Nhật Bản “toát mồ hôi” chạy đua vũ khí với Triều Tiên

Công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang tiến bộ từng bước và mỗi lần Tokyo nâng cao năng lực của mình thì Bình Nhưỡng lại cải thiện được công nghệ của họ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Hàn Quốc kêu gọi kỷ nguyên hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên
nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Nhật Bản kêu gọi "phản ứng khác" về vấn đề Triều Tiên

Mất cân bằng

Theo các nguồn tin quân sự, các vụ thử tên lửa thành công đã giúp Triều Tiên vượt lên trước trong cuộc chạy đua vũ khí với Nhật Bản kéo dài 2 thập kỷ qua, khiến Tokyo không chắc mình có thể ngăn chặn được một vụ tấn công tên lửa từ Bình Nhưỡng mà không có sự trợ giúp của Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, Triều Tiên đã tiến hành bắn thử 21 tên lửa đạn đạo kể từ đầu năm nay, một mức độ chưa có tiền lệ, khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế lo ngại. Một tư lệnh cấp cao quân đội Nhật Bản giấu tên nói: “Tiến triển của họ nhanh hơn dự đoán. Trong khi đó, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có của chúng tôi vẫn còn bị hạn chế”.

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien
Hệ thống tên lửa đất đối không PAC-3 của Nhật Bản. (Nguồn: AP)

Việc nâng cấp theo dự kiến Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Nhật Bản sớm nhất phải tới tháng 4 sang năm mới bắt đầu, trong khi việc triển khai các hệ thống mới được thiết kế nhằm phá hủy đầu đạn đang bay phải mất nhiều năm mới thực hiện được.

Các nguồn tin cho biết, áp lực về kế hoạch sản xuất và ngân sách eo hẹp đã hạn chế khả năng xúc tiến các kế hoạch nói trên, vì vậy Nhật Bản có thể sẽ phải dựa nhiều hơn vào đồng minh Mỹ để bảo vệ mình trước các vụ tấn công. Một nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nói: “Lựa chọn duy nhất của chúng tôi hiện nay có lẽ là phải dựa vào Mỹ để ngăn chặn họ”.

Vật lộn để tăng cường sức mạnh

Tokyo và Bình Nhưỡng đã chạy đua vũ trang từ năm 1998 khi Triều Tiên bắn một quả tên lửa sang phía Nhật Bản. Tháng 6/2016, tên lửa Musudan tầm trung đã đạt độ cao 1.000 km trên đường bay, đánh dấu một bước đột phá cho phép các đầu đạn của Bình Nhưỡng vượt ngoài tầm bắn của các tàu khu trục Aegis BMD đang tuần tra trên biển Nhật Bản.

Do đó, các khẩu đội pháo tên lửa Patriot PAC-3 cũ hơn sẽ trở thành hàng phòng vệ cuối cùng của Nhật Bản bảo vệ các thành phố lớn, trong đó có Tokyo. Theo các nguồn tin, một chương trình cải thiện tầm bắn và độ chính xác cho các khẩu đội pháo này trị giá 1 tỷ USD sẽ được bắt đầu sau tháng 3/2017, song phải tới tận Thế vận hội Tokyo 2020 mới có thể hoàn thành.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng có kế hoạch cải thiện hoạt động cho các tên lửa SM-3 của hạm đội Aegis. Các tên lửa SM-3 được thiết kế để chặn các đầu đạn ngay trên không trung song các nguồn tin chưa chắc rằng chúng có thể đối phó được với tên lửa Musudan hay không. Một phiên bản SM-3 mạnh hơn được Nhật Bản và Mỹ phối hợp phát triển, được gọi là Block IIA, đang sắp hoàn thành, và Nhật Bản đang dự định sắm chiếc đầu tiên vào năm tới. Tuy nhiên, chưa rõ Tokyo sẽ mua bao nhiêu chiếc hay khi nào sẽ triển khai chúng.

Dài hạn hơn, Nhật Bản đang cân nhắc việc mua Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của hãng Lockheed Martin, để bổ sung lớp giữa cho BMD, hoặc xây dựng các khẩu đội pháo Aegis ngoài bờ biển để tăng cường phòng thủ. Tất nhiên, theo các nguồn tin, bất cứ sự triển khai nào cũng sẽ phải mất vài năm bởi cần thời gian để nghiên cứu công nghệ, đảm bảo ngân sách, xây dựng và kết hợp các hệ thống.

