Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình nói về vai trò trung gian của ngoại giao Việt Nam

Tại sao Hà Nội? Ngoại giao đóng vai trò gì trong việc trung gian, hòa giải? Cánh cửa đối thoại Mỹ - Triều đã mở và khó lòng có thể khép lại? Có thể kỳ vọng vào một "tiến trình hòa bình mang tên Hà Nội" cho bán đảo Triều Tiên? Báo TG&VN đặt câu hỏi với ông Nguyễn Phú Bình, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người đã có nhiều năm học tập, công tác tại khu vực Đống Bắc Á, trong đó có Triều Tiên và Hàn Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguyen thu truong ngoai giao nguyen phu binh noi ve vai tro trung gian cua ngoai giao viet nam Thượng đỉnh Mỹ - Triều Hà Nội: Thể hiện rõ nét vai trò “cường quốc hạng trung” của Việt Nam
nguyen thu truong ngoai giao nguyen phu binh noi ve vai tro trung gian cua ngoai giao viet nam Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai: Cả thế giới hồi hộp theo dõi ngày họp đầu tiên

Vì sao Hà Nội?

Thưa ông, ngoại giao trung gian, ngoại giao hòa giải có ý nghĩa như thế nào trong  “đời sống” quan hệ quốc tế? Ông có thể cho bạn đọc biết một số ví dụ điển hình về ngoại giao trung gian góp phần tạo ra những đột phá trong quan hệ quốc tế?

Tôi cho rằng, việc đứng ra làm trung gian hoà giải là một thực tiễn trong ngoại giao từ xưa. Để giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột cần có ý chí chính trị của các bên trực tiếp liên quan, nhưng cũng cần có sự trợ giúp của bên thứ ba.

nguyen thu truong ngoai giao nguyen phu binh noi ve vai tro trung gian cua ngoai giao viet nam
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình. (Ảnh: NVCC)

Ở dạng thứ nhất, những nước đóng vai trò này có thể là các nước lớn hoặc các tổ chức quốc tế. Họ thường thuyết phục các bên đến bàn đàm phán hoặc giúp giải quyết những khúc mắc, trở ngại trong quá trình đàm phán, thúc đẩy các bên nhượng bộ lẫn nhau để đưa đàm phán đến thành công. Riêng trong thế kỷ 20 có thể kể đến vai trò trung gian hòa giải của Anh, Liên Xô trong cuộc đàm phán và ký kết Hiệp nghị 1954 về Đông Dương; Liên Xô, Mỹ, Pháp, Trung Quốc trong Hiệp định Geneva về Lào năm 1962; vai trò Liên hợp quốc trong các cuộc xung đột ở châu Phi, Ấn Độ - Pakistan,  giải pháp Campuchia cho vấn đề năm 1991, Indonesia - Đông Timor; Cộng đồng Châu Âu (EC) trong các tranh chấp giữa các thành viên cộng đồng Châu Âu... Trong trường hợp này, nước lớn hoặc tổ chức quốc tế thường có vai trò trực tiếp trong tiến trình đàm phán.

Ví dụ thứ hai là một số nước hoặc địa điểm không nhất thiết là nước lớn nhưng lại được các bên liên quan chấp nhận cho các cuộc đàm phán dẫn đến ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế lớn, chẳng hạn như Paris, Geneva, Viena, Stockholm…. Tương tự, Singapore và Hà Nội đã và đang đóng góp cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Triều Tiên và Mỹ. Yêu cầu hàng đầu đối với các nước hoặc địa điểm này, trước hết là có quan hệ tốt với cả hai bên, trung lập và không thiên vị, có ảnh hưởng nhất định đối với hai bên tranh chấp, đảm bảo các yêu cầu thiết yếu về an ninh, thông tin, giao thông và hậu cần cho cả hai bên. Một điểm lợi quan trọng là người ta không phải lo ngại các nước hoặc các địa điểm này can thiệp trực tiếp vào tiến trình đàm phán.

nguyen thu truong ngoai giao nguyen phu binh noi ve vai tro trung gian cua ngoai giao viet nam
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Việt Nam ngày 26/2. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Gắn với cặp quan hệ Mỹ - Triều, thưa ông, vai trò trung gian, hòa giải của ngoại giao cần được phát huy như thế nào? Đặc biệt ở đây là vai trò của ngoại giao Việt Nam?

