Người Nga, kiều bào và an ninh Á - Âu (Kỳ 1)

Vấn đề người Nga ở nước ngoài luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình định hình vị thế cường quốc Nga tại môi trường địa chính trị Á – Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky 1 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov
nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky 1 Bầu cử Hạ viện Nga: Đảng của Putin được dự báo chiến thắng

Những nỗ lực của nước Nga nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực Á – Âu gần đây tiếp tục dấy lên nhiều quan ngại cho quốc gia trong khu vực, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cường quốc Mỹ ở bờ kia đại dương. Bên cạnh đó, sự kiện đông đảo cộng đồng người Nga tại Crimea muốn "trở về" với nước Nga đang khiến Ukraine quan ngại về một kịch bản tương tự có thể xảy ra trong tương lai đối với miền Đông nước này.

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ đăng tải bài nghiên cứu của chuyên gia Igor Zevelev với tiêu đề "Thế giới Nga trong chiến lược của Moscow" (The Russian World in Moscow's Strategy); trong đó lý giải vì sao Moscow lại coi việc liên kết cộng đồng người Nga ở nước ngoài - chủ yếu là vùng Đông Âu và Không gian Hậu Soviet, là một trong những công cụ hữu hiệu để nước Nga lan tỏa tầm ảnh hưởng trong khu vực đồng thời tái thiết lập vị trí cường quốc của mình.

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky 1
Đối với người Nga, "Thế giới Nga" được hiểu như thế nào? (Nguồn: State of Digital)

Hai khái niệm căn bản

Hai khái niệm “đồng bào ở nước ngoài” (Compatriots Abroad) và “thế giới Nga”(Russian World) bắt nguồn từ hai câu chuyện lịch sử riêng, tuy nhiên chúng vẫn có những điểm tương đồng nhất định. Đơn giản thì chúng phản ánh mâu thuẫn giữa biên giới thực địa của Liên bang Nga và tấm bản đồ tinh thần “bản sắc Nga” đã tồn tại trong tâm trí của người Nga suốt bấy lâu nay.

Vào năm 1992, Tổng thống Nga Boris Yeltsin và Ngoại trưởng Nga đầu tiên, Andrei Kozyrev đã giới thiệu khái niệm “đồng bào ở nước ngoài” trong kho từ vựng chính trị thế giới. Khái niệm này dùng để chỉ những cá nhân sống ngoài vùng lãnh thổ (Liên bang Nga) song bản thân cảm thấy có những mối liên kết về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ với quốc gia cội nguồn và họ muốn gìn giữ sợi dây liên kết này bất kể đang là công dân nước nào. Từ năm 1994, khái niệm này đã phát triển thành một chính sách cụ thể của Nga và xuất hiện trong các văn bản pháp luật, các chương trình quốc gia cũng như những quyết định chính sách đối ngoại.

Tuy đã được Thủ tướng Vladimir Putin đề cập từ trước, nhưng phải đến năm 2007 thì khái niệm “thế giới Nga” mới chính thức xuất hiện trong các cuộc thảo luận chính trị. Khái niệm này có ý nghĩa triết học khái quát và rộng mở hơn khái niệm “đồng bào”. Trong khi “đồng bào” chỉ dựa trên những định nghĩa và quy phạm pháp lý, thì “thế giới Nga” là một ý tưởng được định nghĩa hoàn toàn trên cơ sở tự nhận dạng. Vào năm 2014, hai khái niệm này đã được chính thức nhập vào kho từ vựng chính trị Nga, cho thấy tầm quan trọng của sự nghiệp hồi sinh thế giới Nga hùng mạnh trong không gian hậu Xô Viết.

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky 1
Thế giới Nga vượt ra ngoài biên giới thực tế của Nga (Nguồn: eMaps World)

Thế giới Nga và an ninh Á - Âu

Ít nhất trong vòng 300 năm trở lại đây, sự mơ hồ trong ranh giới xác định thế nào là người Nga đã trở thành yếu tố quan trọng trong lịch sử phát triển khu vực Á – Âu. Vào thời điểm này, chưa hề có một tiêu chí rõ ràng hay nhất quán về mặt lịch sử để phân biệt ai là “người Nga” và ai “không phải người Nga” trong ý thức dân tộc tập thể của quốc gia này. Sức mạnh chính trị, lịch sử, văn hóa và sắc tộc cùng với tư tưởng có phần chủ quan đã dẫn dắt đường lối suy nghĩ của đa số người Nga hiện nay; và những khái niệm về ranh giới này thay đổi liên tục theo thời gian và mở ra những cuộc tranh cãi dai dẳng. Điều này tác động trực tiếp tới sự ổn định, an ninh và hòa bình khu vực Á – Âu và những nơi có “người Nga” đi qua. 

