Nghề cắt cỏ của người Việt tại Mỹ

Tình hình làm ăn của người Việt tại Nga vẫn ổn định tuy có khó khăn hơn trước. Nghề nail (làm móng) của người Việt tại Mỹ đã qua thời huy hoàng. Chẳng có nhiều vốn, khả năng ngoại ngữ chỉ ở mức bập bẹ, không đủ can đảm đi làm xa... nhiều người Việt đã phải cắn răng chấp nhận tiếng "cướp cơm" khi chen chân vào nghề mà trước giờ vốn dĩ độc quyền của người Mễ: cắt cỏ trong vườn!
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nghề "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời"

Lưng ướt đẫm còn mặt thì đỏ gay, áo quần xộc xệch... anh Hoàng (chuyên cắt cỏ tại khu vực Dallas - Fortwoth) nhấn chuông nhà chúng tôi để xin nước uống sau khi đã làm sạch sẽ phân nửa bãi cỏ phía trước sân. Anh lựa một lùm cây lớn trong vườn rồi ngồi bệt dưới đất, lôi ra trong túi một hộp cơm đã chuẩn bị sẵn trước ở nhà dành cho buổi trưa, ăn lấy ăn để một cách vội vã trong cái nóng hừng hực. "Phải tranh thủ để còn làm nốt rồi chạy qua chỗ khác... Về nhà ăn sợ không kịp mà lại tốn xăng!" - anh vừa giơ cánh tay bụi bặm quệt ngang trán, giải thích.

Bữa cơm chớp nhoáng ấy kéo dài khoảng mươi phút, chẳng đủ dài để làm nên một cuộc trò chuyện tươm tất giữa chúng tôi, tuy thế nhờ tính hồ hởi của anh mà tôi cũng có cơ hội biết thêm nhiều điều. Không chút giấu giếm, anh cho biết mỗi ngày mình chạy khoảng "năm sô”, trung bình kiếm cũng được khoảng 100 USD/ ngày. "Làm cái nghề này không tốn gì nhiều đâu chú. Cả bộ vừa máy cắt, tỉa và đào loại xịn... nếu ra chợ "se-cần-han" (secondhand) cùng lắm là khoảng 400 đô. Chuyên nghiệp chút xíu thì nên mua xe tải để có chỗ chứa đồ. Còn ngoài ra chỉ cần chút tính chịu khó là được, cái này tụi tui có thừa!" - giọng anh nói dửng dưng như không.

Thế nhưng có chứng kiến tận mắt hình ảnh tấm lưng nhễ nhại, oằn xuống còn đôi tay chai phồng, gân guốc thi nhau nổi lên chằng chịt... khi anh mải đẩy tới, đẩy lui liên tục chiếc máy cắt một cách ì ạch khắp sân dưới cái nắng như đổ lửa... mới biết công việc không hề dễ thở như điều anh vừa kể.

"Hầu hết khách của mình đều là người Việt do người Mễ đã theo nghề này từ rất lâu rồi, và họ còn có những dịch vụ chuyên nghiệp hẳn hoi nên dân Mỹ thường tin tưởng họ hơn. Còn người mình mới nhảy vô gần đây nên phần lớn là làm tư và theo sự giới thiệu của người quen" - vừa tu chai nước anh Hoàng vừa giảng giải.

Công việc đã xong, tiền cũng đã cầm tay, anh vội vã chất hết dụng cụ hành nghề của mình lên xe tải cũ rích, nhảy phóc lên xe: "Lần sau có gì nhớ kêu anh tiếp nhé!". Xe đi rồi mà tôi vẫn còn nghe tiếng anh văng vẳng như lời nhắc khéo.

