Mỹ tự giẫm lên chân mình tại Trung Đông

Việc Washington thiên vị Tel Aviv có thể khiến tình hình tại khu vực càng thêm rối ren, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà Trắng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180517162422 ​Jordan kêu gọi EU công nhận Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine
tin nhap 20180517162422 Palestine kiện Israel lên Tòa Hình sự Quốc tế

Ngày 14/5, chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức đưa Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem đi vào hoạt động đúng Quốc khánh của Israel. Trong khi con gái, con rể ông Trump, Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin cùng nhiều quan chức cấp cao của Israel dự khai trương công trình mang tính biểu tượng cao này, các cuộc biểu tình, đụng độ giữa hàng vạn người biểu tình Palestine với lực lượng cảnh sát Israel đã nổ ra. 58 người biểu tình thiệt mạng, gần 3.000 người khác bị thương, trong đó có cả trẻ em.

Ngay trước sự kiện này, Người Phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas khẳng định động thái của Washington chỉ gây bất ổn trong khu vực, đồng thời loại trừ vai trò trung gian hòa giải của Mỹ tại Trung Đông. Paris, đồng minh thân cận của Washington tại châu Âu, cũng chỉ trích quyết định dời Đại sứ quán về Jerusalem của Tổng thống Donald Trump là “coi thường luật pháp quốc tế”, đồng thời kêu gọi Israel kiềm chế hành động gây thương vong với người Palestine. Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn yêu cầu Đại sứ Israel tại Ankara về nước để phản đối chiến dịch trấn áp người biểu tình.

tin nhap 20180517162422
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại lễ khai trương Đại sứ quán Israel tại Jerusalem ngày 14/5. (Nguồn: TPS)

Khi Mỹ không còn có vị thế trung gian, “tiến trình hòa bình tại Trung Đông” mà Tổng thống Donald Trump từng hứa hẹn sẽ khó có thể bắt đầu, đặc biệt là khi lòng tin của các quốc gia Ả rập vào Mỹ đang dần suy giảm một cách nghiêm trọng.

Kẻ lên người xuống

Nhiều cuộc chiến liên miên, “Mùa xuân Ả rập” và sự lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố đã làm các nước Ả rập suy yếu, tạo nên những khoảng trống quyền lực. Trong khi đó, một Israel ổn định về nội bộ và nhận được sự ủng hộ từ Mỹ đã tiếp tục duy trì và nâng cao vị thế chi phối các diễn biến ở Trung Đông. Những vụ tấn công đầy táo bạo của không quân Israel ở Syria cho thấy Tel Aviv tiếp tục là thế lực quân sự đáng nể ở khu vực. Việc thỏa thuận chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 cho Syria bị dừng lại sau chuyến thăm Nga của Thủ tướng Benjamin Netanyahu càng khiến Israel như “hổ mọc thêm cánh”.

Bên cạnh đó, thông qua việc xây dựng liên minh chống Iran, Israel đã từng bước đưa Saudi Arabia vào thế có lợi cho mình, thậm chí khiến Riyadh âm thầm cộng tác với Nhà nước Do Thái để kiềm chế Iran. Ràng buộc lợi ích giữa Israel và các nước Ả rập khác như UAE ngày càng khăng khít, bất chấp những tranh giành ảnh hưởng trong khu vực. Ngoài ra, quyết định chuyển Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem của ông Trump một lần nữa khẳng định sức mạnh khổng lồ của cộng đồng gốc Do Thái trong nền chính trị Mỹ.

Đối với các nước Ả rập trong khu vực, “Mùa xuân Ả rập” khiến sự phụ thuộc về quân sự vào Mỹ của họ ngày càng lớn. Tâm lý thù địch với Iran khiến Saudi Arabia không thể đổi phe hay phản ứng gay gắt với Washington. Những khoản viện trợ từ Mỹ và Saudi Arabia giúp Ai Cập phục hồi kinh tế sau “Mùa xuân Ả rập” khiến nước này chỉ có phản ứng về mặt ngoại giao. Ngoài ra, căng thẳng ngoại giao với Qatar cho thấy, nội bộ khối Sunni cũng tồn tại mâu thuẫn nhất định khiến họ không thể đưa ra phản ứng có tính tập thể nhằm phản đối hành động của Mỹ và Israel.

