Những đứa trẻ IS

Cuộc sống của những đứa trẻ sinh ra ở Nhà nước Hồi gio (IS) tự xưng sẽ ra sao?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung dua tre is 5 năm sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq: Thách thức an ninh vẫn còn
nhung dua tre is 70 năm vững vàng giữa dòng chảy thời đại

Tình trạng trẻ “vô quốc tịch”

Thử tưởng tượng rằng bạn được sinh ra trong một đế chế (caliphate) IS tự xưng. Cha của bạn có thể đã là một trong hàng ngàn chiến binh thánh chiến đến từ Iraq hay Syria hoặc là một thường dân bị buộc phải sống dưới sự cai trị IS. Ông đã gặp và kết hôn với mẹ của bạn, một người phụ nữ có lẽ đã bị bắt ở Raqqa hoặc Mosul. Bằng chứng duy nhất về việc kết hôn của cha mẹ bạn và thậm chí là giấy khai sinh của bạn, nếu có, là các tài liệu do IS ban hành. Trong bối cảnh hiện nay, khi IS đang mất dân kiểm soát tại nhiều khu vực nơi bạn từng sinh sống, bạn đang rơi vào cảnh ngộ không có bất kỳ giấy tờ chính thức nào công nhận. Tình huống phức tạp hơn là cha của bạn có thể đã thiệt mạng, bị giam giữ hoặc được triển khai tại một số khu vực bí mật.

Kể từ khi các nước phương Tây và đồng minh mở chiến dịch tấn công các cứ địa chính của IS, ngày càng có nhiều trẻ em rơi vào tình trạng trên hoặc sắp phải đối mặt với nó. Giống như hầu hết các vấn đề khác gắn liền với những khu vực thuộc sự kiểm soát của IS, rất khó để xác định và làm rõ lý lịch cho những đứa trẻ sinh ra ở IS.

nhung dua tre is
Nhiều trẻ em sinh ra ở IS rơi vào tình trạng “vô quốc tịch”.

Quilliam Foundation, tổ chức nghiên cứu về chủ nghĩa cực đoan của Anh, hồi tháng Ba đã phát hành báo cáo dẫn lời một quan chức tình báo cho biết hiện có 31.000 phụ nữ mang thai sống dưới sự cai trị của IS. Trong khi đó, ông Ghazwan Hassan al-Jibouri, phóng viên Iraq, đã viết hồi tháng Năm rằng khoảng 300 trẻ em có cha là thành viên IS và không có quốc tịch nên không thể ghi danh vào các trường học tại Iraq. Theo nghiên cứu được tham chiếu bởi Bộ Nội vụ Iraq, khoảng 1/3 phụ nữ trong độ tuổi kết hôn sống trong các khu vực kiểm soát của IS đã cưới thành viên của tổ chức cực đoan này và nhiều người trong số này không phải người Iraq.

Nếu không có một nỗ lực nào được triển khai để giải quyết tình hình này, nhiều trẻ em không quốc tịch sống ở các quốc gia vốn đã mong manh và bị phân mảnh như Iraq, Syria và Libya, sẽ xuất hiện.

Việc lưu trữ tài liệu chứng nhận hôn nhân và sinh đẻ luôn là một thách thức trong thời kỳ xung đột. Thiếu những giấy tờ quan trọng này có thể khiến mọi hoạt động hàng ngày của các cá nhân như đăng ký nhập học hoặc di chuyển là gần như bất khả thi. Tệ hơn nữa, việc thiếu giấy khai sinh có thể làm cho những đứa trẻ rất khó khăn để chứng minh quốc tịch và chúng có thể sẽ mãi mãi không có quốc tịch. Hệ quả của việc nhiều trẻ em sinh ra trong các cuộc xung đột gần đây tại Syria và Iraq thiếu các giấy tờ cần thiết, là tình trạng trẻ em “vô quốc tịch” đang ngày một phổ biến.

