Một thế giới khó đoán định

2018 vừa qua đi với nhiều cọ sát chiến lược giữa các nước lớn, nhiều “điểm nóng” đã giảm nhiệt, trong khi lại nổi lên nhiều thách thức mới đối với an ninh và ổn định của thế giới. Vậy năm 2019 sẽ ra sao?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mot the gioi kho doan dinh Kinh tế thế giới 2018: Sức ép căng thẳng thương mại và những gam màu trầm
mot the gioi kho doan dinh Hình ảnh ấn tượng thế giới 2018: Thảm họa thiên nhiên và giấc mơ “miền đất hứa”

Năm 2018, thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều xu hướng và diễn biến bất ngờ. Dường như các chủ thể đang thực hiện quyết liệt hơn các chính sách của mình nhằm thay đổi những xu hướng, vấn đề không còn phù hợp với thế giới đương đại.

Đối với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã phát động một cuộc chiến tranh thương mại.

Mỹ gây sức ép chiến lược

Bề ngoài, đó là một cuộc chiến đơn thuần liên quan tới con số thâm hụt thương mại. Nhưng đằng sau lại là những yếu tố cấu thành quyền lực quốc gia trong hiện tại và tương lai, đó là công nghệ và kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc.

mot the gioi kho doan dinh

Đối với Nga, Mỹ tiếp tục gây sức ép rất mạnh về kinh tế và quân sự. Số phận của Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) 1987, vốn cấm Mỹ và Liên Xô phát triển hay sử dụng tên lửa hạt nhân, tên lửa đạn đạo có tầm bay từ 500 - 5.500 km, đã chấm dứt khi Tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này.

Đối với những nước coi là “đối thủ”, Mỹ cũng thể hiện một cách tiếp cận tương đối rõ ràng với “áp lực tối đa”. Với Syria và Iran, chính quyền Trump tỏ ra vô cùng cứng rắn. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp Syria, khi ông Trump đe dọa sử dụng vũ lực thì không nhiều người nghĩ rằng đó là lời đe dọa bị thổi phồng.

“Sức ép tối đa từ Mỹ” mang tới một điểm sáng, tích cực, đó là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore ngày 12/6 mang ý nghĩa lịch sử. Sự kiện này kết thúc với một thỏa thuận được ký kết, trong đó hai bên thống nhất xây dựng một chế độ ổn định và nền hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời hướng tới phi hạt nhân hóa toàn diện.

Mỹ cũng sẵn sàng gây sức ép lên các đồng minh và đối tác quan trọng. Tổng thống Trump đã lên tiếng ca ngợi Brexit, chỉ trích trạng thái thặng dư thương mại của Đức đối với Mỹ. Thời gian gần đây, ông Trump và lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) thường xuyên “lời qua tiếng lại” về vấn đề đóng góp ngân sách cho NATO. Dưới sức ép của Mỹ, Canada và Mexico đã phải đàm phán để thay thế Hiệp định NAFTA bằng Hiệp định USMCA nhằm giảm thâm hụt thương mại và ngăn chặn hàng Trung Quốc tràn vào Mỹ qua kênh hai nước láng giềng.

mot the gioi kho doan dinh
Xung dương mại Mỹ - Trung chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. (Nguồn: CNET)

Sự co kéo các mối quan hệ

Sức ép của Mỹ với cả đối thủ lẫn đối tác đã dẫn tới những hệ quả đối với cục diện quốc tế: các mối quan hệ chiến lược đang bị co kéo.

EU đang hướng tới châu Á. Hiệp định Đối tác Kinh tế EU – Nhật Bản được ký sẽ dần dần gỡ bỏ các rào cản bảo vệ đối với hàng xuất nhập khẩu song phương. Không những vậy, ngày 19/9/2018, EU công bố chiến lược quan trọng để thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông, năng lượng và công nghệ số với châu Á, nhấn mạnh hợp tác với Trung Quốc và Nhật Bản nhưng đồng thời cũng tìm cách lôi kéo những quốc gia và chủ thể khác như Mỹ, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, các nước Trung Á và các thành viên ASEAN.

Trung Quốc với Nga tiếp tục quan hệ gần gũi. Trong năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau 2 lần. Khi cả hai nước có quan hệ căng thẳng với cùng một đối thủ, việc xích lại gần nhau trở nên rõ ràng hơn. Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận rất lớn mang tên Vostok 2018 do Nga chủ trì.

Các mối quan hệ chiến lược ở Trung Đông đang xoay chiều rất nhanh. Trong năm qua là việc Thổ Nhĩ Kỳ đã rời xa Mỹ để hướng tới liên kết với Iran và Nga. Giống như Nga và Iran, Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ được coi như một chủ thể chống phương Tây hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử.

Bóng ma khủng bố chưa tan

Các chiến dịch quân sự chống lại chủ nghĩa khủng bố đã dẫn tới thắng lợi, đó là việc đánh bật Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ra khỏi “vương quốc” riêng của tổ chức này trên đất Syria và Iraq. Tuy nhiên, những vụ tấn công khủng bố trong năm qua như đã xảy ra tại Surabaya (Indonesia) hay âm mưu đánh bom buổi diễu hành ngày Quốc khánh Mỹ tại Cleveland (Ohio, Mỹ) cho thấy một sự thật rằng: IS và những kẻ mang tinh thần cực đoan vẫn còn năng lực truyền cảm hứng, huy động và đe dọa các xã hội dân chủ.