Khốc liệt trụ với nghề

Thật ra người Việt vốn dĩ chẳng mặn mà gì lắm với loại việc "của một đồng, công một lượng" này. Thế nhưng họ không có nhiều sự lựa chọn. "Học nghề cũng không khó lắm, nhưng cái đầu của tui nhét chữ không vô được chú à! Mà ở nước Mỹ này nếu không có bằng thì họ chẳng chịu cấp thẻ hành nghề, chẳng tổ chức nào chịu nhận đâu. Có đi sửa dạo cũng chẳng ai mướn vì không ai dám để người lạ vô nhà, nhất là khi mấy vụ khủng bố, giết chóc dạo này xảy ra như cơm bữa...!" - tôi vẫn còn nhớ rõ lời than thở của một thợ người Việt.

Chưa kể mức cạnh tranh trong nghề này phải nói đã tới mức khốc liệt khi giá cả giữa các thầu hoặc thậm chí tư nhân cứ thay phiên nhau hạ xuống không phanh. Texas là vùng gần biên giới Mexico nên việc dân Mễ trốn qua sinh sống bất hợp pháp tại đây rất nhiều. Vì không có giấy tờ hợp pháp cộng không tiếng Anh nhưng lại có sức khỏe dồi dào trời cho, họ thầu hết tất cả công việc nặng nhọc nhất với tiền công rẻ mạt nhất.

Ngoài ra, do cỏ tại Texas chỉ mọc từ tháng ba tới tháng mười một (vì thời gian còn lại thời tiết rất lạnh), nên trên danh nghĩa những người theo nghề này có tới bốn tháng... thất nghiệp! "Lúc đó thì đụng đâu làm đó thôi chứ biết sao giờ" - anh Hồng, một cư dân gốc Việt ở Dallas, thở dài ngao ngán.

Bởi thế đừng tưởng một ngày kiếm được 50-100 USD là họ có thể sống thoải mái, ngược lại lúc nào họ cũng có nỗi lo mất việc canh cánh bên lòng. Số tiền kiếm được tuy không đóng thuế nhưng phải chia ra làm nhiều khoản lặt vặt, đặc biệt phòng lấp những lúc vô công rỗi nghề hoặc những khi ốm đau bệnh tật (nhất là khi không có bảo hiểm y tế do làm tư)... Nếu bị bệnh thì họ chắc chắn sẽ mất mối quen ngay lập tức vì thường hai tuần người ta lại cho cắt cỏ một lần, do vậy họ rất sợ hai chữ bệnh tật cũng như rất ngại giới thiệu người khác thay thế mình.

Theo Tuổi Trẻ

Đọc thêm

Tiết lộ nguyên nhân chính khiến giá khí đốt châu Âu tăng liên tiếp, có liên quan đến Nga và Ukraine?

Tiết lộ nguyên nhân chính khiến giá khí đốt châu Âu tăng liên tiếp, có liên quan đến Nga và Ukraine?

Giá khí đốt ở châu Âu ngày 18/3 (giờ địa phương) tiếp đà tăng và ghi nhận chuỗi đi lên 4 ngày liên tiếp.
Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2: Duyên phát hiện đưa nhầm chiếc USB cho Chủ tịch Thắng

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2: Duyên phát hiện đưa nhầm chiếc USB cho Chủ tịch Thắng

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2, Duyên mới phát hiện đã đưa nhầm cho Chủ tịch Thắng (NSƯT Mai Nguyên) chiếc USB có chứa bài thuyết trình.
Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Cuộc họp diễn ra trước thềm Hội nghị lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới tại Tokyo, Nhật Bản.
TP. Hồ Chí Minh công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10

TP. Hồ Chí Minh công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10. Năm nay đối với lớp 6 sẽ khảo sát vào các ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/3): Bắc Bộ trời rét, có mưa; Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ; phía Nam ngày nắng, Nam Bộ có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (20/3): Bắc Bộ trời rét, có mưa; Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ; phía Nam ngày nắng, Nam Bộ có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chiến lược vàng - Tổng thống Nga ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt thế nào?

Chiến lược vàng - Tổng thống Nga ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt thế nào?

Dùng Chiến lược vàng - Tổng thống Nga Putin đã ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt, khiến mục tiêu cyyar Mỹ và phương Tây phá sản?
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

Điều gì đến cũng sẽ đến. Đó là cảm nhận của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đối với việc Quốc hội Hungary bỏ phiếu chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động