Vấn đề nan giải

Theo các nhà hoạt động xã hội ở Raqqa và Mosul, IS đã thiết lập một hệ thống đăng ký kết hôn và khai sinh, nhưng tổ chức này không có thẩm quyền để xác nhận nên các tài liệu này là vô giá trị. Thực tế là, việc IS cắt đứt liên lạc giữa các vùng lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của mình với phần còn lại của thế giới đã làm cho hầu như không một ai sống dưới sự cai trị của IS có thể ghi danh cho đứa con mới sinh của họ với các quan chức chính phủ ở Iraq hoặc Syria. Sự vắng mặt của các tổ chức cứu trợ của Liên hợp quốc (LHQ) và quốc tế trong các hoạt động của IS cũng có nghĩa là khi xung đột lắng xuống, sẽ không có LHQ hay một tổ chức độc lập nào có thể ban hành những tài liệu thiết yếu cho một đứa trẻ, chẳng hạn như chứng chỉ do Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cấp hoặc sổ tiêm chủng.

Các nhà chức trách Iraq cũng đang loay hoay tìm cách xử lý vấn đề này. Mặc dù thủ đô Baghdad không công bố một chính sách chính thức nhưng các nhân viên cứu trợ quốc tế cho biết rằng hiện các gia đình Iraq sau khi thoát khỏi Mosul và Hawija có thể làm giấy khai sinh cho con họ với chính quyền Iraq, miễn là gia đình đó chưa từng đăng ký khai sinh với IS. Tuy nhiên, quy định đăng ký khai sinh hiện tại đều yêu cầu xác nhận của cả cha và mẹ, nếu một hoặc cả hai cha mẹ đều đã chết, mất tích hoặc ở nước ngoài thì sẽ rất khó khăn cho người thân trong việc đăng ký khai sinh cho những đứa trẻ này. Ông Yezidi đã chia sẻ với Tổ chức giám sát Nhân quyền (HRW) rằng ông không thể đăng ký khai sinh với chính quyền địa phương Iraq cho hai đứa cháu của mình từng bị IS bắt cóc vì cha mẹ chúng hiện vẫn bị IS giam cầm trong khi việc đăng kí khai sinh bắt buộc phải có chứng minh thư của cha mẹ.

Mặc dù chính quyền Iraq hoàn toàn có thể mở cửa nhập tịch cho những đứa trẻ sinh ra ở Iraq nhưng khó có thể chứng minh rằng cha mẹ chúng không phải là  thành viên IS hay người nước ngoài. Ngay cả trước khi IS xuất hiện, Iraq đã phải đối mặt với vấn đề trẻ em không quốc tịch kể từ năm 2004-2009 khi các chiến binh nổi dậy và al Qaeda đổ xô đến Iraq để chống Mỹ và các nước phương Tây.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quốc hội Iraq về Nhân quyền năm 2013, có hơn 520 trường hợp trẻ em không quốc tịch đã được sinh ra. Tuy nhiên, con số thực thậm chí còn cao hơn vì theo các tổ chức nhân quyền ước tính cùng thời điểm đó, nhiều gia đình đã che giấu sự tồn tại của những đứa trẻ vì lý do an ninh và sợ bị kỳ thị xã hội. Trong bốn năm qua, số người nước ngoài ở Iraq và Syria ngày càng tăng kéo theo đó là cả số trẻ vô quốc tịch.

Theo các quan chức châu Âu, các đại sứ quán của họ đang mở rộng chế độ xác nhận giấy tờ cho những trẻ em sinh ra và thoát khỏi IS nếu có thể chứng minh được huyết thống với cha hoặc mẹ mình. Tuy nhiên, tình hình sẽ phức tạp hơn đối với trẻ em có mẹ là người các nước như Syria hay Libya vì luật pháp những nước này từ lâu đã không cho phép phụ nữ quyền truyền quốc tịch cho con cái của họ hoặc cho phép họ với điều kiện cực kỳ hạn chế. Trong trường hợp như vậy, quốc tịch thường được truyền từ người cha. Vì vậy, con của những binh sĩ nước ngoài kết hôn với phụ nữ địa phương sẽ chỉ được hưởng các quyền công dân theo cha mình, mặc dù nhiều người trong số này có thể thiệt mạng, bị giam giữ hoặc lẩn trốn.