Vấn đề hạt nhân, tên lửa trên bán đảo Triều Tiên từ nhiều năm qua và đặc biệt là những năm gần đây đã đẩy quan hệ Mỹ - Triều Tiên căng thẳng đến tột độ, đặt bán đảo Triều Tiên trước nguy cơ mất ổn định, thậm chí không thể loại trừ nguy cơ xảy ra chiến tranh. Nhưng cũng chính vì lẽ đó, các bên và dư luận quốc tế đều thấy rõ yêu cầu cấp bách là phải làm dịu tình hình và đi vào giải quyết các vấn đề cốt lõi tạo nên lò lửa này.

Do vậy, có nhiều nhân tố đã đóng vai trò tích cực trong tiến trình hoà giải, trung gian này. Không có vai trò của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, thì tiến trình đối thoại, hoà giải trên bán đảo Triều Tiên khó đạt được kết quả như ngày nay. Singapore với quan hệ chặt chẽ lâu đời với Mỹ, có quan hệ tốt với Triều Tiên lại là một trung tâm kinh tế, dịch vụ và giao tiếp quốc tế lớn ở Đông Nam Á, đã hoàn thành xuất sắc vai trò trung gian, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hậu cần, an ninh cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất.

Hà Nội được chọn là địa điểm cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 do cũng có điều kiện tương tự Singapore nhưng đồng thời cũng có những điểm đặc biệt hơn. Bản thân tôi thấy rằng: So với Singapore, Việt Nam có quan hệ truyền thống thân thiết và lâu đời hơn với Triều Tiên. Việt Nam chưa bao giờ quên bạn cũ, chúng ta ghi nhớ sự giúp đỡ chí tình của Triều Tiên trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước trước đây, chúng ta luôn hỗ trợ bạn trong những lúc khó khăn nhất. Không nhiều nước trên thế giới có thể chung thuỷ với bạn bè như vậy.

Một điểm khác nữa là quá trình phát triển rất đặc biệt của Việt Nam: từ một đất nước bị hai cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề, trải qua thời kỳ bị bao vây, cấm vận và khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề sau chiến tranh, đã mạnh mẽ đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế thành công. Việt Nam đã tự tin vươn lên, trở thành bạn bè tin cậy và đối tác có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tôi cho rằng, có thể quá trình cải thiện quan hệ với các nước cựu thù và mô hình phát triển của Việt Nam làm cho cả Mỹ và Triều Tiên quan tâm, tham khảo trong quá trình bình thường hóa quan hệ Triều Tiên - Mỹ cũng như cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế và hội nhập quốc tế của Triều Tiên trong tương lai.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, kinh nghiệm hay mô hình nào thì cũng mang tính tham khảo. Mỗi nước đều muốn duy trì độc lập, tự chủ, tự lựa chọn con đường phát triển của mình. Việt Nam ta mong muốn học hỏi và tiếp thu có chọn lọc từ nhiều nước, Triều Tiên cũng vậy. Dân tộc Triều Tiên cả hai miền Bắc và Nam là một dân tộc có truyền thống độc lập, tự chủ từ lâu đời, rất tự hào về bản sắc và những thành tựu của mình.

Cũng như Singapore, để được lựa chọn làm địa điểm cho sự kiện có tầm quan trọng lịch sử này, quan trọng nhất Việt Nam phải được các bên tin cậy. Tôi muốn trích nguyên văn nhận định của Bộ trưởng Ngoại giao Nga S. Lavrov vừa qua: “Việt Nam được lựa chọn để tổ chức cuộc gặp này vì Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại rất có trách nhiệm, là đất nước cởi mở cho sự hợp tác với tất cả các bên, Việt Nam không bao giờ quên bạn bè và cũng không muốn đối đầu với bất kỳ nước nào. Nhiều nước thấy rõ ở Việt Nam bầu không khí thích hợp cả cho các cuộc đàm phán chính trị cũng như chỉ đơn giản là thăm thủ đô mến khách của Việt Nam. Chẳng hạn, tôi bao giờ cũng thấy rất thoải mái khi đến Hà Nội”. Đó là những đánh giá rất khách quan đối với đất nước, con người Việt Nam cũng như đối với chính sách đối ngoại và nền ngoại giao Việt Nam.

