Mỹ "loay hoay" trong quan hệ với Nga

Việc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Nga càng đẩy Washington vào thế khó trong việc cải thiện quan hệ với Moscow, vốn đang trở nên căng thẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my loay hoay trong quan he voi nga Ký lệnh trừng phạt Nga, ông Trump chấp nhận chiến tranh thương mại
my loay hoay trong quan he voi nga Tổng thống Mỹ ủng hộ Đạo luật cải cách nhập cư

Báo Độc lập của Nga số ra ngày 3/8 có bài viết nhận định về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phê chuẩn các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga. Theo đó, Ngoại trưởng Rex Tillerson, trong một phát biểu tại Washington trước báo giới, đã khẳng định cả ông lẫn Chính quyền Nhà Trắng đều không cảm thấy vui khi thông qua tài liệu kể trên.

Ông cho rằng, ngay cả khi phải tiến hành các biện pháp đó, Mỹ cũng sẽ không từ bỏ mong muốn khôi phục quan hệ với Nga. Quan điểm này nhiều khả năng sẽ được ông nhắc lại trong cuộc gặp cuối tuần này với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Manila.

my loay hoay trong quan he voi nga
Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson. (Nguồn: AP)

Điểm sáng hiếm hoi

Trong bài phát biểu tại Washington, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Quan hệ với Nga đang tạo ra một sức ép đáng kể tới Mỹ. Như tôi đã từng đề cập trong chuyến thăm Moscow lần đầu tiên, quan hệ hai nước đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, thậm chí có thể chuyển biến xấu hơn. Tôi nghĩ rằng, việc Quốc hội thông qua gói trừng phạt mới chống Nga chỉ làm tình trạng này thêm trầm trọng. Cả Washington và Moscow cần nỗ lực duy trì quan hệ, đồng thời cùng tìm cách giải quyết các vấn đề cùng quan tâm”.

Một trong những vấn đề mà ông Tillerson cho rằng Nhà Trắng và Kremlin có tiềm năng hợp tác lớn là Syria: “Chúng tôi chọn Syria là nơi kiểm tra khả năng làm việc cùng nhau. Nga và Mỹ đều coi Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm khủng bố khác là mối đe dọa tới an ninh quốc gia và cần phải bị tiêu diệt”. Ông cũng cho biết, Washington cam kết giữ ổn định cho Syria thời hậu chiến, tuy nhiên, chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ không có bất cứ vai trò nào trong tương lai của quốc gia Trung Đông này. Mỹ cũng đòi hỏi Iran rút quân khỏi lãnh thổ Syria. 

Ngoại trưởng Mỹ cũng đề cập về những bước tiến trong quá trình hợp tác song phương tại Syria: “Cho tới nay, dưới sự hỗ trợ của Jordan, hai bên đã đạt được những thành công nhất định khi cùng hợp tác xây dựng các khu vực giảm căng thẳng ở Tây Nam Syria, qua đó hạn chế thương vong cho dân thường từ những vụ đánh bom và pháo kích. Hy vọng rằng Nga sẽ hỗ trợ duy trì vùng giảm căng thẳng đầu tiên này, để Mỹ có thể tiếp tục mở rộng thêm các vùng tương tự ở khu vực phía Bắc Syria”.

Đáng chú ý, ngay cả trong vấn đề khó có thể thỏa hiệp như về Đông Nam Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho biết Washington đều đã thảo luận với Moscow. Ông mong rằng trong thời gian tới, tình hình sẽ có những tiến triển nhất định: “Thoả thuận Minsk phải được thực hiện, nếu không Mỹ sẽ từ chối xem xét lại bất cứ biện pháp trừng phạt nào dành cho Nga. Chúng tôi đã bổ nhiệm cựu Đại diện thường trực của Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Kurt Volker làm đại diện đặc biệt về Ukraine. Ông Kurt là một nhà ngoại giao am hiểu về Nga, các đối tác của Mỹ và hiểu rất rõ về sứ mệnh của mình”.

my loay hoay trong quan he voi nga
Đại diện đặc biệt về Ukraine Kurt Volker (giữa) được kì vọng là sẽ mang đến những thay đổi cho tình hình chính trị bế tắc tại khu vực Đông Nam Ukraine. (Nguồn: The National Interest)

Mỹ nhiệt tình, Nga hờ hững

Đây không phải là những tín hiệu tích cực duy nhất từ phía Ngoại trưởng Mỹ, người được xem là một trong những nhân vật quan trọng trong quá trình tái thiết quan hệ Moscow – Washington. Tờ Politico cho rằng, ông Tillerson đang cố tình phớt lờ những yêu cầu của Quốc hội trong việc phân bổ thêm 80 triệu USD cho các Cơ quan tuyên truyền chống Nga của Bộ Ngoại giao. Giải thích cho hành động của mình, Ngoại trưởng Tillerson cho rằng, việc tăng ngân sách cho Trung tâm hợp tác toàn cầu, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến thông tin với Nga, sẽ chỉ khiến quan hệ Moscow – Washington tiếp tục xuống dốc.

Tuy nhiên, sự nhiệt tình của phía Washington dường như chỉ nhận được thái độ lạnh nhạt từ phía Moscow. Cộng đồng chuyên gia Nga nhận định rằng Mỹ đã tự trói tay mình bằng dự luật trừng phạt. Andrey Sushento, người đứng đầu hãng thông tấn Chính sách đối ngoại, kiêm Giám đốc chương trình thuộc Câu lạc bộ cố vấn Valdai, nhận định: “Trong thời điểm hiện tại, Mỹ không có trong tay quân bài nào giá trị để đổi lấy sự hợp tác của Nga trong các vấn đề quan trọng đối với Washington.

Trên thực tế, dự thảo luật trừng phạt Kremlin đang chống lại lợi ích của Nhà Trắng và giới hạn sự tự do của Mỹ về các vấn đề quốc tế. Việc Washington không thể hòa giải với Moscow sẽ khiến tiến trình giải quyết cuộc xung đột Ukraine tiếp tục trì trệ trong thời gian tới. Hướng đi quan hệ hai nước trong thời gian tới giờ chỉ còn phụ thuộc vào chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin”.

my loay hoay trong quan he voi nga Từ việc Nga yêu cầu Mỹ giảm 755 nhân sự tại cơ quan đại diện

Hôm 30/7, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã tuyên bố rằng ngoại giao đoàn của Mỹ ở Nga phải giảm 755 nhân sự, để ...

my loay hoay trong quan he voi nga Nga nêu điều kiện bình thường hóa quan hệ với Mỹ

Theo đó, Kremlin cho rằng, Nhà Trắng cần thể hiện ý chí chính trị, chấn chỉnh quan hệ và từ bỏ những mưu toan cưỡng ...

my loay hoay trong quan he voi nga Mỹ phản đối các biện pháp đáp trả ngoại giao của Nga

Bộ Ngoại giao Mỹ Ngày 28/7 đã lên tiếng phản đối các biện pháp được Nga đưa ra nhằm đáp lại việc Mỹ áp dụng ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động