Nhà khoa học “hát thơ” tại Ba Lan

Lâm Quang Mỹ nổi tiếng là một nhà thơ và dịch giả thơ từ tiếng Việt sang tiếng Ba Lan. Từ năm 2004 đến nay, ông đã tham gia đọc và “hát thơ” ở không dưới 3.000 sự kiện tại Ba Lan, đất nước giàu truyền thống thi ca này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha khoa hoc hat tho tai ba lan Người “xuất ngoại” cho thơ
nha khoa hoc hat tho tai ba lan Nhà thơ Việt Nam thứ hai nhận Giải thưởng Cikada của Thụy Điển
nha khoa hoc hat tho tai ba lan
Nhà thơ Lâm Quang Mỹ

Tôi gặp nhà thơ Lâm Quang Mỹ vào một chiều cuối Thu, nắng nhẹ tại Warsaw. Ông tên thật là Nguyễn Đình Dũng, sinh năm 1944, tại xã Nghi Thọ, nay là xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ở tuổi ngoại thất tuần, sức khỏe ông không còn tốt lắm, nhưng vẫn luôn bận rộn và giàu nhiệt huyết với thi ca. Dưới tiết trời Warsaw se lạnh, chúng tôi đã “nướng” trọn một buổi chiều…

Gác đam mê vì sự nghiệp chung của đất nước

Năng khiếu thi ca của Lâm Quang Mỹ phát lộ rất sớm. Ngay từ tiểu học, những bài thơ của cậu bé Nguyễn Đình Dũng đã khiến thầy cô và bạn bè không ngớt lời khen ngợi. Năm học lớp 6 ở Trường cấp 2 Nghi Phong (Nghi Lộc, Nghệ An), Nguyễn Đình Dũng đã đạt giải Nhất của cuộc thi do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức với giải thưởng một năm đọc báo và xem phim miễn phí. Cậu cũng đã được nhận Bằng khen của Bác Hồ về thành tích học tập xuất sắc trong năm ấy.

Năm 1967, Nguyễn Đình Dũng được cử sang Ba Lan học đại học. Mặc dù nguyện vọng đăng ký ban đầu của ông là học về văn học, nhưng một vị ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan lúc bấy giờ cho rằng đất nước đang cần những người được đào tạo về khoa học kỹ thuật hơn. Thế là ông rẽ ngang, chọn ngành vật lý điện tử. Và quả thực, ông đã có những đóng góp không nhỏ cho đất nước nhờ ngành học đó.

Năm 1971, tốt nghiệp ngành Điện tử tại trường Đại học Bách khoa Gdansk, Nguyễn Đình Dũng trở về nước, công tác ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tự nhiên tại Hà Nội. Ông cũng từng đảm nhiệm chức Phó phòng điện tử của Viện Vật lý, thuộc Viện khoa học Việt Nam trong suốt nhiều năm đầu.

Ông là người tiếp nhận chiếc máy tính để bàn hiện đại đầu tiên về cho nước ta, ngay trong năm 1975 từ Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ muốn hỗ trợ Việt Nam tái thiết hậu chiến và là một trong hai nhà khoa học được cử sang Nga gần hai năm để tiếp nhận sử dụng chiếc máy phát      Nơ-tron (hạt nhẹ) đầu tiên, đặt nền móng cho nghiên cứu thực nghiệm về công nghệ hạt nhân của nước nhà.

Đặc biệt, giai đoạn 1976 - 1978, ông từng cùng hai nhà khoa học quân sự thiết kế sẵn hệ thống phòng thủ với hàng chục nghìn trái mìn lớn nhỏ, rải dọc biên giới phía Bắc. Hệ thống này đã góp phần không nhỏ, cùng quân và dân ta giành thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979. Năm 1989, Nguyễn Đình Dũng trở lại Ba Lan, vừa học nghiên cứu sinh, vừa làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. Năm 2002, ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ và tiếp tục làm việc tại đây cho đến lúc nghỉ hưu năm 2004 rồi định cư hẳn tại Warsaw.

nha khoa hoc hat tho tai ba lan
Nhà thơ Lâm Quang Mỹ và tác giả.

