống không thuộc đảng Dân chủ sẽ nắm quyền điều hành nước Mỹ, do đó, ưu tiên của Washington có thể sẽ thay đổi và trở lại tập trung phối hợp giải quyết những điểm nóng ở Trung Đông và châu Âu.

Ngay cả trong trường hợp các chính đảng không làm chệch hướng chính sách xoay trục ở Đông Nam Á thì họ cũng bị hạn chế về ngân sách. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng có thể cản trở đáng kể việc triển khai các hạng mục đầu tư lớn và cần thiết để tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á.

Nếu tiếp tục duy trì chính sách này, rõ ràng thách thức lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt sẽ là thuyết phục Trung Quốc rằng việc Washington quay trở lại Đông Nam Á không phải để ngăn chặn Bắc Kinh, mà là để khôi phục và tăng cường quan hệ đối tác tại một trong những khu vực quan trọng của thế giới.

Để đạt được điều này, Mỹ có thể tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực cứu trợ thảm họa tự nhiên và an ninh xuyên quốc gia nhằm mang lại sự tự tin cần thiết để giải quyết vấn đề nhạy cảm ở Biển Đông.

Cụ thể hơn, Washington nên thể hiện với Bắc Kinh rằng chính phủ hai nước có nhu cầu chung là hợp tác để đối phó với một loạt mối đe dọa toàn cầu, nhất là các thách thức xuyên biên giới đang hiện hữu ở Đông Nam Á. Sự hợp tác này sẽ khó đạt hiệu quả trong một môi trường tồn tại cạnh tranh quyền lực giữa hai bên tại khu vực. 

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Bữa tiệc nghệ thuật của thiếu nhi ASEAN

Gala nghệ thuật Liên hoan thiếu nhi ASEAN đã được tổ chức tại Hà Nội vào tối 1/6. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc ...

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Thúc đẩy hợp tác Kết nối ASEAN

Từ 29-30/5, tại Manado (Indonesia) diễn ra Cuộc họp lần thứ 2/2016 của Uỷ ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC) và các cuộc họp liên quan.

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Thủ tướng Malaysia: ASEAN cần tích cực xây dựng COC

“Trong tương lai, chúng ta sẽ tiếp tục dựa vào các biện pháp ngoại giao và đối thoại để giải quyết hòa bình các khác ...

Hằng Phạm (tổng hợp)

Đọc thêm

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt đợt triển khai cao điểm chống khai thác IUU

Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt đợt triển khai cao điểm chống khai thác IUU

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU. Đại tá Lục Đức Tiên, Phó Tư lệnh Vùng ...
Hàn Quốc mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Hàn Quốc mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Seon Ho tại Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 11.
Tập thể đoàn làm phim Mai tụ họp, mừng doanh thu 520 tỷ đồng

Tập thể đoàn làm phim Mai tụ họp, mừng doanh thu 520 tỷ đồng

Nhân dịp nghệ sĩ Hồng Đào về nước, đạo diễn Trấn Thành mở tiệc cùng đoàn phim 'Mai', chúc mừng bộ phim thắng lớn doanh thu.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động