Ngổn ngang bức tranh thế giới 2016

Chưa đầy một tuần nữa, thế giới sẽ bước sang năm 2017 với nhiều vấn đề ngổn ngang mà năm 2016 để lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 10 sự kiện đối ngoại nổi bật 2016
ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 10 kết quả nổi bật, 9 tồn tại, hạn chế năm 2016

Nhân dịp này, Báo Thế giới & Việt Nam xin chia sẻ những đánh giá của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, về thế giới trong năm qua với những xu thế kinh tế – chính trị lớn có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện quốc tế trong tương lai gần.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016
Bức tranh thế giới năm 2016 có gì đặc biệt hơn so với năm 2015 và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến năm 2017? (Nguồn: The Economist)

Mảnh đất phát triển khó khăn

Về cơ bản, bức tranh kinh tế thế giới năm 2016 có thể đánh giá dựa trên hai mảnh ghép lớn của Nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới G20 bởi G20 hiện chiếm đến 85% nền kinh tế thế giới, 90% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Hai mảnh ghép này sẽ gồm Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) và những nước còn lại (tạm gọi là G13).

“Mọi chuyện bắt đầu từ kinh tế, chính trị – an ninh cũng bắt nguồn từ lợi ích kinh tế, một quốc gia hành xử như thế nào cũng tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của họ mà thôi”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Trong năm 2016, nền kinh tế của G7 về cơ bản giậm chân tại chỗ, không có bước tiến rõ rệt so với năm 2015. Trong nhóm bảy nước, Mỹ là khá hơn cả nhưng vẫn chưa thể bứt lên rõ rệt. Các thành viên G7 khác như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) vẫn loay hoay. Nếu trừ đi khủng hoảng Hy Lạp, khó khăn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy,… có thể nói bức tranh kinh tế châu Âu không sáng hơn năm 2015 bao nhiêu. Bên cạnh đó, Nhật Bản gần như giậm chân tại chỗ, chiến lược kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe –Abenomic, không phát huy được hiệu quả rõ nét như năm 2015.

Trong 3 trung tâm kinh tế thế giới hiện nay thì Mỹ khá hơn cả nhưng nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ này vẫn chưa bước vào một giai đoạn phát triển mới. Đó là nét mới trong năm 2016 bởi, từ đại suy thoái 1929-1933 cho đến nay thì Mỹ đã trải qua 7 cuộc suy thoái. Sáu lần trước chỉ kéo dài tối đa 3 năm, sau đó Washington sẽ bước vào giai đoạn phát triển. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng 2008, phải mất đến 4 năm (2012) Washington mới thoát khỏi đáy suy thoái để phát triển, nhưng với tốc độ rất chậm. Tính đến nay, đã qua 8 năm mà nước Mỹ vẫn chưa thể có bước tiến lớn nào.

Còn trong G13, chỉ có Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi là có tình hình khả quan hơn cả. Với chính sách kinh tế mới, ông Modi đã giúp nền kinh tế Ấn Độ phát triển ở mức tương đối nhưng cũng đủ để khả quan hơn so với Trung Quốc. Mười hai quốc gia còn lại trong nhóm này vẫn nặng nề: Trung Quốc ngày càng tăng trưởng chậm, loay hoay tìm mô hình phát triển mới. Với một nền kinh tế được ví như “con bạch tuộc khổng lồ”, Bắc Kinh sẽ còn phải mất hàng chục năm để tìm ra hướng phát triển mới. Do đó Trung Quốc vẫn không làm được gì nhiều hơn so với năm 2015.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016

“May thay, kinh tế thế giới năm 2016 không có nhiều điểm đen như năm 2015”, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an Lê Văn Cương nhận định. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, năm 2016 cũng là năm mà sự giằng co giữa xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa vô cùng mạnh mẽ.

Ở Đại Tây Dương, là sự khó khăn của Hiệp định Thương mại tự do Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU và Mỹ, cho dù đã được cứu vớt lại ở nửa cuối năm bởi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Canada và EU cùng sự tiến bộ không thể phủ nhận của 12 quốc gia thành viên khi hoàn tất đàm phán Hiệp định này.

Bên cạnh đó, năm 2016 cũng nổi lên sự giằng co giữa toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa, rõ rệt hơn nhiều so với năm 2015. Sự kiện nước Anh trưng cầu dân ý để rời khỏi EU - Brexit hay bầu cử Tổng thống Mỹ với sự đắc cử của ứng cử viên đảng Cộng hòa mang tư tưởng bảo hộ mậu dịch mạnh mẽ như ông Donald Trump đều là những biểu hiện thực chất của cuộc đối đầu này. Năm 2016 có thể coi là “bước ngoặt lịch sử” trong công cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa trong lịch sử phát triển nhân loại.

Sự giằng co quyết liệt giữa toàn cầu hóa, chống toàn cầu hóa và khu vực hóa trong năm 2016 khiến chủ nghĩa dân túy phát triển. "Chủ nghĩa dân túy đã phát triển mạnh mẽ như thế trên mảnh đất kinh tế của nó. Như nhiều hệ tư tưởng khác, chủ nghĩa dân túy có cội nguồn kinh tế của nó", Thiếu tướng Lê Văn Cương lý giải.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016

Những mảng sáng-tối đan xen

Về an ninh – chính trị, cục bộ thế giới có những mảng sáng tối căng thẳng đối đầu và hợp tác xen lẫn nhau nhưng không có sự kiện nào đột phá làm thay đổi tương quan lực lượng của các trung tâm quyền lực.