Một nhà báo đã kể với HRW về trường hợp của 10 đứa trẻ là con của các tay súng IS. Phần lớn trong số này là người Tunisia, được cứu thoát khỏi một cơ sở giam giữ tại Tripoli (Libya). Các nhà chức trách địa phương Libya nói với ông rằng họ muốn đưa những đứa trẻ này về quê hương Tunisia nhưng các nhà chức trách Tunisia đã không tiếp nhận vì không có hồ sơ của các em. Bởi vậy, 10 đứa trẻ này vẫn bị mắc kẹt trong trại giam, trong khi những người thân Tunisia đang tìm cách nhập tịch Tunisia cho chúng để chúng có thể trở về với vòng tay gia đình tại Tunisia.

Dập tắt nguy cơ cực đoan

Tình trạng trẻ em vô quốc tịch kéo theo nhiều hệ lụy, bao gồm việc phân biệt đối xử, tiếp cận với giáo dục, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và việc làm... Điều này cũng làm trầm trọng thêm những rào cản với xã hội mà những cá nhân dễ bị tổn thương phải đối mặt. Một báo cáo năm 2015 của UNHCR cho biết rằng trẻ em không quốc tịch thường cảm thấy bị phân biệt đối xử, thất vọng và tuyệt vọng. Và sự kết hợp nguy hiểm của những cảm xúc này có thể đặt nền móng cho tư tưởng cực đoan trong tương lai.

Rõ ràng, thảm họa hiện hữu này đòi hỏi chính quyền địa phương phải hành động nhanh chóng. Syria và Libya nên sửa đổi luật quốc tịch hoặc ban hành các biện pháp mới để cho phép phụ nữ có thể cấp quốc tịch cho con. Cũng như Iraq, các nước này cần phải đưa ra những thủ tục cấp phát giấy tờ tùy thân cho các trường hợp trẻ em sinh ra ở khu vực mà IS kiểm soát.

Đối với trường hợp có một hoặc cả hai cha mẹ là người nước ngoài, các quốc gia sẽ cần phải hợp tác với nhau để tạo thuận lợi cho việc xác định huyết thống, bảo đảm quyền công dân và giúp những đứa trẻ này hồi hương. Để làm được việc này, giống như giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan đến IS, chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian, nhưng những đứa trẻ vô tội không đáng bị trả giá cho sự lựa chọn sai lầm của cha mẹ chúng.

nhung dua tre is Trái tim Nga trong lòng nước Pháp

Nhà thờ Chính thống Giáo Nga được khánh thành cạnh tháp Eiffel ở thủ đô Paris có thể coi là biểu tượng đồng thuận hiếm ...

nhung dua tre is HLV Kiatisuk: Thái Lan quyết phục thù Indonesia

Đó là phát biểu của huấn luyện viên (HLV) đội tuyển Thái Lan Kiatisuk sau trận đấu với Indonesia.

nhung dua tre is Tương lai bấp bênh của đảng cầm quyền tại New Zealand

Việc Thủ tướng John Key bất ngờ từ chức đã làm thay đổi chính trường New Zealand.

Trang Trần (theo Foreign Affairs)

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tôi nghe nói có thông tin đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Vậy thông tin này có chính xác không? – Độc ...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Trong quá trình sử dụng iPhone, việc nhận các thông báo quảng cáo sim khiến bạn cảm thấy phiền và khó chịu. Trong bài viết này sẽ mách bạn cách ...
Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Sau khi nhận nhiệm vụ ở U23 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ cùng các học trò bước vào thử thách ở VCK U23 châu Á 2024 diễn ra ...
NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

Không chỉ gây ấn tượng bởi lối diễn đỉnh cao trong phim Trạm cứu hộ trái tim, NSND Thu Hà còn ghi điểm bởi nhan sắc điểm 10.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động