Nhân tố đóng góp cho hoà bình và an ninh khu vực

Thật khó tin nhưng Việt Nam đã khẳng định thành công vị thế của mình, khi biết nắm lấy cơ hội hội nhập kinh tế toàn cầu.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan to dong gop cho hoa binh va an ninh khu vuc Nghiên cứu chiến lược trong tình hình mới
nhan to dong gop cho hoa binh va an ninh khu vuc Phát huy vai trò kết nối

Tôi là giáo viên tiếng Anh ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh 1967-1968. Tôi đến thăm Hà Nội lần đầu tiên vào năm 1981, khá lâu trước khi Việt Nam triển khai Công cuộc Đổi mới.

Thành công nối tiếp

Tôi đã thấy, không chỉ hội nhập sâu rộng, Việt Nam còn chủ động hội nhập với các tổ chức đa phương lớn, và với tất cả các nước không phân biệt hệ thống chính trị.

Việt Nam đã trở thành một trong những trụ cột của ASEAN cùng với Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines.

nhan to dong gop cho hoa binh va an ninh khu vuc
Giáo sư Carl Thayer tại Hội nghị quốc tế về tranh chấp Biển Đông Nam Á, Manila, Philippines, tháng 3/2015.

Sau sự kiện Campuchia hồi tháng 9/1989, Việt Nam đã theo đuổi thành công chính sách đối ngoại đa phương để đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, với Mỹ năm 1995, gia nhập ASEAN năm 1995, được Nhật Bản và EU xoá bỏ các hạn chế về hỗ trợ phát triển. Thành công tiếp nối thành công. Việt Nam đã đạt được cơ chế bình thường hoá vĩnh viễn thương mại với Hoa Kỳ và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Có lẽ, thành tựu lớn nhất của Việt Nam là được các nước châu Á thống nhất đề cử vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Cũng trong thời gian này, Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc họp các nhà lãnh đạo APEC, Hội nghị cấp cao ASEAN và cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+.

Cam kết ngày càng tăng

Sau khi bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cường quốc ở châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á, Việt Nam theo đuổi chính sách quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ.

Dần dần, một số các quan hệ đối tác chiến lược đã được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (với Trung Quốc), đối tác chiến lược toàn diện (với Nga) và đối tác chiến lược sâu rộng (với Nhật Bản). Việt Nam cũng có quan hệ đối tác chiến lược với các nước châu Âu như Pháp, Đức và Vương quốc Anh; các nước Đông Á như Hàn Quốc; và một số thành viên ASEAN gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore và Philippines.

nhan to dong gop cho hoa binh va an ninh khu vuc

Carlyle Alan Thayer (hay Carl Thayer) sinh ngày 5/11/1945, là nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng, được biết đến qua các nghiên cứu và ấn phẩm viết về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. Ông cũng được biết đến là chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Australia. Tuy đã chính thức nghỉ hưu từ cuối năm 2010 song ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và xuất bản sách. Ông đã xuất bản 380 ấn phẩm, cả cá nhân và hợp tác với đồng sự.

Hầu hết các mối quan hệ đối tác chiến lược đều có cơ chế cấp cao để giám sát quan hệ song phương và một kế hoạch hành động nhiều năm nhằm thực hiện các mục tiêu trên một số lĩnh vực bao gồm cả chính sách kinh tế đối ngoại, giáo dục, khoa học và công nghệ, quốc phòng-an ninh và giao lưu nhân dân.

Theo tôi, một trong những thành công lớn trong đường hướng quan hệ song phương của Việt Nam là khẳng định được vai trò của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề đối ngoại. Ông Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trên cương vị Tổng Bí thư. Ông và Tổng thống Barack Obama đã có cuộc gặp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng. Hai bên cam kết tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Di sản này có nghĩa là các nhà lãnh đạo đảng mới có thể ghé thăm các quốc gia và nâng cao lợi ích quốc gia trong cuộc gặp trực tiếp với người đứng đầu các nhà nước và chính phủ.

Theo tôi, thành tựu lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là đã thiết lập được mối quan hệ song phương với tất cả các cường quốc (Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ) trong khi vẫn giữ vững quyền tự chủ và độc lập của mình. Tất cả các quốc gia, nền kinh tế lớn đều muốn xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt hơn với Việt Nam một phần vì họ là đối thủ của nhau, nhưng cũng bởi họ coi trọng quan hệ với Việt Nam.

