Nhật Bản - Ấn Độ: Chuyến thăm định hướng tương lai

Khác với các cuộc gặp cấp cao Nhật - Ấn trước đây, cuộc gặp lần này giữa Thủ tướng Shinzo Abe và người đồng cấp Narendra Modi sẽ giúp mở rộng quan hệ đối tác chiến lược gần gũi, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170914140339 Nhật Bản - Ấn Độ: Chất xúc tác bảo đảm ổn định khu vực
tin nhap 20170914140339 Nhật Bản - Ấn Độ: Bắt tay bước tới một kỷ nguyên mới

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm chính thức Ấn Độ trong hai ngày 13-14/9, dự cuộc Đối thoại thường niên cấp cao lần thứ 12 giữa hai nước với Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ. Kể từ khi lên cầm quyền cách đây hơn ba năm, ông Modi và ông Abe đã có bốn cuộc gặp cấp cao song phương chính thức trong tổng số hơn 10 lần gặp gỡ tại các diễn đàn khác nhau. Cùng với việc thắt chặt quan hệ cá nhân, quan hệ song phương hai nước Ấn Độ và Nhật Bản cũng phát triển tích cực một cách tương ứng.

tin nhap 20170914140339
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được chào đón tại bang Gujarat, quê nhà của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: Reuters)

Bất ổn bên ngoài

Cuộc gặp thượng đỉnh lần này diễn ra trong bối cảnh hai nước đang phải đối mặt với các thách thức an ninh từ bên ngoài. Đối với Nhật Bản, trước chuyến thăm của ông Abe chưa đầy hai tuần, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu, được cho là bom H (bom nhiệt hạch), có cường độ mạnh nhất từ trước đến nay. Đồng thời, Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa đạn đạo, phóng qua lãnh thổ Nhật Bản. Điều này khiến tình hình an ninh ở Đông Bắc Á “căng như dây đàn” và có thể bùng phát thành xung đột và chiến tranh bất cứ lúc nào.

Về phía Ấn Độ, nước này và Trung Quốc vừa có cuộc dàn quân “dằn mặt” nhau chưa từng có tại khu vực Ngã ba biên giới Doklam/Động Lãm giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Mặc dù cả hai nước đã đồng ý giải quyết theo hướng cùng rút quân khỏi khu vực tranh chấp và Trung Quốc tuyên bố “chiến thắng”, nhưng tình trạng căng thẳng vẫn có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào do nguồn gốc căng thẳng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đáng chú ý, Nhật Bản trở thành chỗ dựa của Ấn Độ khi tuyên bố đứng về phía New Delhi trong tranh chấp biên giới lần này.

Ngoài ra, cả Ấn Độ và Nhật Bản đều đang phải đối mặt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cùng chính sách biển quyết đoán của nước này, với việc Bắc Kinh nêu đòi hỏi tranh chấp vô lý và tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông, khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Ấn Độ Dương. Đối với Nhật Bản, hành động của Trung Quốc đang tác động trực tiếp đến chiến lược hàng hải nối liền hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đối với Ấn Độ, nước này cảm thấy ngày một bất an sau khi Trung Quốc chính thức khởi công cảng Hambantota ở Sri Lanka và tích cực triển khai chiến lược “chuỗi ngọc trai” trên biển.

Thúc đẩy hợp tác bên trong

Do cùng phải đối phó với cách bất ổn của môi trường chiến lược bên ngoài, hai cường quốc lớn thứ hai và thứ ba của châu Á này thấy cần thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, tận dụng sự bổ sung lẫn nhau về kinh tế, tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị tại các diễn đàn khu vực và đa phương.

Hợp tác kinh tế là một trong những nội dung và ưu tiên quan trọng của cuộc Đối thoại thường niên Nhật - Ấn năm nay. Dự kiến trong chuyến thăm này, các doanh nghiệp hai nước ký kết 17 thỏa thuận hợp tác, trong đó có 15 thỏa thuận ký với bang Gujarat - quê hương của Thủ tướng Modi.

Hiện nay, đầu tư Nhật Bản vào Ấn Độ đang tăng mạnh. Nếu như năm 2015, tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản mới chỉ đạt 2,6 tỷ USD thì trong năm 2016, con số này đã lên tới 4,7 tỷ USD. Trong chiến lược phát triển kinh tế của Ấn Độ, đầu tư và công nghệ của Nhật Bản được xem là yếu tố then chốt để thực hiện mục tiêu “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India), “Kỹ năng Ấn Độ” (Skills India) và “Số hóa Ấn Độ” (Digital India).

Bên cạnh đó, đầu tư về cơ sở hạ tầng là lĩnh vực hai nước có thể bổ sung cho nhau nhiều nhất. Ấn Độ biết rằng họ khó có thể cất cánh và gia nhập hàng ngũ các nước phát triển nếu thiếu hệ thống đường sắt và cao tốc hiện đại kết nối các thành phố và các trung tâm công nghiệp lớn. Trong bối cảnh đó, sự lựa chọn hệ thống “Xe lửa viên đạn” (Bullet train) của Nhật Bản được coi là lựa chọn mang tính chiến lược.

Về phía Nhật, nước này cũng cần lấy lại thể diện sau thất bại trong cuộc đua với Trung Quốc xây dựng đường cao tốc nối Jakarta và Bandung tại Indonesia. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Abe sẽ cùng người đồng cấp Modi khởi công tuyến đường sắt cao tốc dài 508 km nối hai thành phố Ahmedabad và Mumbai, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2022.

Về hợp tác quốc phòng – an ninh, trước cuộc gặp cấp cao Abe – Modi lần này, Nhật Bản và Ấn Độ đã tiến hành đối thoại quốc phòng vào đầu tháng 9/2017. Dự kiến trong chuyến thăm này, Nhật Bản sẽ đồng ý bán cho Ấn Độ thủy phi cơ US-2, vốn được hai bên đàm phán từ vài năm nay nhưng chưa có kết quả. Ngoài ra, Tokyo cũng sẽ công bố việc chuyển giao công nghệ hạt nhân dân sự cho New Delhi, theo đó Ấn Độ mua nhà máy điện hạt nhân của nước khác nhưng có thể sử dụng công nghệ và thiết bị của Nhật Bản.

Như vậy, xét trên nhiều phương diện, quan hệ Nhật - Ấn đang ở thời kỳ đỉnh cao với những bước phát triển mới chưa từng có trên cơ sở chia sẻ nhiều lợi ích song trùng trong các vấn đề đối nội lẫn đối ngoại. Điều này, xét cho cùng, cũng phù hợp với mong muốn của nhiều nước nhỏ và vừa trong khu vực. 

tin nhap 20170914140339
Thủ tướng Nhật Bản hối thúc gây sức ép tối đa với Bình Nhưỡng

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 7/9 kêu gọi thế giới gây sức ép "tối đa có thể" đối với Triều Tiên để nước ...

tin nhap 20170914140339
Cải tổ nội các Nhật Bản: Thay đổi để tồn tại

Động thái “thay máu” nội các và ban lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho ...

tin nhap 20170914140339
Quan hệ quốc phòng nồng ấm Nhật Bản - Ấn Độ

Tokyo và New Delhi đang mở rộng phạm vi hợp tác quân sự, từ việc mua bán vũ khí cho đến các cuộc tập trận ...

Hoàng Anh Tuấn

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết điều người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra là gì nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động