Nền tảng để kinh tế - xã hội đất nước bứt phá trong năm 2019

Năm 2018, Chính phủ đã hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân; tạo nền tảng để kinh tế - xã hội nước ta bứt phá trong năm 2019, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nen tang de kinh te xa hoi dat nuoc but pha trong nam 2019 Dấu ấn chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2018
nen tang de kinh te xa hoi dat nuoc but pha trong nam 2019 Chính phủ kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2018

Tại Hội nghị toàn quốc Chính phủ với các địa phương khai mạc sáng 28/12, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình Kinh tế - Xã hội (KT-XH) năm 2018.

KT-XH chuyển biến toàn diện, đạt kết quả tích cực

Trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH năm 2018 tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết: Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH năm 2018, với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 gồm 9 nhóm, 56 giải pháp và 242 nhiệm vụ cụ thể; chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục hành chính; cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành; thường xuyên đối thoại, lắng nghe, giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của doanh nghiệp, người dân…

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần quyết tâm cao, sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình KT-XH tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực; hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân; tạo nền tảng để kinh tế - xã hội nước ta bứt phá trong năm 2019, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2016-2020.

nen tang de kinh te xa hoi dat nuoc but pha trong nam 2019
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình Trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH năm 2018.

Một số kết quả nổi bật của năm 2018 là tăng trưởng GDP đạt 7,08%, vượt số đã báo cáo Quốc hội (6,8%), cao nhất kể từ năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 2.587 USD (đã báo cáo Quốc hội là 2.540 USD). Khu vực nông nghiệp tăng 3,76%, cao nhất kể từ năm 2012. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,85%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh 12,98%, là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ tăng 7,03%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,7%. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục 15,5 triệu lượt, tăng 19,9% so với 2018.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,54%, là năm thứ 3 liên tiếp CPI ở mức dưới 4%. Chất lượng tín dụng được cải thiện, thanh khoản và an toàn hệ thống được bảo đảm. Tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt trên 60 tỷ USD.

Vượt thu ngân sách, xuất siêu kỷ lục

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) vượt trên 6% so với dự toán và tăng khoảng 9% so với thực hiện năm 2017. Bội chi NSNN được kiểm soát ở mức 3,6%. Nợ công trong giới hạn cho phép.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,2%, tương đương 33,5% GDP. Vốn đầu tư tư nhân tăng 18,5%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung và mua cổ phần đạt 35,5 tỷ USD; giải ngân đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 237,5 tỷ USD, tăng 11,5%; xuất siêu 7,2 tỷ USD.

Việc thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt nhiều kết quả tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều công trình trọng điểm, công trình lớn được hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Hạ tầng đô thị phát triển mạnh, tỷ lệ đô thị hóa ước 38,4% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 38-40%). Sản xuất và cung ứng điện tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 58,6%, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ khoảng 23-23,5%.

Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên. Đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) ước đạt 43,5% (giai đoạn 2011-2015 là 33,6%).

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với việc cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực có bước chuyển biến và đạt những kết quả quan trọng. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến nông sản, chuyển đổi đất lúa sang các loại vật nuôi, cây trồng khác, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi liên kết đã phát huy hiệu quả. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, có 61 huyện và trên 42% xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu đề ra (38,8%).

nen tang de kinh te xa hoi dat nuoc but pha trong nam 2019
Quang cảnh Hội nghị.

“Không ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình phát triển

Về văn hóa - xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nêu rõ các chính sách xã hội được thực hiện đồng bộ, hiệu quả; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Mở rộng diện và thực hiện tốt chính sách người có công; hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho trên 178.000 hộ. Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Huy động nhiều nguồn lực xã hội cho giảm nghèo, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 5,35%, riêng các huyện nghèo giảm khoảng 5%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Năm 2018, đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,65 triệu người, trong đó đưa khoảng 142 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Mạng lưới khám, chữa bệnh được tập trung đầu tư, nâng số giường bệnh trên 1 vạn dân lên đạt 26,5 giường (hoàn thành trước mục tiêu đến năm 2020 là 26,5 giường). Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán; chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 87,7%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%). Kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thiết lập cơ sở dữ liệu đối với trên 20.000 loại thuốc chữa bệnh.

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục được nâng lên, đào tạo bậc đại học được đổi mới. Lần đầu tiên Việt Nam có hai trường đại học nằm trong nhóm 1.000 trường hàng đầu thế giới. Các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế đều đạt thành tích cao.

