Những cơ hội và thách thức nổi bật của châu Âu năm 2018

Cách đây 12 tháng, châu Âu đưa ra chủ đề của năm là cam kết chống lại những cuộc tổng tuyển cử gây ra mối đe dọa đối với các nền dân chủ ôn hòa. Đến nay, chủ đề đó đã khác. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung co hoi va thach thuc noi bat cua chau au nam 2018 Bão lớn hoành hành tại một loạt nước châu Âu
nhung co hoi va thach thuc noi bat cua chau au nam 2018 Bulgaria đối mặt nhiều vấn đề nóng khi làm Chủ tịch luân phiên EU

Tuy nhiên, theo tờ Financial Times ngày 2/1, thực tế năm qua cho thấy ở một chừng mực nào đấy, những mối đe dọa đến từ những lực lượng cấp tiến cánh hữu và những người theo chủ nghĩa dân túy đã bị kiềm chế hoặc bị đánh bại ở hầu hết các nước châu Âu có diễn ra tổng tuyển cử trong năm 2017. Còn hiện nay, vấn đề gây trở ngại cho việc xây đắp tình đoàn kết của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2018 là sự gia tăng mâu thuẫn giữa các nước Tây Âu và Đông Âu.

Cục diện mới

Những thách thức gay cấn nhất đối với trật tự chính trị đã được hình thành bấy lâu nay tại châu Âu thực tế đã không xảy ra như dự đoán ban đầu. Tin vui là sự nổi lên của nhà cải cách Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron, đã gạt sang bên hệ thống đảng chính trị mục nát và bước vào Điện Elysée. Trong khi đó, điều không vui là phe ủng hộ Catalonia độc lập tuyên bố chiến thắng bầu cử nghị viện, hơn 1 tháng sau khi vùng này bị tước quyền tự trị. Sự kiện được xem như đòn đau giáng vào chính quyền Madrid (Tây Ban Nha).

Tại thời điểm đầu năm 2018, chưa thể chỉ ra ngay được chủ đề chính tại châu Âu năm nay là gì. Một số những người vốn tin rằng châu Âu thực sự đã sang bước ngoặt từ năm 2017 thì mong rằng năm nay các nước trong EU cần có những quyết định hướng tới xây dựng một liên minh gắn kết chặt chẽ hơn nữa. Họ cho rằng xuất phát từ quan điểm địa chính trị, châu Âu cần có những những bước tiến mang tính quyết định cần thiết trong năm 2018.

nhung co hoi va thach thuc noi bat cua chau au nam 2018
Châu Âu cần những bước tiến mang tính quyết định trong tương lai. (Nguồn: FT)

Theo nhìn nhận hiện nay, Trung Quốc ở thế đi lên, Nga “hung hăng”, còn Bắc Phi và Trung Đông đang sôi sục. Thậm chí trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra chính sách đối ngoại của mình, tương lai của mối quan hệ Mỹ- châu Âu đã trở nên không để đoán định được. Do vậy, hội nhập là cần thiết để củng cố EU và nhằm đối trọng với những thế lực mạnh trên thế giới.

Tất cả những tham vọng này đều được hun đúc và thể hiện trong ý chí của Tổng thống Macron, người từng lên tiếng kêu gọi sự cần thiết để châu Âu trở thành "câu chuyện tự kể vĩ đại" và "một hình thái của chủ nghĩa anh hùng chính trị". Những lời kêu gọi của ông Macron dễ bị cho là câu chuyện mang tính phù phiếm, nhưng trong thời đại của ông Trump và Brexit (việc Anh rời khỏi EU), những lời kêu gọi này đáng được chú ý một cách nghiêm túc. Không gì minh họa một cách rõ ràng và nghiêm túc hơn bằng việc tháng 11/2017, sáng kiến an ninh và quốc phòng được biết dưới tên gọi thỏa thuận Hợp tác cấu trúc thường trực quốc phòng (PESCO) đặt mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong EU và phát triển hệ thống vũ khí đã được 25 nước EU ký thông qua.

Con đường còn lắm chông gai

Người ta vẫn có nhiều căn cứ để kỳ vọng trong năm 2018 sẽ nhìn thấy được những tiến bộ trên lĩnh vực kinh tế và tài chính. 19 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã thảo luận để hoàn tất liên minh ngân hàng của EU và định hình lại cơ chế bình ổn châu Âu thành Quỹ tiền tệ châu Âu. Hiện nay, vấn đề đặt ra là liệu Đức và Pháp và các nước khác có nhất trí với nhau về các chi tiết cụ thể của Quỹ tiền tệ châu Âu hay không. Nhưng tất cả các mục tiêu đều là điều EU mong đợi và có thể đạt được. Ngoài ra, EU cần đảm bảo họ sẽ không sao nhãng nhiệm vụ của chính mình là tạo ra các thị trường vốn trong liên minh.

Các nhà hoạch định chính sách cần thực tế hơn khi đưa ra tầm nhìn về một EU hiệu quả và đoàn kết. Năm 2018 sẽ không có cuộc tổng tuyển cử nào có thể gây ra những kịch tính giống như các cuộc tổng tuyển cử tại Pháp, Đức năm 2017. Nhưng các cuộc tổng tuyển cử của Italy, Hungary và Thụy Điển dự kiến được tổ chức trong thời gian từ tháng 3-9/2018 có thể cho thấy sự nổi lên mạnh mẽ của những người theo trường phái dân tộc bảo thủ, những nhà dân túy chống nhập cư và các thế lực đi ngược lại những quy chuẩn mà EU vẫn lấy làm tôn chỉ mục đích cho sự phát triển của mình. Khắp châu Âu, những thế lực này sẽ liên kết với nhau để gây áp lực cho cuộc bầu cử quốc hội châu Âu vào năm 2019.

Con đường đi tới đoàn kết thống nhất của EU sẽ gặp một số cản trở. Các nước Bắc và Nam Âu có những quan điểm khác nhau về hội nhập EU. Đáng lo ngại là ngày các có những bất đồng gay gắt giữa các nước Tây và Đông Âu đối với vấn đề dân chủ, quy định luật lệ, và vấn đề nhập cư. Với việc nước Anh đang trên đường rời khỏi EU, các tranh luận này đang nổi lên như một rào cản to lớn, một thách thức cần vượt qua để các nước trong EU có thể xây dựng một liên minh gần gũi, đoàn kết và thống nhất hơn trong năm 2018. 

nhung co hoi va thach thuc noi bat cua chau au nam 2018 Brexit: Cuộc "ly hôn" đầy sóng gió

Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được nhiều tiến triển trong quá trình đàm phán hậu Brexit, nhưng từng đó là chưa ...

nhung co hoi va thach thuc noi bat cua chau au nam 2018 28 nước EU không công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Trong chuyến công du châu Âu vừa qua, Thủ tướng Israel đã vận động các nước Liên minh châu Âu (EU) công nhận Jerusalem là thủ ...

nhung co hoi va thach thuc noi bat cua chau au nam 2018 Khủng hoảng từ trong lòng châu Âu

Người ta thường cho rằng, mối đe dọa lớn nhất đối với sự nhất thể hóa châu Âu là những nước thành viên quyết định ...

P.V (theo TTXVN/Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng ...
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động