Trong khi sự chú ý của Mỹ dồn hết vào IS, những nhóm khủng bố khác lại đang phát triển rất mạnh trong bóng tối. Với sự tan vỡ ở một mức độ nào đó của IS, al-Qaeda đang hồi sinh và tiếp tục phát triển chi nhánh ở hàng chục nước, tạo ra mối đe dọa khủng bố lớn nhất đối với thế giới. Taliban cũng đang trỗi dậy ở Afghanistan, nơi nhóm này từng thiết lập chính phủ cầm quyền và hiện nay tiếp tục tạo ra mối đe dọa, thách thức lớn cho chính quyền yếu kém ở nước này. Ở châu Phi, những nhóm như Boko Haram tập trung ở Nigeria và al-Shabaab ở Ethiopia tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình.

Các tổ chức khu vực gặp thách thức

Là hai tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất nhưng cả EU lẫn ASEAN đều phải đối diện với những vấn đề của riêng mình.

Ở châu Âu, từ tranh cãi thương mại với Mỹ cho đến tranh luận về cải cách EU hay một tiến trình Brexit ngày càng rắc tối, 2018 là một năm bận rộn của các chính trị gia châu Âu. Đáng chú ý, trong năm qua giữa Đức và Pháp đã có một số bất đồng. Điều này là bất thường và có nguy cơ tạo bất ổn, khi hai đầu tàu của EU đi theo hai hướng. Không chỉ gặp khúc mắc về vấn đề thương mại với Mỹ, các nước châu Âu còn chưa thống nhất với kế hoạch cải tổ EU của Pháp. Thêm nữa, việc tiến trình Brexit đang diễn ra rất chậm chạp và còn nhiều vấn đề khó khăn chưa được giải quyết khiến nguy cơ một cuộc chia ly mà không có thỏa thuận nào là có thật.

Đối với ASEAN, sự thiếu thống nhất của các thành viên trong vấn đề Biển Đông đã làm dấy lên những nghi ngại về năng lực của ASEAN khi phải đối diện với những vấn đề gai góc. Mặc dù tuyên bố rằng ASEAN chỉ có một vai trò hạn chế trong tranh chấp Biển Đông, ASEAN vẫn sẽ phải tiếp tục bước lên để đảm bảo rằng lợi ích tập thể được tôn trọng và những tranh chấp không leo thang thành xung đột toàn diện.

Tiếp tục biến động khó lường

Trong năm 2019, nước Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò làm người dẫn dắt cuộc chơi, sẵn sàng triển khai những hành động và chính sách để tối đa hóa, hiện thực hóa mục tiêu “Nước Mỹ trên hết”. Điều này sẽ khiến cho các mối quan hệ chiến lược tiếp tục biến động khó lường. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhiều khả năng sẽ được tiếp diễn dưới dạng một cuộc chiến vì công nghệ.

Sức ép từ Mỹ khiến Nga và Trung Quốc tìm cách giải tỏa áp lực bằng những mối quan hệ khác. Nga sẽ tiếp tục đà quan hệ tốt với những nước như Iran, Syria hay Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần Trung Quốc, hòa hoãn với Nhật Bản và Ấn Độ là cách tốt nhất để tránh phải chịu thêm áp lực từ đối thủ. EU cũng sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Trung Quốc với danh nghĩa bảo vệ chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy tự do thương mại.

Trong khi đó, các tổ chức khu vực như EU hay ASEAN tiếp tục phải đối diện với những vấn đề của riêng mình. Chưa biết Brexit sẽ diễn biến ra sao, trong khi phong trào dân túy và dân tộc chủ nghĩa sẽ có cơ hội bùng phát khi nhiều nước châu Âu tiến hành bầu cử tổng thống hoặc quốc hội trong năm 2019. Tại khu vực Đông Nam Á, ASEAN sẽ phải rất nỗ lực để chứng tỏ vị thế trung tâm trong các cơ chế hợp tác khu vực và giải quyết những xung đột, tranh chấp liên quan tới các nước thành viên.

Cuối cùng, những chiều hướng, xu thế cực đoan sẽ tiếp diễn. Những thành tựu của cuộc chiến chống khủng bố trong thời gian qua là rất đáng quý, nhưng việc lơ là hay xem nhẹ chủ nghĩa khủng bố có thể phải trả một cái giá rất đắt.

mot the gioi kho doan dinh Cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới 2018 thuộc về châu Á

Châu Á là nơi có cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, cho phép người sở hữu nó có thể du lịch tới 180 ...

mot the gioi kho doan dinh "Lời tuyên chiến" của ông Trump tại Davos 2018

“Những gì tốt cho kinh tế Mỹ sẽ có lợi cho nền kinh tế toàn. cầu”, giới quan sát cho rằng, Tổng thống Mỹ D. ...

mot the gioi kho doan dinh 2018: Thế giới sẽ tiếp tục biến động?

Năm 2018 sẽ tiếp tục là một năm nhiều đổi thay của chính trường thế giới.

Lưu Ly

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/4/2024.
Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Trận đấu với U23 Malaysia vào lúc 20h00 hôm nay sẽ quyết định việc U23 Việt Nam có giành tấm vé đi tiếp vào vòng trong của Giải U23 châu ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi hôm nay 21/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Thống kê thương mại sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào ngày 17 cho thấy thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Nhật ...
Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Emoji là biểu tượng cảm xúc hoặc biểu tượng hình vẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc trò chuyện để biểu đạt cảm xúc, ý tưởng của người sử ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động