Ứng dụng khoa học công nghệ được đẩy mạnh theo hướng tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được định hình; nhiều doanh nghiệp lớn, tiềm lực mạnh đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ cao. Chỉ số đổi mới sáng tạo tiếp tục được nâng lên; Việt Nam xếp thứ 45/126 quốc gia, vùng lãnh thổ, cao nhất từ trước đến nay.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản được chú trọng hơn. Những hiện tượng tiêu cực, phản cảm trong các lễ hội đã giảm nhiều. Văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm, nhiều lễ hội dân gian có giá trị được khôi phục. Thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh, thể thao thành tích cao có bước tiến vượt bậc; đặc biệt các đội tuyển bóng đá đạt được thành tích cao trên đấu trường khu vực và quốc tế.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai, tài nguyên. Việc cấp phép, khai thác tài nguyên, khoáng sản được chấn chỉnh; xử lý nghiêm vi phạm trong khai thác đá, cát sỏi, chặt phá rừng. Công tác bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ cao về phát sinh ô nhiễm; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý tại khu vực nội thành của các đô thị đạt khoảng 85,5%; khu vực ngoại thành đạt khoảng 55%.

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu. Tăng cường hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên quốc gia và ứng phó biến đổi khí hậu. Chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai từng bước được nâng lên. Củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển; chủ động phòng chống thiên tai, lũ quét, sạt lở đất; kịp thời khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

Giảm hơn 86.000 biên chế, trong đó có 12.400 công chức

Các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước. Ban hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Đã giảm số lượng lớn các Tổng cục, Vụ, cục thuộc Bộ và giảm trên 86.300 biên chế, trong đó có 12.400 công chức.

Thành lập Ủy ban Quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử và các cơ sở dữ liệu quốc gia. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kết nối liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, có khoảng 47 nghìn dịch vụ công trực tuyến được thực hiện ở cấp độ 3, 4 tại các bộ, ngành, địa phương.

Công tác thanh tra được tập trung triển khai theo đúng kế hoạch; ban hành kết luận nhiều vụ việc nghiêm trọng (như AVG, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, đất đai tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm…), thu hồi số lượng tiền, tài sản lớn về cho Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp trên 286 nghìn lượt công dân, tiếp nhận gần 230 nghìn đơn thư; giải quyết gần 17 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo (đạt trên 84%). Tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp, nhân dân quan tâm (như vụ đánh bạc trên internet, sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, vụ “Vũ nhôm”, “Út trọc”,...).

Tập trung khắc phục khó khăn, chung sức đồng lòng thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH

Công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tập trung chỉ đạo; phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần nâng cao vị thế đất nước. Theo dõi sát, xử lý kịp thời, phù hợp các tình huống phát sinh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện quan trọng của đất nước. Chủ động ngăn chặn mọi âm mưu chống phá, không để bị động, bất ngờ. Thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.

Tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Làm sâu sắc hơn các khuôn khổ đối tác chiến lược và toàn diện. Có đối sách phù hợp, kịp thời với các diễn biến, tình huống nhạy cảm phát sinh trong quan hệ quốc tế. Chủ động tham gia, đóng góp tích cực trên các diễn đàn đa phương và các hội nghị quốc tế quan trọng. Hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp kết nối, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại và bảo hộ công dân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

Đề cập đến những tồn tại, hạn chế, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chỉ rõ: Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tính tự chủ của nền kinh tế từng bước được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh tuy đã được cải thiện nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.

Sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực còn khó khăn. Một số công trình, dự án chậm tiến độ, chất lượng chưa bảo đảm. Cơ cấu lại ngành, lĩnh vực ở một số nơi còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa gắn với thị trường. Cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, hiệu quả hoạt động còn thấp. Buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn. Vẫn còn tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, mất an toàn thực phẩm.

Ở một số địa phương còn xảy ra sai phạm trong tổ chức thi trung học phổ thông và thừa thiếu cục bộ giáo viên. Thị trường khoa học công nghệ phát triển chậm. Còn tồn tại những biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội. Việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản còn lãng phí, xảy ra nhiều vi phạm.

Ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều nơi. Tình trạng ngập, úng tại một số thành phố lớn chậm được cải thiện. Năng lực xây dựng thể chế, pháp luật còn hạn chế; một số quy định pháp luật chồng chéo, thiếu khả thi, chậm được sửa đổi. Tình hình khiếu nại, tố cáo tuy đã giảm về số lượng nhưng vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương. Tình hình tội phạm, mất an ninh trật tự xảy ra tại một số địa bàn; còn nhiều vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng.

Vì vậy, nhiệm vụ của năm 2019 là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân cả nước. Phát huy kết quả đạt được của năm 2018, các cấp, các ngành cần tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, chung sức đồng lòng, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, phấn đấu hoàn thành thắng lợi, toàn diện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019.

nen tang de kinh te xa hoi dat nuoc but pha trong nam 2019 Tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08%

Chiều nay, 27/12, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng cuối cùng của năm 2018. Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng thông ...

nen tang de kinh te xa hoi dat nuoc but pha trong nam 2019 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh tại Đà Nẵng

Ngày 23/12, tại TP Đà Nẵng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đến chúc mừng Giáng ...

Đọc thêm

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động