Ngoại giao Việt Nam với công cuộc hồi sinh và phát triển của Campuchia: Nhìn lại chặng đường 40 năm

Cách đây đúng 40 năm, sát cánh cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia đã đập tan chế độ Khmer Đỏ, giải phóng đất nước Chùa tháp khỏi thảm họa diệt chủng. Chiến thắng ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như một mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung và tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai giao viet nam voi cong cuoc hoi sinh va phat trien cua campuchia nhin lai chang duong 40 nam Điện mừng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia
ngoai giao viet nam voi cong cuoc hoi sinh va phat trien cua campuchia nhin lai chang duong 40 nam Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng

Từ những năm tháng không thể nào quên ấy cho đến tận hôm nay, Việt Nam luôn đồng hành với Campuchia, chung tay góp sức vào công cuộc hồi sinh và phát triển của đất nước Chùa Tháp anh em. Trong đó, hòa cùng với xương máu của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ bộ đội tình nguyện, những đóng góp quan trọng của Ngoại giao Việt Nam đã góp phần tô thắm thêm những trang sử vàng của lịch sử quan hệ gắn bó mật thiết giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.

Cùng vững vàng trong gian khó

Năm 2017, nhân dịp thăm lại những nơi đặt chân đầu tiên đến Việt Nam bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước, lật đổ ách diệt chủng Khmer Đỏ để tìm lại tương lai cho dân tộc Campuchia, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã xúc động khẳng định: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay, dứt khoát là thế”.

ngoai giao viet nam voi cong cuoc hoi sinh va phat trien cua campuchia nhin lai chang duong 40 nam
Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng được long trọng tổ chức tại Hà Nội, ngày 4/1. (Ảnh: HNM)

Thật vậy, sau chiến thắng ngày 7/1/1979, chính quyền non trẻ của một nước Campuchia mới bắt đầu hồi sinh sau những năm tháng bi thảm đứng trước muôn vàn khó khăn, trở ngại. Vai kề vai cùng nhân dân Campuchia anh em, hàng vạn chiến sĩ quân tình nguyện, hàng ngàn chuyên gia Việt Nam về nhiều lĩnh vực, trong đó có những cán bộ ngoại giao đã phát huy vai trò quan trọng trong việc góp phần giúp quân và dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng.

Ngay sau ngày 7/1/1979, giữa bộn bề những công việc để gây dựng lại bộ máy từ con số không, các lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm đối ngoại cho cán bộ ngoại giao Campuchia được tổ chức do một số lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam trực tiếp tham gia. Nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao Campuchia đã trưởng thành đi lên từ những ngày đầu khó khăn ấy.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Vận mệnh của hai dân tộc là không thể tách rời nhau, đó là một chân lí từ thực tiễn lịch sử hai nước”.

Trong những năm tháng cam go nhất, khi vấn đề Campuchia luôn là chủ đề nóng ở các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là tại Liên hợp quốc, Ngoại giao Việt Nam đã cùng Campuchia bền bỉ đấu tranh phá thế bao vây, cô lập, cùng phối hợp chủ động đẩy mạnh thông tin để thế giới thấy rõ bản chất dã man tàn bạo của chế độ diệt chủng Pol Pot và tội ác mà chúng gây ra đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, đồng thời  phản ánh đúng sự thật về tinh thần vô tư, trong sáng của Việt Nam trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả tại Campuchia, giúp dư luận tiến bộ trên thế giới hiểu rõ chính nghĩa và lẽ phải.

Nhờ đó, hai nước đã dần tranh thủ được dư luận đồng tình, ủng hộ và ngăn chặn những mưu đồ của một số thế lực bên ngoài lợi dụng vấn đề Campuchia để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia và phá hoại quan hệ Việt Nam - Campuchia. Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn, đến năm 1980 đã có 36 quốc gia ủng hộ và chính thức công nhận Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

Suốt hơn một thập kỷ tiếp theo, trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến rất phức tạp,  trong tất cả các kênh hợp tác và đấu tranh ngoại giao song phương và đa phương, Việt Nam kiên định ủng hộ Campuchia củng cố và giữ nguyên trạng chính quyền và quân đội của Cộng hòa Nhân dân Campuchia để ngăn chặn sự quay lại của chế độ diệt chủng, kiên quyết loại bỏ Khmer Đỏ khỏi Liên hợp quốc, đồng thời nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia.

Việt Nam tích cực tham gia các cuộc đàm phán về Campuchia gồm Cuộc gặp không chính thức tại Jakarta (JIM1 tháng 7/1988, JIM 2 tháng 2/1989), Hội nghị Paris về Campuchia (8/1989), Hội nghị không chính thức về Campuchia (Jakarta, 2/1990)…

Sự đấu tranh kiên trì, bền bỉ của Việt Nam và Nhà nước Campuchia đã đưa đến kết quả là Hiệp định Paris về Campuchia năm 1991 được ký kết, theo đó nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia được đảm bảo, tính trung lập và thống nhất dân tộc của Campuchia đã cơ bản được các bên cam kết tôn trọng.

Trong quá trình đàm phán dẫn đến Hiệp định Paris tháng 10 năm 1991, Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Nhà nước Campuchia đấu tranh bảo vệ  các thành quả cách mạng đạt được. Những kinh nghiệm quý báu và nhiều tài liệu quan trọng mà nền ngoại giao Việt Nam tích lũy được qua các Hội nghị quốc tế về Đông Dương trong các năm 1954, 1962, 1973 đã được chia sẻ với Campuchia, góp phần giúp nhân dân Campuchia anh em giành được kết quả thuận lợi nhất có thể trên bàn đàm phán.

Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết đã chấm dứt hoàn toàn vấn đề Campuchia kéo dài hơn một thập kỷ. Các kết quả đạt được của việc ký Hiệp định Paris là tiền đề quan trọng đưa quan hệ hai nước sang một trang mới trên cơ sở một nước Campuchia thực sự có độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và được quốc tế công nhận hoàn toàn.

ngoai giao viet nam voi cong cuoc hoi sinh va phat trien cua campuchia nhin lai chang duong 40 nam
Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng. (Nguồn: VGP)

Đồng hành hội nhập và phát triển

Nhìn lại lịch sử 40 năm qua, từ chỗ đất nước bị tàn phá nặng nề bởi nạn diệt chủng và hồi sinh từ con số không, ngày nay, Campuchia đang phát triển mạnh mẽ, chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng cao với tốc độ trung bình 7%/năm, vai trò và vị thế không ngừng được nâng cao ở khu vực và trên trường quốc tế.

Trong suốt quá trình đó, Việt Nam luôn coi trọng và làm hết sức mình vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước; thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm và phối hợp trên nhiều lĩnh vực phù hợp với lợi ích và khả năng của mỗi nước.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay, dứt khoát là thế”.

Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập của mình, Việt Nam đã tích cực ủng hộ và giúp đỡ Campuchia hội nhập vào khu vực và thế giới. Sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất và đã kiên trì vận động, vượt qua không ít khó khăn để ASEAN kết nạp Campuchia làm thành viên ASEAN. Tháng 4/1999, Lễ kế nạp Campuchia vào ASEAN đã được long trọng tổ chức tại thủ đô Hà Nội, hiện thực hóa giấc mơ ASEAN-10, góp phần đưa Đông Nam Á từ chỗ chia rẽ, đối đầu trở thành anh em chung một nhà.

Việt Nam cũng đã tích cực ủng hộ và hỗ trợ Campuchia trở thành thành viên ASEM năm 2004, lần đầu tiên tổ chức đối thoại không chính thức APEC - ASEAN tại Đà Nẵng với sự tham gia của Campuchia tháng 11/2017. Hai nước phối hợp chặt chẽ với nhau cùng nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh; thúc đẩy thực hiện các sáng kiến hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), tăng cường hợp tác với các nước khu vực trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong (MRC), hợp tác tam giác phát triển ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV), hợp tác bốn nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS).….

Đặc biệt, quan hệ hai nước trong thời gian gần đây ngày càng được tăng cường, củng cố và phát triển. Hàng năm, hai nước đều trao đổi nhiều đoàn các cấp. Chỉ riêng trong tháng 12 năm 2018, Việt Nam đã đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm nghỉ dưỡng và Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia năm 2018 đạt 4,5 tỉ USD.

Hai nước cũng đã ký kết và triển khai nhiều văn kiện hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực kết nối hai nền kinh tế và tham gia hợp tác, kết nối khu vực theo hướng phát triển bền vững, lâu dài, trên nguyên tắc bổ sung, tương trợ lẫn nhau và cùng có lợi. Giao lưu văn hóa nghệ thuật, hợp tác giáo dục đào tạo, y tế, giao lưu nhân dân ngày càng được tăng cường. Năm 2018 có hơn 1 triệu lượt khách Việt Nam và Campuchia sang thăm lẫn nhau, thể hiện mối giao lưu nhân dân vô cùng mật thiết giữa hai dân tộc.

Ngày nay, dẫu thế giới và khu vực có biến đổi đến đâu, Việt Nam mãi là người bạn thủy chung, là láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau của nhân dân Campuchia anh em, đúng như Quốc vương Norodom Sihamoni từng nói: “Việt Nam là người bạn lớn, láng giềng gần gũi và thân thiết của nhân dân Campuchia; nhân dân Campuchia đánh giá cao và không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu mà Đảng, nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho nhân dân Campuchia trong mọi hoàn cảnh”.

Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, càng tri ân nhớ ơn hàng vạn anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì nghĩa cả và tương lai chung của hai dân tộc, chúng ta càng vững tin rằng quan hệ Việt Nam - Campuchia sẽ ngày càng được củng cố và vun đắp với tinh thần “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, vì lợi ích của nước, hai dân tộc, và hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nguyễn Quốc Dũng

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

ngoai giao viet nam voi cong cuoc hoi sinh va phat trien cua campuchia nhin lai chang duong 40 nam Hành động chính nghĩa, sáng ngời chủ nghĩa nhân văn

Nhân kỷ niện 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng Nhân dân Campuchia đánh ...

ngoai giao viet nam voi cong cuoc hoi sinh va phat trien cua campuchia nhin lai chang duong 40 nam Khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại Kep

Ngày 20/10, Campuchia đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại Kep - thành phố biển yên ...

ngoai giao viet nam voi cong cuoc hoi sinh va phat trien cua campuchia nhin lai chang duong 40 nam Tăng cường hợp tác giữa thế hệ trẻ Việt Nam - Campuchia

Ngày 29/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên ...

Đọc thêm

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Chiều 16/4, tại TP. Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ninh tổ chức hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn ...
XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xo so mien nam. SXMN 19/4. kết quả xổ số ngày 19 tháng ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động