Đối với Mỹ, quyết định tăng cường khai thác dầu trong nội địa và những tiến bộ trong công nghệ xử lý đá phiến đã giúp Mỹ chủ động hơn ở Trung Đông, nhờ giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu lửa. Tuy nhiên, trước khi chuyển Đại sứ quán đến Jerusalem, chính quyền Trump đã “thử” các nước Ả rập bằng việc tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do Thái. Phản ứng hời hợt từ các nước Ả rập đã khiến Mỹ và Israel càng tự tin trong việc chuyển Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem. Tuy nhiên, hành động của Washington đã tạo nên tiền lệ xấu, đưa tình hình khu vực ngày một bế tắc.

Khi lòng tin phai nhạt

Người dân Ả rập vốn dĩ đã không ủng hộ việc Mỹ hỗ trợ cho Israel trong khu vực, hay những hành động quân sự của phương Tây tại Trung Đông, giờ đây lại càng thêm phẫn uất trước việc Washington chuyển Đại sứ quán Israel tới Jerusalem, bất chấp những ý nghĩa tâm linh của thành phố này đối với người Hồi giáo. Hành động của Mỹ không những vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc, làm xói mòn luật pháp quốc tế mà còn là hành động chống lại người Ả rập.

Hình ảnh những người biểu tình Palestine yếu thế trước lực lượng cảnh sát Israel được trang bị đầy đủ càng khiến cho người Ả rập thêm nghi ngờ lời lẽ mỹ miều của Mỹ về hòa bình tại Trung Đông. Nguy hiểm hơn, đây có thể là cái cớ để tàn dư khủng bố của IS hay Al-Qaeda cổ súy lập luận chống Mỹ, kích động các hành động bạo lực mới.

Trong khi đó, chính quyền các nước Ả rập đang mất dần lòng tin vào những cam kết của Mỹ tại khu vực, cho rằng Washington đang kiến tạo một nền hòa bình có lợi cho người Do Thái, chứ không phải là một nền hòa bình cân bằng cho tất cả các bên. Một số còn cho rằng Mỹ và Israel đang lợi dụng các nước Ả rập, tạo ra mâu thuẫn giữa họ để phục vụ lợi ích bản thân, chứ không hề đóng góp cho hòa bình khu vực. Tâm lý chống Mỹ đã và đang hình thành ngay trong nội bộ chính quyền các nước Ả rập. Washington và Tel Aviv có thể tiếp tục duy trì ưu thế bằng sức mạnh “cứng”, chứ khó có thể chinh phục được người Ả rập bằng sức mạnh “mềm”, yếu tố then chốt để xây dựng hòa bình khu vực và thế giới.

tin nhap 20180517162422
​Israel dựng biển báo "Đại sứ quán Mỹ" tại Jerusalem

Theo hãng tin Reuters, ngày 7/5, ít nhất 3 biển báo "Đại sứ quán Mỹ" đã được dựng lên tại Jerusalem trước thềm lễ khai ...

tin nhap 20180517162422
Đối tác khó nhằn của Mỹ tại Syria

Dù muốn hay không, Washington vẫn cần sự hợp tác của Cairo để mở rộng kiểm soát tại Syria.

tin nhap 20180517162422
Liên đoàn Ả rập nỗ lực gỡ rối Trung Đông

Hội nghị Thượng đỉnh Liên đoàn Ả rập (AL) tới đây sẽ là nỗ lực ngoại giao nhằm phá thế bế tắc và hạ nhiệt ...

Ân Đặng

Xem nhiều

Đọc thêm

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 26/4. Lịch âm hôm nay 26/4/2024? Âm lịch hôm nay 26/4. Lịch vạn niên 26/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/4/2024: Tuổi Thìn thu nhập tăng cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/4/2024: Tuổi Thìn thu nhập tăng cao

Xem tử vi 26/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ...
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động