Cánh cửa đối thoại mở ra khó lòng có thể khép lại

Cả thế giới đang hướng về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên diễn ra tại Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng của cuộc gặp thượng đỉnh lần này?

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất diễn ra tại Singapore đã đánh dấu kết thúc thời kỳ đối đầu căng thẳng và mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước cũng như tình hình bán đảo Triều Tiên với những điểm mang tính nguyên tắc.

Từ đó đến nay, tiến trình đối thoại giữa hai bên Triều - Mỹ cũng như tiến trình hoà bình trên bán đảo Triều Tiên tuy còn gặp nhiều khó khăn, có thể chưa tiến triển nhanh như chúng ta mong muốn, nhưng rõ ràng là có những bước tiến triển quan trọng. Lợi ích của hai bên Triều - Mỹ có thể còn nhiều khác biệt, nhưng trong ngoại giao, điều quan trọng là tìm được mẫu số chung về lợi ích. Một trong những mẫu số chung đó là cả hai bên Triều - Mỹ đều thực sự có nhu cầu tạo chuyển biến thực chất. Nếu không, họ đã không tiến hành đàm phán với nhau ở cấp cao nhất.

Từ thực tế đó, có thể thấy rõ chắc chắn sẽ có tiến triển tốt trong cuộc họp thượng đỉnh Hà Nội, với những kết quả cụ thể hơn. Chẳng hạn, Triều Tiên sẽ có bước tiến mới trong việc giải trừ hạt nhân, còn Mỹ có thể công bố một số biện pháp nới lỏng trừng phạt Triều Tiên. Mặc dù chưa thể tiến ngay đến Hiệp ước hòa bình vì còn liên quan đến nhiều bên khác, nhưng có thể có tuyên bố khẳng định chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước. Chắc chắn, hai bên sẽ khẳng định tiếp tục các cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai. Tiến trình này có thể còn rất nhiều khó khăn, trở ngại và còn kéo dài. Nhưng cánh cửa đối thoại đã mở ra sẽ khó lòng có thể khép lại.

nguyen thu truong ngoai giao nguyen phu binh noi ve vai tro trung gian cua ngoai giao viet nam
Hà Nội tích cực chuẩn bị cho Thượng đỉnh Mỹ - Triều. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nếu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội thành công trong việc mở ra một lộ trình tiến tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, liệu chúng ta có thể kỳ vọng vào một “Tiến trình hòa bình mang tên Hà Nội”, trong đó các nhà đàm phán Mỹ -Triều có thể gặp nhau những lần tiếp nữa tại Hà Nội, thưa ông?

Việc Triều Tiên và Mỹ lựa chọn Hà Nội là địa điểm đến cho hội nghị Thượng đỉnh lần hai trước hết thể hiện sự tin cậy của hai nước đối với Việt Nam và cũng chứng minh uy tín và vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

Như lời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chỉ ra, các nước lựa chọn Việt Nam vì chúng ta có những chính sách đóng góp cho hoà bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới. Cái lợi đối với uy tín và vị thế của đất nước là lớn nhất.

Cái lợi thứ hai đem lại cho Việt Nam là với khoảng 3.000 phóng viên nước ngoài đến Hà Nội, với mọi luồng thông tin, truyền thông sẽ xoay quanh sự kiện thượng đỉnh, Việt Nam thực sự là tâm điểm quan trọng nhất của thế giới trong những ngày này. Thế giới sẽ biết đến Việt Nam và Thủ đô Hà Nội thanh bình với những nét văn hóa cổ kính đan xen với sự phát triển hiện đại, hình ảnh về những người dân hiền hòa, cởi mở, mến khách… chắc chắn sẽ làm cho Việt Nam nổi tiếng hơn, thu hút nhiều du khách hơn.