Trở lại với thi ca

Từ lúc nghỉ hưu, Nguyễn Đình Dũng  trở lại với niềm đam mê, dành toàn bộ thời gian cho việc sáng tác, dịch thơ và các hoạt động khác liên quan đến thi ca dưới bút danh Lâm Quang Mỹ. Ông hiện đồng thời là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Ba Lan. Sự nghiệp thi ca đã đưa Lâm Quang Mỹ lên một đỉnh cao mới. “Giờ nói đến tiến sĩ vật lý Nguyễn Đình Dũng chắc chẳng còn mấy ai nhớ tới. Gã ấy hình như đã chết”, ông tự trào về bản thân như vậy.

Nhà thơ Lâm Quang Mỹ đã gặt hái rất nhiều giải thưởng như: giải Thơ hay về Mùa Thu do Hội Nhà văn Ba Lan trao tặng năm 2004; hai giải thưởng về thơ và những hoạt động văn học của Những Ngày Thơ Quốc tế UNESCO Ba Lan tổ chức vào năm 2006 và 2016; hai giải nhất cuộc thi Marathon Thơ (của ban giám khảo và của công chúng) ở Liên hoan Thơ lần thứ năm các nước có chung biên giới với Ba Lan” tại thành phố Rzeszow năm 2008; hai “Cành Nguyệt quế Lớn” về thơ và dịch thơ tại Liên hoan Văn học Quốc tế Galicja Ba Lan năm 2009 và 2011.

Các tập thơ của Lâm Quang Mỹ: Đợi, Chiều rơi trên sóng (Evening descends on waves) in song ngữ Anh - Việt, Tiếng vọng in song ngữ Việt Nam - Ba Lan, Przemija życie... (Life passes on...) in song ngữ Ba Lan - Anh, Zatoulana Pisen bằng tiếng Tiệp, Tháng ngày… được Athanase Vantchev de Thracy dịch ra tiếng Pháp... Song song với việc sáng tác, Lâm Quang Mỹ đã cùng dịch giả Ba Lan Pavel Kubiak dịch Tuyển tập Thơ Việt Nam từ thế kỉ thứ 11 đến thế kỉ 19 và Tuyển tập Thơ Việt Nam từ 1932 đến 1941 sang tiếng Ba Lan.

Hiện nay, nhà thơ Lâm Quang Mỹ thường xuyên được mời làm giám khảo các cuộc thi thơ và tham gia giới thiệu thơ tại các sự kiện văn hóa, thi ca của Ba Lan và một số nước khác. Người Ba Lan rất thích sự độc đáo khi ông tự nhiên hát lên các bài thơ của mình. Một đồng nghiệp Ba Lan từng nhận xét: “Các tiết mục khác bị lu mờ khi Lâm Quang Mỹ hát thơ”. 

Với những cống hiến đó, ông đã được Bộ Văn hoá và Di sản Quốc gia Ba Lan trao tặng Huân chương Danh dự về sự đóng góp cho nền văn hoá Ba Lan (2013); Quỹ Văn hoá và Xã hội Ba Lan trao tặng Huân chương Danh dự (Medal SPES) năm 2016; trao Giải thưởng Văn học mang tên Đại thi hào Klemens Janicki về toàn bộ sáng tác văn học và sự đóng góp vào nền văn hoá châu Âu (2013) và thị trấn Krasne (Ba Lan) - quê hương của đại thi hào Ba Lan Zygmunt Krasinski, đã phong tặng ông danh hiệu Công dân danh dự.

nha khoa hoc hat tho tai ba lan Hồn thơ Đức trong nhạc Việt cổ

Nhiều người sẽ cho rằng, khi đưa thơ của một nhà thơ nước ngoài vào âm nhạc cổ truyền Việt Nam là điều không tưởng. ...

nha khoa hoc hat tho tai ba lan Khi chuyên gia tài chính làm thơ

Không chỉ là một chuyên gia tài chính có nhiều kinh nghiệm, Trần Lê Khánh còn là một nhà thơ được nhiều bạn đọc yêu ...

nha khoa hoc hat tho tai ba lan Những tâm hồn thi sĩ

Không chỉ là những nhà ngoại giao tài năng, góp phần vào sự nghiệp đối ngoại của đất nước, nhiều cán bộ kỳ cựu của ...

NGUYỄN THỨC TUẤN

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Các đồng chí lãnh đạo Đảng FLN đánh giá cao những thành tựu trong xây dựng Đảng, phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của ...
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Khẳng định Việt Nam sẽ là cầu nối Algeria với các nước ASEAN, Quyền Chủ tịch nước mong muốn Algeria là cầu nối giữa Việt Nam với các nước châu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động