Điểm mấu chốt của những cuộc tranh cãi về vấn đề ranh giới hiện nay tại khu vực Á – Âu là sự bất ổn kéo dài trong quan hệ giữa Liên bang Nga và các nước giáp biên giới có người Nga và người Slav sinh sống. Sau khi Liên Xô sụp đổ, hàng triệu người dân Liên Xô trước đây bị chia cắt với tổ quốc bởi những biên giới chính trị mới, và đa số đã phải trở thành công dân (hoặc không có quốc tịch) của những quốc gia độc lập mới mà giờ đây là quốc gia láng giềng của Nga. Đây là một thực tế “khách quan” và giới lãnh đạo Nga sẽ phải lựa chọn việc có hay không đưa vấn đề vùng lãnh thổ và dân số này vào chính sách đối nội hay đối ngoại.

Điểm đặc biệt đáng chú ý trong giai đoạn từ tháng 12/1991 đến khi thông qua Hiến pháp mới vào tháng 12/1993, Phó Tổng thống Alexander Rutskoy và Cố vấn Tổng thống Sergey Stankevich đã từng "van nài" Điện Kremlin công nhận Crimea và Transnistria như một thực thể có chủ quyền thuộc Nga dựa trên cơ sở đa số cư dân cư trú tại đây là người Nga hoặc chí ít là người nói tiếng Nga. Nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng - Tổng thống Boris Yeltsin lại nghĩ khác. Trong những năm 1990, Nga đã không ủng hộ ý kiến đòi lại lãnh thổ của Crimea, Bắc Kazakhstan hay những vùng khác có cộng đồng người Nga sinh sống. 

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky 1
Cuối cùng, Tổng thống Vladimir Putin cũng có thể nhen nhóm lên hy vọng về một "Thế giới Nga" trong tâm mỗi người dân Nga. (Nguồn; Sputnik)

Tuy nhiên, đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga, thì câu hỏi họ đặt ra luôn luôn không phải là nếu, mà là khi nào, bằng cách nào và những khu vực nào (bao gồm đồng bào Nga) có thể được sáp nhập về với Nga. Trong năm 2013, chính phủ Liên bang Nga đã không hề theo đuổi mục tiêu này. Thay vào đó, Moscow đã tìm cách gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị lên những chính phủ của những quốc gia trong khu vực Á – Âu. Sự liên kết của đồng bào Nga trong hoàn cảnh này bị hạn chế, một phần do khả năng vận động chính trị của họ còn kém (trong đó Crimea là một ngoại lệ). Phải đến năm 2014, thắng lợi của Tổng thống Putin và sự "trở về" của Crimea chính là bước đệm quan trọng để Điện Kremlin đẩy mạnh chiến lược "Thế giới Nga" vốn được người dân ủng hộ này.

Sau đó, tiếp nối những thay đổi đáng kể trong diễn biến tại Ukraine, Moscow đã và đang có bước xoay trục vô cùng hiệu quả khi theo đuổi các mục tiêu triển khai dự án “Novorossiya” (nước Nga mới) với việc tuyên truyền nhiều hơn về một "Thế giới Nga" rộng lớn và đoàn kết. Điều này cho thấy bản chất trong chính sách của Nga, mối quan hệ với người Nga sống ở khu vực “cận nước ngoài” (vùng lãnh thổ nước ngoài giáp ranh) là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hòa bình trong không gian hậu Xô Viết trong suốt phần tư thế kỷ này.

Đón đọc Người Nga, kiều bào và an ninh Á - Âu (Kỳ cuối)​

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky 1 Nga có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine?

Izvestia (Nga) ngày 12/8 cho biết Moscow đang xem xét các phương án đáp trả âm mưu khủng bố tại Crimea mà họ cho là ...

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky 1 Cấm vận EU – Nga: Ai thiệt hơn?

Nga vẫn đứng vững và chứng tỏ không bị cô lập khỏi thế giới.

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky 1 Nga ra điều kiện hàn gắn với Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 14/12, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ Liên bang Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov ...

Minh Tâm (lược dịch)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hợp tác của Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Daruusalam.
XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động