Việt Nam được coi như một nhân tố đóng góp mạnh mẽ cho hòa bình và an ninh khu vực thông qua ASEAN và chính bản thân mình. Việt Nam cũng được xem là một quốc gia có đóng góp ngày càng lớn trên cấp độ toàn cầu, biểu tượng bằng các cam kết ưu tiên ngày càng tăng trong vấn đề gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong những năm tới.

Cuộc đấu giữa David và Goliath

Sau khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán phân định biên giới đất liền và biên giới biển trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Điều này thiết lập rõ ràng toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam dọc theo đường biên giới.

Vấn đề Biển Đông cho thấy Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do những tranh cãi về vấn đề chồng lấn chủ quyền với Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực.

Đến năm 2014, tranh chấp ở Biển Đông đã lan ra và ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc một cách sâu rộng hơn. Dù vậy, ban chỉ đạo chung Việt Nam-Trung Quốc về quan hệ song phương đã thành công khi giúp cả hai bên phát triển một mối quan hệ nhiều mặt trên diện rộng.

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5-7/2014 làm suy yếu niềm tin chiến lược giữa hai quốc gia. Việt Nam buộc phải đấu tranh với Trung Quốc để khẳng định quyền tài phán của mình. Cuối cùng, Việt Nam đã chiến thắng bởi biết khéo léo khai thác truyền thông thế giới tuyên truyền về cuộc đấu tranh có thể ví như giữa David (Việt Nam) và Goliath (Trung Quốc). Việt Nam đã giành được thiện cảm và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc buộc phải rút HD-981 sớm hơn so với công bố.

Vẫn cần nhiều nỗ lực

Sau đó, Việt Nam và Trung Quốc đã dần dần khôi phục lòng tin chiến lược và phát triển mối quan hệ vì lợi ích chung theo chiều rộng. 

Hiện một trong những khó khăn chủ yếu về quan hệ hai nước liên quan đến phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết đưa đến những thuận lợi áp đảo cho Philippines, trở thành một phần của luật pháp quốc tế và tất cả các tranh chấp hàng hải tương lai theo UNCLOS sẽ phải tính đến vấn đề này. Việt Nam, tuy là một bên thụ hưởng lợi ích của vấn đề nhưng có thể vấp phải phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc. Cái khó đối với Việt Nam là làm thế nào để cùng với các quốc gia khác trong khu vực vẫn hợp tác với Trung Quốc và giữ thể diện để quản lý tranh chấp lãnh thổ một cách phù hợp nhưng lại không ảnh hưởng đến việc kêu gọi thực thi phán quyết.

Việt Nam cần cố gắng hơn trong nỗ lực vực dậy sự gắn kết và đoàn kết trong ASEAN trong khi vẫn phải thúc đẩy và nâng tầm đối tác chiến lược với mỗi nước thành viên lên mức cao hơn để đáp ứng tiềm năng hợp tác với các bên.

nhan to dong gop cho hoa binh va an ninh khu vuc Nơi tiền đồn của đối ngoại đa phương (phần 1)

Trả lời phỏng vấn phóng viên báo TG&VN bên lề Hội nghị Ngoại giao 29 (22-26/8) tại Hà Nội, Đại sứ Nguyễn Trung Thành khẳng ...

nhan to dong gop cho hoa binh va an ninh khu vuc Từng bước chinh phục thị trường“khó tính”

Sau hơn 40 năm thiết lập quan hê ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Australia đang phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả ...

nhan to dong gop cho hoa binh va an ninh khu vuc Ý tưởng ăn sáng tại Việt Nam, ăn trưa tại Thái Lan không còn xa

"Không cần máy bay, chỉ cần đi xe buýt bạn đã có thể ăn sáng tại Việt Nam và ăn trưa tại Thái Lan" - ...

Carl Thayer - Giáo sư danh dự Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra

Đọc thêm

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Tổng giám đốc IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một thập kỷ 'tăng trưởng ảm đạm' và 'mất lòng tin của người dân'.
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động