Điểm thứ ba là về công tác tổ chức. Nhiều nước có thể tổ chức những hội nghị hay sự kiện quốc tế lớn, nhưng người ta thấy ở Việt Nam quyết tâm và năng lực tổ chức cao, mặc dù chưa phải là một nước phát triển. Chỉ trong vòng 10 ngày mà hàng nghìn đầu việc lớn đã được thực hiện. Đó là sự thần kỳ. Điều đó cũng nói lên một khi Việt Nam đã quyết tâm thì chúng ta có thể làm được.

Tới đây, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng Hà Nội không chỉ nổi danh xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” mà còn là địa danh “kiến tạo hòa bình”. Không chỉ Hà Nội và các địa danh khác trên khắp cả nước cũng có thể đóng vai trò này, đưa Việt Nam trở thành một địa chỉ đáng tin cậy ở khu vực cho du lịch, tổ chức các sự kiện lớn, đồng thời cũng là nơi những nỗ lực hoà giải có thể diễn ra.

Tại sao chúng ta không có thể nghĩ đến các thành phố Việt Nam như những Paris, Geneva, Viena, Stockholm tại châu Á?

Điều tôi muốn nói thêm là sự kiện thượng đỉnh Triều - Mỹ lần này cũng đem lại cho chúng ta những bài học. Chúng ta phải nỗ lực rất cao mới đem lại kết quả. Tôi rất tâm đắc với những chỉ đạo quyết liệt và sát sao của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong những ngày qua đối với công tác tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh này. Không chỉ chuẩn bị tốt về nội dung, ngoại giao, lễ tân, mà chúng ta phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, giữ gìn bộ mặt đô thị trật tự, an toàn, khang trang, sạch đẹp, nâng cao ý thức văn minh, lịch sự, hiếu khách, nâng cao chất lượng du lịch. Đây là những cơ hội lớn không thể bỏ lỡ, đồng thời có thể là cú hích thúc đẩy chúng ta chuyển mình. Nên cố gắng làm sao để sự chuyển mình này trở thành thường xuyên.

Tôi tin rằng, với uy tín quốc tế cao kinh nghiệm phong phú tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn và đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có lãnh đạo những nước có vị trí hàng đầu thế giới, đạt sự đông thuận và hiệu quả chính trị cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối, thành công của cuộc họp thượng đỉnh Triều Tiên - Mỹ lần này sẽ đưa Hà Nội và Việt Nam trở thành một trong những địa điểm ưu tiên không chỉ cho tiến trình hòa bình và phát triển cho bán đảo Triều Tiên, mà cho cả việc giải quyết nhiều vấn đề phức tạp khác của khu vực và trên thế giới.

Xin cảm ơn ông!

nguyen thu truong ngoai giao nguyen phu binh noi ve vai tro trung gian cua ngoai giao viet nam Phát hành bộ tem chào mừng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Chiều 26/2, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem ...

nguyen thu truong ngoai giao nguyen phu binh noi ve vai tro trung gian cua ngoai giao viet nam Lịch trình chi tiết Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai

Ngày 26/2, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có bữa ăn tối cùng nhau ...

nguyen thu truong ngoai giao nguyen phu binh noi ve vai tro trung gian cua ngoai giao viet nam Báo nước ngoài dày đặc phỏng đoán về kịch bản thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội

Càng gần tới thời điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, báo chí nước ngoài càng có nhiều phỏng ...

Phạm Hằng (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4 - dự đoán xổ số miền Bắc thứ 5. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4. SXMB 25/4. kết quả xổ ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSMN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4

XSMN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4

XSMN 25/4 - kết quả xổ số hôm nay ngày 25 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4/2024. SXMN 25/4. xổ số miền ...
Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Australia công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho sự ổn định và an ninh của khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia mở rộng và đa dạng hóa đầu tư...
Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng có tên trong danh sách thi đấu chính thức của Yokohama FC trong trận đấu với Fagiano Okayama ở vòng 2 Cup quốc gia Nhật Bản.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động