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien
Hình ảnh một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên được hãng thông tấn Triều Tiên KCNA công bố vào tháng 4/2016. (Nguồn: Reuters)

Lời hứa từ Washington

Trong khi Nhật Bản vật lộn để tăng cường sức mạnh phòng vệ của mình, Mỹ đang xúc tiến hỗ trợ nước láng giềng Hàn Quốc, với lời hứa hồi tuần trước rằng sẽ tăng tốc việc triển khai THAAD ở đây.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Tư lệnh Gary Ross cho biết Mỹ đã vừa tái khẳng định cam kết “kiên định và vững chắc” của mình trong việc bảo vệ cả Hàn Quốc và Nhật Bản, được bảo đảm bằng sự triển khai toàn diện các khả năng quân sự của Mỹ, bao gồm cả về vũ khí thông thường, vũ khí hạt nhân và phòng vệ tên lửa.

Hiện Nhật Bản đang tạm có một lực lượng thu nhỏ. Nước này có 4 tàu khu trục Aegis được trang bị 8 tên lửa SM-3 mỗi chiếc. Tuy nhiên, một nguồn tin từ SDF cho biết, hai trong số đó đang phải bảo dưỡng, chỉ còn lại hai chiếc trông chừng các tên lửa của Triều Tiên. Nguồn tin này cho biết mối đe dọa tăng cao “xảy ra đúng vào lúc chúng tôi đang gặp gay go với hạm đội Aegis của mình. Sự hợp tác với các tàu Aegis của Mỹ triển khai ở Nhật Bản đang trở nên bức thiết”.

Đến tháng 3/2019, Nhật Bản dự kiến có 8 tàu Aegis BMD, song việc huấn luyện và bảo dưỡng đồng nghĩa với việc có hai tàu cùng lúc sẽ không thể tham gia tuần tra thường xuyên.

Tuy nhiên, các tàu tăng cường của Mỹ đang được đưa tới khu vực có thể giúp bao quát rộng hơn. Hải quân Mỹ đã tăng số tàu khu trục Aegis BMD tuần tra ở khu vực này từ 7 lên 10 chiếc trong vòng 2 năm qua. Song vẫn chưa thể rõ liệu điều đó có đủ cho nhiệm vụ phòng vệ hay không. Một nguồn tin khác từ SDF nói: “Công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang tiến bộ từng bước và mỗi lần chúng tôi nâng cao năng lực của mình thì họ lại cải thiện được công nghệ của họ”.

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Mỹ để ngỏ đối thoại thực chất với Triều Tiên

Đó là tuyên bố của Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên Sung Kim đưa ra ngày 13/9 trong chuyến thăm Hàn ...

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Báo Mỹ: Triều Tiên đủ khả năng chế tạo tên lửa xuyên lục địa tới Mỹ vào năm 2020

Tờ The New York Times cho rằng, vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên rất đáng ngại không chỉ vì nước này ...

nhat ban toat mo hoi chay dua vu khi voi trieu tien Nhật Bản, Mỹ tìm kiếm biện pháp mạnh để đối phó với Triều Tiên

Ngày 11/9, các đặc phái viên hàng đầu của Nhật Bản và Mỹ về Triều Tiên đã nhất trí tìm kiếm "những biện pháp mạnh ...

Thu Hiền (theo Reuters)

Đọc thêm

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Ukraine có thể có hàng chục tỷ Euro thông qua phát hành trái phiếu hoặc khoản vay, được bảo đảm bằng tài sản Nga bị đóng băng ở EU.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bà Rịa - Vũng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 17/4/2024.
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Apple mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ...
Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Theo Apple Insider, dòng sản phẩm iPhone giá rẻ thế hệ mới (iPhone SE 4) sẽ được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống camera nhằm cải ...
Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; nắng nóng gay gắt trên 38 độ diện rộng, Tây Bắc đặc biệt gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; nắng nóng gay gắt trên 38 độ diện rộng, Tây Bắc đặc biệt gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (17/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Hamas hiện chỉ sẵn sàng thả ít hơn 20 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, thay vì 40 con tin như trong thỏa thuận đang đàm phán.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động