Ngoại giao để phát huy "tài nguyên" văn hóa

Ngoại giao văn hóa cần và phải là một trong những hoạt động trọng tâm của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, góp phần quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước Việt Nam thanh bình, thân thiện và giàu tiềm năng...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những giá trị văn hóa của Việt Nam cần được quảng bá ở tầm thông điệp. (nguồn: muctim.com.vn)

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Dự thảo Báo cáo) đã nêu phương hướng nhiệm vụ cho công tác đối ngoại trong giai đoạn mới la "Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh".

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh hơn vai trò của ngoại giao văn hóa để "Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế", hợp với xu hướng của thời đại, đúng với "định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị" được Đảng đề ra trong Dự thảo Báo cáo.

Đây là điều được kế thừa và phát triển của một chủ trương xuyên suốt. Từ Đại hội lần thứ XI (1/2011), Đảng đã nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết của việc phát triển ngoại giao văn hóa. Ngày 14/2/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, trong đó khẳng định: "Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam", đồng thời nêu yêu cầu nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại giao văn hóa.

"Chất keo" gắn kết

Ngoại giao văn hóa có thể hiểu là việc vận dụng văn hóa để thực hiện tốt công tác ngoại giao, đồng thời sử dụng ngoại giao để tôn vinh văn hóa. Ngoại giao và văn hóa là hai lĩnh vực gắn bó chặt chẽ. Văn hóa vừa là nền tảng vừa là công cụ, mục tiêu cho các hoạt động ngoại giao. Ngoại giao góp phần tôn vinh và bảo vệ văn hóa. Sự kết hợp giữa nhận thức về vai trò quan trọng của văn hóa với nhận thức về sự cần thiết đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện của đất nước đã đưa ngoại giao văn hóa dần thực sự trở thành một trong ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Trong quá trình thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020, chúng ta đã đạt kết quả tích cực: Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ra thế giới; góp phần thu hút đầu tư, du lịch đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm thế giới phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách phát triển đất nước; tích cực bảo vệ quyền lợi, quan điểm về văn hóa của Việt Nam. Đồng thời, ngoại giao văn hóa đóng góp vào việc xây dựng các định hướng văn hóa, "luật chơi" chung trong lĩnh vực này tại diễn đàn văn hóa thế giới...

Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc hiện nay, văn hóa ngày càng được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong hoạt động ngoại giao nhằm duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới thông qua việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Ngoại giao văn hóa góp phần khai thông, thậm chí tạo đột phá trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước và trong nhiều tình huống đã và sẽ là "chất keo" gắn kết nội dung văn hóa với các hoạt động chính trị và kinh tế đối ngoại của đất nước.

Sức hút từ giá trị văn hóa

Được coi là "Sức mạnh mềm của thế kỷ XXI", ngoại giao văn hóa giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại, thậm chí được xem là "then chốt của ngoại giao nhà nước" trong thế kỷ XXI của nhiều quốc gia. Trong "sức mạnh mềm" của một quốc gia có sức mạnh của văn hóa, thể chế xã hội và chính sách đối nội, đối ngoại... Sức mạnh đó thể hiện trước hết ở sức thu hút, sức hấp dẫn từ các giá trị văn hóa, bao gồm các giá trị vật chất (hay giá trị tự nhiên như phong cảnh, tài nguyên, môi trường…), giá trị tinh thần (hay giá trị nhân văn như văn hóa, đạo đức, tôn giáo…) và giá trị con người (phẩm chất và năng lực của người dân, đặc biệt là vai trò của vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu…).

Lợi thế này nếu biết phát huy tốt sẽ tạo nên "thương hiệu", tăng thêm uy tín quốc gia, tăng thêm sức hấp dẫn của quốc gia với thế giới, với các đối tác...

Việt Nam có nền văn hóa lâu đời với giá trị văn hóa tinh thần vô giá. Trước kia, khi Tổ quốc lâm nguy, "cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc", "lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm nền", "đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", sẵn lòng mở đường hiếu sinh, cốt "dập tắt muôn đời chiến tranh, mở nền thái bình muôn thuở" (Nguyễn Trãi).

Trong thời hiện đại đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam đã được cả nhân loại tiến bộ coi là biểu tượng của lương tâm, danh dự của thời đại - một dân tộc nhỏ dám kiên cường đương đầu, chống lại những thế lực xâm lược hùng mạnh vì các mục tiêu cao cả: độc lập dân tộc, dân chủ, nhân quyền.

Những giá trị đó cần tiếp tục được quảng bá, phát huy trong thời đại mới.

Cần quảng bá thông điệp

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới từng bước đưa văn hoá dân tộc ra ngoài giao lưu với văn hóa thế giới theo nghĩa hẹp. Cần phải thay đổi cách nghĩ đơn giản rằng ngoại giao văn hoá chỉ là đưa văn hóa truyền thống, văn nghệ, ca múa nhạc Việt Nam đi liên hoan, hội chợ..., cao hơn chút nữa là đưa vài bộ phim, đoàn nghệ sỹ ra nước ngoài. Những gì Việt Nam đưa ra thế giới vẫn như giữ nguyên quá khứ. Những điều sáng tạo, thành tựu mới của Việt Nam còn chưa được quảng bá. Nhiều Tuần lễ văn hóa Việt Nam, Ngày Việt Nam tại nước ngoài… dù được tích cực thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một nhà ngoại giao có kinh nghiệm từng nêu vấn đề: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cần phải đặt vấn đề quảng bá văn hóa quốc gia ở tầm thông điệp.

Đó là một ý kiến xác đáng. Thông điệp đó không chỉ là thông điệp về văn hoá quá khứ, truyền thống mà phải bao gồm cả văn hoá hiện đại, để có thể nêu bật cái hay, hấp dẫn, riêng biệt của văn hoá Việt Nam.

Để làm được như vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nội hàm, vai trò của ngoại giao văn hóa trong đường lối ngoại giao toàn diện của Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức và đồng thuận xã hội về công tác này. Trên cơ sở đó, có thể tham mưu cho Đảng, Nhà nước về chính sách ngoại giao văn hóa trong tổng thể chính sách đối ngoại; hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao văn hóa (như thúc đẩy Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, thành lập Quỹ ngoại giao văn hóa...).

Nếu được phát huy bằng ngoại giao những "tài nguyên" văn hóa tiềm tàng của mình, Việt Nam còn có thể có thêm nhiều cơ hội tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế. Thông qua đó, hình ảnh Việt Nam trong con mắt của thế giới sẽ ngày càng được nâng cao và quảng bá với những ánh nhìn tốt đẹp.

TS. Ngô Vương Anh



 

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 34 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

TC Motor vừa ra mắt mẫu MPV Hyundai Stargazer X tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản X và X cao cấp, đi kèm mức giá từ 599 ...
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm ...
Chỉ số Cải cách hành chính của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước

Chỉ số Cải cách hành chính của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước

6/6 vùng kinh tế - xã hội đều có giá trị trung bình Chỉ số Cải cách hành chính đạt trên 80% và đều tăng trưởng cao hơn so với ...
Việt Nam và Anh ký thỏa thuận hợp tác chống di cư bất hợp pháp

Việt Nam và Anh ký thỏa thuận hợp tác chống di cư bất hợp pháp

Việt Nam-Anh nhất trí về một loạt biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thị thực, tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động