“Một Mekong, một tinh thần chung”

Chiều 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành công chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ ba theo lời mời của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180405224703 Sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong
tin nhap 20180405224703 Bảo đảm sự thịnh vượng cho tương lai Tiểu vùng Mekong

Với chủ đề “Một Mekong, một tinh thần chung”, Hội nghị lần này đã thảo luận, đề ra những định hướng lớn, các lĩnh vực hợp tác ưu tiên, mở rộng sự hợp tác trong và ngoài Ủy hội MRC nhằm sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mekong, góp phần thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững SDG 2030 của Liên Hợp Quốc ở mỗi quốc gia thành viên và trong cả khu vực.

tin nhap 20180405224703
Chiều 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam về đến Hà Nội, kết thúc thành công chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội MRC lần thứ ba.

Trong trao đổi của các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế 2 ngày trước Hội nghị MRC đã chỉ ra yêu cầu cấp bách cần phải thực hiện việc tái cơ cấu 2 lĩnh vực lớn, đó là sản xuất lương thực, nông sản, thủy sản bền vững về môi trường (ít phát thải), tiết kiệm nước; điều chỉnh theo xu thế phát triển mạnh mẽ của các dạng năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời… đang trở nên rất cạnh tranh do công nghệ mới, vật liệu mới.

Phát biểu tại Hội nghị, cùng các nhà lãnh đạo khác, Thủ tướng đã nêu một số kết quả lớn đạt được kể từ Hội nghị Cấp cao Ủy hội MRC lần thứ hai tại TPHCM năm 2014, qua đó, đã thể hiện rõ nét, hiệu quả thực tế của Hiệp định Mekong 1995, thúc đẩy gắn kết, điều phối vùng và đẩy mạnh quan hệ với các đối tác, các cơ chế hợp tác có liên quan trong khu vực.

Thủ tướng cho rằng, hiện nay, lưu vực sông Mekong phải đối mặt với những thách thức lớn với hậu quả là nguồn tài nguyên nước Mekong đang bị suy kiệt cả về số lượng và chất lượng, lượng phù sa và chất dinh dưỡng bị suy giảm, hệ sinh thái và môi trường bị suy thoái nghiêm trọng. Các dấu hiệu tiêu cực đó thể hiện rõ rệt và trầm trọng hơn ở các quốc gia hạ lưu Mekong, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông bờ biển và sụt lún đất… đe dọa sinh kế của hơn 20 triệu người dân.

“Cần phải có những hành động thiết thực, kịp thời để Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cá của cả khu vực trong hàng trăm năm qua tiếp tục phát triển và là nguồn cung gạo lớn cho bảo đảm an ninh lương thực khu vực”, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Ủy hội MRC tập trung cho sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên liên quan.

Thủ tướng đề nghị, cần tăng cường thực hiện một cách đầy đủ, thực chất, hiệu quả Hiệp định Mekong 1995, cũng như Bộ các thủ tục, quy định của Ủy hội MRC; nâng cao hiệu quả vai trò giám sát và điều phối của Ủy hội MRC trong thực hiện cam kết của các quốc gia thành viên. Xây dựng Khung quy hoạch phát triển lưu vực hài hòa với quy hoạch tài nguyên nước của các quốc gia thành viên; đề xuất các dự án chung về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, nguồn nước Mekong. Tăng cường chia sẻ thông tin, số liệu trong lưu vực sông Mekong và Lan Thương, cũng như mạng giám sát tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực, các hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai; lập cơ sở dữ liệu, kiến thức chung, các nghiên cứu chung của Ủy hội MRC.

Tăng cường các hoạt động điều phối, hợp tác với các Đối tác đối thoại, Đối tác phát triển trong việc huy động nguồn lực, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ kỹ thuật hiện đại, phối hợp trong các sáng kiến tiểu vùng, trao đổi thông tin số liệu, hợp tác chia sẻ kỹ thuật… nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

tin nhap 20180405224703

“Hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mekong mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của các quốc gia, người dân trong khu vực”, Thủ tướng bày tỏ.

Kết thúc Hội nghị, Tuyên bố Siem Reap đã được thông qua. Sự tham gia chủ động và đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam tại Hội nghị được các nước, các đối tác ghi nhận, đánh giá cao.

Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp song phương Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, đã trao đổi ngắn với Bộ trưởng Trưởng Đoàn Trung Quốc, về nhiều biện pháp, định hướng thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể.

Thủ tướng đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Campuchia gốc Việt ở Siem Reap, chúc mừng bà con nhân Tết cổ truyền của Campuchia. Thủ tướng đã chia sẻ với khó khăn của bà con, đề nghị Tổng hội người Campuchia gốc Việt và các tỉnh hội hỗ trợ, vận động để bà con yên tâm, ổn định cuộc sống. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở Campuchia và các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia luôn sát cánh bên cạnh bà con, hỗ trợ các tỉnh hội trong mọi mặt của đời sống, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh cho cộng đồng người Campuchia gốc Việt. Thủ tướng đã tặng một số phần quà cho các gia đình người Campuchia gốc Việt nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để động viên bà con.

Có thể nói, chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong lần thứ 3 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội trên tinh thần Hiệp định Mekong 1995, góp phần tăng cường vai trò của Ủy hội cũng như sự đoàn kết, hợp tác giữa các nước thành viên vì lợi ích chung.

tin nhap 20180405224703
Chung tay phát triển bền vững dòng Mekong

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu ...

tin nhap 20180405224703
Thủ tướng tặng quà cho kiều bào nghèo ở Campuchia

Sáng nay, 5/4, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong lần thứ 3 tại Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn ...

tin nhap 20180405224703
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia tại Siem Reap

Nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ ba tại Siem Reap, Campuchia, ngày 4/4, Thủ tướng Chính ...

PV

Đọc thêm

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng ...
Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10, người lạ mặt bà Thật nhắc tới có phải là ông Thắng? Duyên và Giang có liên hệ gì không?
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Trong Tử vi Đẩu số, sao Thái Âm được coi là chòm sao cát tinh, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Vậy sao Thái Âm ...
Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động