Tuy nhiên, các vụ việc – vấn đề đối đầu theo cặp quan hệ nước lớn lại bùng nổ gay gắt hơn. Ở Đại Tây Dương là cặp quan hệ Mỹ – Nga. Sự hợp tác chống tổ chức Nhà nước Hồi giao (IS) tự xưng ở Syria đầu 2016 đến tháng 10 tạo ra thời kỳ tương đối yên ổn. Tuy nhiên, khi chiến trường Syria chuyển sang bước ngoặt với sự thắng thế của lực lượng Tổng thống Syria Bashar al-Assad cùng sự hậu thuẫn của Moscow, quan hệ Mỹ – Nga xuống thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Nga lập tức cho dừng thực thi thỏa thuận tiêu hủy 30 tấn plutonium có thể dùng để tạo ra 17.000 quả bom nguyên tử, điều khiến không chỉ Washington mà còn cả cộng đồng quốc tế quan ngại. Và tất nhiên, chiến trường Syria lại đi vào bế tắc. Có thể nói, tình hình phía Tây bán cầu căng thẳng hơn 2015.

Ở Châu Á – Thái Bình Dương, đối đầu Mỹ – Trung cũng cam go hơn so với năm trước. Những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông như cải tạo đảo, xây công trình phục vụ mục đích quân sự ngày càng nguy hiểm. Việc Bắc Kinh lắp 2 tổ hợp 8 tên lửa đất đối không ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), lắp 4 tổ hợp radar tần số cao phục vụ mục đích quân sự ở Trường Sa tạo nên nguy cơ to lớn khi rất có thể, từ tháng 6/2016 thì mọi máy bay tàu thuyền đi vào Biển Đông qua eo biển Malacca đều bị Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016
Mối quan hệ nước lớn Mỹ - Nga - Trung trong năm 2016 có phần gay gắt hơn do nhiều tình tiết mới tại khu vực. (Nguồn: You Tube)

Một sự kiện động trời khác là vào ngày 12/7, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 ra phán quyết về vụ tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Đây có thể coi là một dấu mốc đáng ghi nhận trong lịch sử tài phán quốc tế khi 7/15 điểm mà Philippines yêu cầu được Tòa trọng tài thụ lý với phán quyết bác bỏ gốc rễ yêu sách đường 9 đoạn của Bắc Kinh. Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, phán quyết này làm thức tỉnh toàn thế giới, giúp các quốc gia nhận thức được rõ hơn cục diện tranh chấp trên Biển Đông cũng như là “giọt nước tràn ly” làm quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng hơn.

Nhân tố thứ hai khiến quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng là cách hành xử của Triều Tiên. Đầu năm Bình Nhưỡng cho thử tên lửa đạn đạo, sau đó là thử vũ khí hạt nhân – các hành động đi ngược lại 4 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hành động này dẫn đến hậu quả tất yếu là Hàn Quốc không còn kiên nhẫn nữa.

Kể từ khi nhậm chức năm 2012, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã cố gắng hợp tác với Trung Quốc và hy vọng thông qua đây có thể kiềm chế Triều Tiên. Năm 2014-2015 có thể coi là đỉnh cao quan hệ Trung – Hàn. Nhưng đến năm 2016, Seul đã hướng đến biện pháp phòng thủ thực tế hơn – đó là cho phép Mỹ thiết lập Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Điểm mới ở châu Á – Thái Bình Dương là trong năm 2016, mối quan hệ Mỹ – Nhật – Hàn đã được thắt chặt hơn để, có thể với lý do để kiềm chế Triều Tiên, nhưng cũng là để ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng về cơ bản Mỹ – Nga vẫn căng hơn Mỹ – Trung.

Những vấn đề toàn cầu khác như việc chung tay giải quyết vấn đề môi trường, xóa đói giảm nghèo,… vẫn chỉ có những bước tiến nhỏ. Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bước đầu đã thành công khi được sự ủng hộ của các quốc gia phát thải khí lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng di cư không chỉ ở châu Âu mà còn lan ra toàn thế giới.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 2016 - Năm đặc biệt của lịch sử thế giới

Năm 2016 là một năm khá đặc biệt với lịch sử thế giới. Nhiều sự kiện đã diễn ra khiến nhân loại không thể nào ...

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 Những gương mặt nổi bật trên chính trường quốc tế năm 2016

Theo Tân Hoa xã, đó là Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May và tân Tổng thư ký Liên hợp ...

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 2016: Năm của nhiều bất ngờ

Tờ Le Figaro (Pháp) đã điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong năm vừa qua và đề xuất hai hướng đi cho ngành ...

Minh Tuấn (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Nhìn lại năm 2016

Đọc thêm

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2024.
Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Baoquocte.vn. Ngày 29/3 đã diễn ra Hội thảo quốc gia với chủ đề 'Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và ...
Tín hiệu tích cực về môi trường biển khi cá heo liên tục xuất hiện tại các vùng biển tỉnh Quảng Ninh

Tín hiệu tích cực về môi trường biển khi cá heo liên tục xuất hiện tại các vùng biển tỉnh Quảng Ninh

Thời gian gần đây cá heo, trong đó có cá heo trắng liên tục xuất hiện tại các vùng biển Quảng Ninh như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long...
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động